Giáo án Ngữ Văn 10 kì 2 - Lương Thị Kim Thoa

Giáo án Ngữ Văn 10 kì 2 - Lương Thị Kim Thoa

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

 - Nắm được vị trí các giai đoạn phát triển và những đặc điểm cơ bản của VHTĐVN.

 - Biết vận dụng nhận thức trên vào việc tìm hiểu, hệ thống hoá những tri thức về tác phẩm sẽ học của thời kì này.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài học.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi

 tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

 Trong chương trình THCS các em đã được học những tác phẩm nào của VHVN từ thế kỉ X đến hết TK XIX ? Của tác giả nào ?

2. Giới thiệu bài mới:

 VH viết của VN từ TK X đến hết TK XIX được gọi là VHTĐ. VHTĐ VNam ra đời cùng với sự ra đời của Quốc gia Đại Việt ( TK X) và phát triển trong suốt 10 thế kỉ dưới chế độ PK. Thành tựu VH để lại cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị

 Để hiểu rõ, chúng ta đọc - hiểu bài Khái quát VHVN từ .

 

doc 232 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1449Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 10 kì 2 - Lương Thị Kim Thoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết theo PPCT: 34, 35
Khái quát Văn học việt nam
từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xix
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 - Nắm được vị trí các giai đoạn phát triển và những đặc điểm cơ bản của VHTĐVN.
 - Biết vận dụng nhận thức trên vào việc tìm hiểu, hệ thống hoá những tri thức về tác phẩm sẽ học của thời kì này.
B. phương tiện thực hiện 
 - SGK, SGV
 - Thiết kế bài học.
C. CáCH THứC TIếN HàNH
 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi
 tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Trong chương trình THCS các em đã được học những tác phẩm nào của VHVN từ thế kỉ X đến hết TK XIX ? Của tác giả nào ? 
2. Giới thiệu bài mới: 
 VH viết của VN từ TK X đến hết TK XIX được gọi là VHTĐ. VHTĐ VNam ra đời cùng với sự ra đời của Quốc gia Đại Việt ( TK X) và phát triển trong suốt 10 thế kỉ dưới chế độ PK. Thành tựu VH để lại cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị 
 Để hiểu rõ, chúng ta đọc - hiểu bài Khái quát VHVN từ ...
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- HS đọc " Trong tiến trình phát triển...về sau" 
- VHTĐ có vị trí như thế nào trong nền VHDT?
- HS đọc SGK
- Về lịch sử, xã hội giai đoạn này có gì nổi bật?
- Văn học có đặc điểm ntn?
- Những thành tựu nổi bật của VH giai đoạn này?
- Em hiểu ntn về Hào khí Đông A
- Nội dung chính của VH giai đoạn này thể hiện điều gì?
- Về lịch sử, xã hội giai đoạn này có gì đặc biệt?
- Văn học giai đoạn này được phát triển ntn?
- Thành tựu của VH Hán?
- Thành tựu của VH Nôm?
- VH giai đoạn này phản ánh điều gì?
- Em nhận xét ntn về VH giai đoạn này?
- Tình hình lịch sử, XH?
- Giai đoạn VH này có những thành tựu nổi bật gì?
- Em hãy nêu những TG, TP tiêu biểu? Nội dung chính của những TP này?
- Đặc điểm lịch sử - XH và Văn học?
- ND VH giai đoạn này? Các TG tiêu biểu?
I. Vị trí của VHTĐ Việt Nam
- VHTĐ Việt Nam có vị trí cực kì quan trọng trong nền VHDT, vì :
 + Cùng với VHDG, VHTĐ đã góp phần làm nên diện mạo của VHDT
 + Nó mở đầu cho VH viết bằng chữ viết của VHVN
 + Nó đóng vai trò to lớn trong việc hình thành, kết tinh những truyền thống quý báu của nền VHDT
II. Các giai đoạn phát triển của VHTĐ Việt Nam ( 4 giai đoạn )
 1. VHVN từ TK X đến hết TK XIV
a) Về lịch sử - XH
 - Nhân dân ta vừa giành được độc lập sau hàng ngàn năm mất nước. Do đó, nhiệm vụ XD Quốc gia thống nhất và chống ngoại xâm là quan trọng
 - Đây là thời kì có nhiều tôn giáo cùng tồn tại hoà đồng
- Hình thái xã hội PK.
b) Về văn học 
 - Đây là giai đoạn khôi phục và XD nề văn hiến DT, trong đó có VH
 - Đây là nền móng toàn diện, vững chắc có tính định hướng cho VHTĐ nói riêng và VHVN nói chung
 - Văn tự :
 + Chữ Hán, văn ngôn đọc theo âm Hán việt
 + Chữ Nôm ( Từ TK XIII )- quốc ngữ hoặc quốc âm
 - Thể loại VH :
 + Tiếp thu các thể loại VH chính luận của TQ 
( chiếu, biểu, hịch, tấu, văn bia ...)
 + Thể văn xuôi 
 + Thơ, phú, từ tiếp thu của TQ
 - Nội dung : Khẳng định và ngợi ca DT -> Yêu nước
 Nước VN có lịch sử và nền văn minh, văn hiến lâu đời, có truyền thống yêu nước. Đấy là sự đảm bảo cho tương lai trường tồn của DT
 - Ví dụ tác giả, tác phẩm tiêu biểu ( SGK)
 2. VHVN từ TK XV đến hết TK XVII
a) Về lịch sử - XH
 - Triều Lê được thiết lập sau chiến thắnggiặc Minh, nhà Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo
 - Triều Lê tồn tại 100 năm ( 1427 - 1527 ) thịnh trị. Sau đó là nội chiến Lê - Mạc ( Từ năm 1553 - 1559) và tiếp theo là nội chiến Đàng trong - Đàng ngoài 
b) Về VH
 - Chuyển mạch theo hướng DT hoá từ ngôn ngữ, thể loại, từ nội dung đến hình thức
 - VH chữ Hán : Có vai trò to lớn
 + Văn chính luận phát triển mạnh, những tác phẩm xuất sắc ( Đại cáo bình Ngô ...)
 + Văn xuôi tự sự : Truyện ngắn truyền kì ( Chuyện người con gái Nam Xương )
 + Sử kí, tựa, bạt, thơ, phú, từ... phong phú, có nhiều thành tựu đặc sắc
 - Văn học chữ Nôm phát triển 
 + Thơ nôm Đường luật : Đỉnh cao " Quốc âm thi tập "- Nguyễn Trãi, " Hồng đức quốc âm thi tập "- Các tướng đời Lê Thánh Tông; " Bạch vân quốc ngữ thi "- Nguyễn Bỉnh Khiêm
đ Lần đầu tiên có tập thơ của các danh gia 
 + Thể thơ thuần việt : Hát nói, lục bát và song thất lục bát đ Xuất hiện những tác phẩm diễn ca, khúc vịnh, những truyện thơ Nôm, diễn nôm văn xuôi, truyện truyền kì với quy mô lớn 
 ( Hai thành phần VH Hán và Nôm tồn tại song song, tác dụng qua lại )
 - Nội dung : 
 + Nội dung yêu nước với các sắc thái khác nhau
 + Chú ý đến con người số phận con người, đặc biệt người phụ nữ và bắt đầu phê phán những biểu hiện phi nho giáo 
 - Nhận xét chung : VH giai đoạn này xuất hiện nhiều tác giả lớn, xuất hiện các thể thơ DT, phát triển mạnh thơ ca quốc âm, văn xuôi chính luận và tự sự, nội dung phong phú 
3. VHVN từ TK XVIII đến nửa đầu TK XIX
a) Hoàn cảnh lịch sử - XH 
 - Chế độ XH khủng hoảng dẫn đến các triều đại liên tiếp thay nhau sụp đổ : Chúa Nguyễn ở Đàng trong, vua Lê và chúa Trịnh ở đàng ngoài, triều đại Tây Sơn, tiếp đó là sự thiết lập triều Nguyễn Gia long
 - Phong trào đấu tranh của ND nổ ra khắp nơi, đặc biệt từ năm 1738 trở đi và đỉnh cao là phong trào Tây Sơn cùng một lúc lật đổ các tập đoàn phong kiến trong nước: Nguyễn - Trịnh - Lê và đập tan các cuộc xâm lược từ 2 phía : Quân Xiêm và quân Thanh, nhưng cuối cùng nhà Tây Sơn cũng bị sụp đổ
 - ý thức về cá nhân phát triển 
b) Về VH 
 - VH viết vẫn phát triển và đạt đến độ rực rỡ nhất về nội dung, NT ( Thể loại NT )
 - Nội dung : Chủ yếu phơi bày hiện thực XH bất công và quan tâm đến số phận của con người bình thường, đấu tranh đòi quyền sống , quyền hưởng HP lứa đôi 
 - Ngôn ngữ VH trưởng thành vượt bậc, đặc biệt là ngôn ngữ DT
 - Thể loại nở rộ, đều đạt đỉnh cao :
 + Truyện nôm : Truyện Kiều ( Nguyễn Du), " Sơ kính tân trang "( Phạm Thái )...
 + Ngâm khúc : " Chinh phụ ngâm khúc" ( Đặng Trần Côn); " Cung oán ngâm khúc" ( Nguyễn Gia Thiều )
 + Hát nói : Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát ...
 + Thơ nôm Đường luật : Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan ...
 + Tiểu thuyết chương hồi : "Hoàng Lê nhất thống chí " ( Ngô Gia văn phái )
 + Kịch bản tuồng 
 + Kí : " Thượng kinh kí sự "
-> Nhận xét : Đây là gia đoạn phát triển rực rỡ nhất 
4. VHVN nửa cuối TK XIX
a) Đặc điểm lịch sử - XH 
 - Chế độ XH phong kiến VN suy tàn 
 - Pháp xâm lược, VN mất dần vào tay TD Pháp, một chế độ nửa phong kiến, nửa thực dân bước đầu hình thành ở Nam bộ và lan ra Bắc bộ 
b) Về VH 
 - Văn chương trào phúng, tố cáo, đả kích tiêu biểu như : Tú Xương, Nguyễn Khuyến ...
 - Văn chương yêu nước phát triển với những tác giả tiêu biểu : Nguyễn Đình Chiểu
 - Ngoài thơ ca, văn chính luận ; đặc biệt là loại văn đầu đời Trần cũng rất phát triển ( Nguyễn Trường Tộ )
 - Do hạn chế vì mặt văn tự và phương thức phản ánh, VHTĐ viết bằng chữ Hán và chữ Nôm rơi vào bế tắc 
- VHTĐVN có những đặc điểm cơ bản gì? Cho biết nội dung các đặc điểm ấy .
- Tại sao nói VHTĐVN gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người?Cho VD?
- Chủ nghĩa NĐ trong VHVN bắt nguồn từ đâu?
- Chủ nghĩa NĐ được thể hiện ntn?
- Trong VH chủ nghĩa NĐ đã được đề cập ntn?
- Sau khi đọc SGK, hãy nêu các TG, TP tiêu biểu?
- Tại sao VH giai đoạn này lại phản ánh hiện thực xã hội cuộc sồng đau khổ của nhân dân?
- Nhứng hiện thực nào về thế sự đã phản ánh trong những TP này?
- GV yêu cầu HS nêu VD cụ thể hoặc GV thuyết giảng 
- Tính quy phạm được thể hiện ntn?
- Hãy thử lấy một vài VD để chứng minh sự phá vỡ tính quy phạm trong VHTĐ?
- Em hãy tìm những TP, TG để minh hoạ?
- Biểu hiện như thế nào ? Chứng minh ?
- Chữ Quốc ngữ với văn xuôi quốc ngữ bắt đầu xuất hiện ở Nam bộ
II. Một số đặc điểm cơ bản của VHTĐ Việt Nam 
 1. Chủ nghĩa yêu nước: Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người 
 - Do hoàn cảnh đặc biệt, ngay từ khi mới ra đời, VHTĐVN đã gắn bó với vận mệnh đất nước và con người 
 - Chủ đề nổi bật của VHTĐVN là chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng
 Ví dụ : 
 + Tác phẩm yêu nước : Thiên đo chiếu, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
 + T/P phản ánh số phận con người : Bình Ngô đại cáo, Truyền kì mạn lục, Truyện Kiều ...
{-> Biêủ hiện phong phú về nội dung, cảm xúc, giọng điệu...
 - VHTĐVN luôn bám sát lịch sử DT, phản ánh những sự kiện trọng đại liên quan đến vân mệnh đất nước và phản ánh số phận con người VN
2. Chủ nghĩa nhân dậo
- Đây là ND lớn xuyên suốt VH TĐ VN
- Chủ nghĩa NĐ bắt nguốn từ truyền thống nhân đạo, cội nguồn VH DG, ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo , Đạo giáo.
- Những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo
+ Lối sống: Thương người như thể thương thân
+ Nguyên tắc, đạo lí.
+ Thái độ ứng sử tốt đẹp giữa con người với con người.
- Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trong các TP VH: 
+ Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người 
+ Khẳng định, đề cao con người: Phẩm chất, tài năng, khát vọng, quyền sống, quyền hạnh phúc, tự do.
+ Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người vưới người.
- Các TP, TG tiêu biểu (SGK)
3. Cảm hứng thế sự
- Biểu hiện rõ nhất từ VH cuối thời Trần (TK XIV). VH phản ánh hiện thực XH, cuộc sống đau khổ của nhân dân.
- Cảm hứng thế sự đặc biệt phát triển trong 2 TK XVIII, XIX. 
- Các TG tiêu biểu: 
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ.
+ Thượng Kinh Ký sự – LHTrác, Vũ trung tuỳ bút – PĐHổ.
+ Thơ NDu.
+ Thơ NKhuyến, TXương.
4. Luôn hấp thụ mạch nguồn VH dân gian
 - Bất cứ nền VHDT nào cũng phải hấp thụ mạch nguồn VHDG. Mối quan hệ VHDG - VHV là quan hệ hai chiều 
 - ở VN nền VHV ra đời sau 100 năm bị phong kiến phương bắc đô hộ. Vì vậy VHDG lại càng quan trọng. Nó không chỉ cung cấp đề tài, cốt truyện, kinh nghiệm NT ; mà còn định hướng, bảo tồn bản sắc DT và song hành với VHV trong suốt thời trung đại
 Ví dụ : + T/P văn xuôi " Viện điện u linh tập", " Lĩnh nam chích quái lục "- Sưu tầm, ghi chép, viết lại các truyền thuyết dân gian của người Việt .
 + Yếu tố DG trong " Truyền kì mạn lục"
 + Thể thơ lục bát, song thất lục bát ... trong truyện Nôm bắt nguồn từ ca dao, tục ngữ
 + Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương ...
{-> Các tác giả lớn đều tắm mình trong suối nguồn của VHDG
III – Những đăc điểm lớn về NT của VHTĐ
1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
- Tính quy phạm: 
+ Quan điểm VH: Coi trọng mục đích giáo huấn của VH.
+ Tư duy NT: theo kiểu mẫu NT có sẵn đã thành công thức.
+ Thể loại VH: Quy định chặt chẽ về kết câu.
+ Cách sử dụng thi liệu, văn liệu: Thiên về ước lệ tượng trưng.
- Sự phá vỡ tính quy phạm: Phát huy cá tính sáng tạo trong cả ội dung và hình thức.
2. Khuynh hướng trang nhã và su hướng bình dị.
- Biểu hiện: 
+ Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, sang trọng.
+ Hình tượng NT: hướng tới vẻ tao nhã, mỹ lệ
+ Ngôn ngữ NT: ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt
- Tuy nhiên, su hướng trang nhã dần dần đi gần về đời sống hiện thực, tự nhiên, bình dị.
3. Tiếp thu tinh hoa VH Trung hoa trên tinh thần DT, tạo nên những giá trị VH đậm đà bản sắc VN
 - Sử  ... uyết (SGK) và cho biết: ngoài những kiến thức đã học trong các bài liên quan, muốn đọc - hiểu văn bản văn học, cần phải lưu ý những điểm gì?
Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Bài tập 2- Thế nào là ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hoá? Vì sao nói: Để hiểu được ý nghĩa của hình tượng trong văn bản, cần phải đặt văn bản vào trong ngữ cảnh?
(Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 3- Tư tưởng chính của văn bản được phát hiện sau cùng, vậy vì sao nói: đọc - hiểu văn bản phải lấy tư tưởng chính để soi vào các chi tiết?
(Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 4- Thể nghiệm có vai trò như thế nào trong việc đọc - hiểu văn bản văn học?
(Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Hoạt động 2- Luyện tập.
Bài tập 1 – Xác định ngữ cảnh của tác phẩm:
a- Bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
(Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
b - Đại cáo bình Ngô
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
c- Các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du).
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Bài tập 2- Nêu mối quan hệ hệ giữa tư tưởng chính và chi tiết trong các văn bản, đoạn trích sau:
a- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
b- Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
c- Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên).
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Bài tập 3- Cho biết các nhận định sau đã thoả đáng hay chưa và giải thích lí do? (Xem SGK)
(Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Hoạt động 1- Ôn tập lý thuyết..
Bài tập 1- 
Gợi ý: Dựa theo SGK
Muốn đọc - hiểu văn bản văn học, ngoài việc nắm vững kiến thức về văn bản, văn bản văn học, mục đích, yêu cầu của việc đọc - hiểu văn bản văn học , cần dựa vào ngữ cảnh để xác định ý nghĩa văn bản, lấy tư tưởng chủ đạo của tác phẩm để soi xét mọi chi tiết của văn bản, và cuối cùng, cần dựa trên kinh nghiệm, vốn sống bản thân và của những người khác để thể nghiệm văn bản.
Bài tập 2-
+ Các phương diện của ngữ cảnh:
- Ngữ cảnh văn bản: là tổ chức, kết cấu nội tại cảu văn bản, quy định ý nghĩa của chính văn bản hoặc của từng yếu tố trong văn bản.
- Ngữ cảnh tình huống: tình huống cụ thể, như ai nói (viết), ai nghe (đọc - ở đâu (địa điểm), lúc nào (thời gian)
- Ngữ cảnh văn hoá: bối cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội.
+ Giải thích: để hiểu được ý nghĩa của hình tượng trong văn bản, cần đặt văn bản vào trong ngữ cảnh, vì các yếu tố trong ngữ cảnh nâng đỡ, chi phối quyết định ý nghĩa của văn bản.
Bài tập 3- Tư tưởng chính của văn bản được phát hiện sau, nhưng không phải là sau cùng. Qua các chi tiết, người đọc có thể dự đoán và cảm nhận được một phần tư tưởng của văn bản. Khi đọc xong, tư tưởng ấy được định hình rõ hơn, và bạn đọc phải đối chiếu ngược trở lại để hiểu rõ hơn ý nghĩa của các từ ngữ, các chi tiết. Đây là một quá trình linh hoạt, năng động.
Bài tập 4- Thể nghiệm có vai trò rất quan trọng trong quá trình đọc - hiểu văn bản văn học. Người đọc bao giờ cũng phải huy động vốn sống, kinh nghiệm và tri thức cuộc đời mà họ đã tích luỹ được, cũng như những điều đã quan sát được ở những người xung quanh để “ứng nghiệm”, “nhập vai” mà hiểu và đồng cảm hay phản ứng đối với những nhân vật hay cảm xúc trong tác phẩm - đó chính là sự thể nghiệm.
Hoạt động 2- Luyện tập.
Bài tập 1 -: 
Gợi ý:
a- NGữ cảnh của Bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu): Sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, khi nhà Trần bắt đầu suy thoái.
Rộng hơn, qua các điển tích, điển cố (như Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Tam Ngô, Bách Việt, Tử Trường, Xích Bích, Hợp Phì), ta hiểu rõ hơn ngữ cảnh văn hoá và cả nền văn hoá phương Đông với bề dạy lịch sử của nó.
b- Ngữ cảnh tình huống của bài Đai cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi): sau chiến thắng giặc Minh Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi báo cáo trước toàn thể nhân dân và thế giới biết về sự ra đời của triều đại mới - triều Lê.
Ngữ cảnh văn hoá: văn hoá thời phong kiến thể hiện qua các từ ngữ, điển tích, điển cổ đã được chú thích.
c- Các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du)
- Ngữ cảnh tình huống: Truyện Kiều được sáng tác trong thời gian “mười năm gió bụi” của Nguyễn Du, dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Các đoạn trích: “Trao duyên”, “Nỗi thương mình”, “Chí khí anh hùng” còn thêm ngữ cảnh nữa, đấy là vị trí của mỗi đoạn trong tác phẩm.
- Ngữ cảnh văn hoá: Căn cứ vào thể thơ (lục bát) Chữ viết (Nôm) và cách sử dụng ngôn ngữ để xác định ngữ cảnh văn hoá, đó là nền văn hoá phương Đông và văn hoá truyền thống Việt Nam.
Bài tập 2: -
- a- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
- Tư tưởng chính: Tâm trạng, cảm xúc, tình yêu trước bức tranh thiên nhiên mùa hè đầy sức sống.
- Tư tưởng chính thể hiện xuyên suốt và thống nhất trong từng chi tiết: hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Của bức tranh ngày hè và ước mong của nhà thơ (2 câu cuối).
b- Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
- Tư tưởng chính: Cảm thông với nỗi đau khổ của nàng Kiều khi nàng rơi vào bi kịch giữa hiếu và tình.
- Các chi tiết như: Cậy, nhờ, lạy Thuý Vân, viện nhiều lý do để thuyết phục Thuý Vân, trao kì vật, dặn dò.. đều có giá trị trong việc thể hiện tư tưởng chính của đoạn trích.
c- Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)
- Tư tưởng chính: Ngợi ca nhân cách cứng cỏi, quyết liệt của quan Thái sư Trần Thủ Độ trong việc giữ vững kỉ cương phép nước.
- Tư tưởng chính thể hiện ở các chi tiết: Khen thưởng người hoặc mình, người canh cửa thềm cấm; đòi chặt ngón chân kẻ xin làm câu đương, từ chối việc phong tướng cho anh trai mình.
Bài tập 3-Nhận xét các ý kiến
+ Nhận định 1: “Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão thể hiện lý tưởng của người muốn lập công danh” về cơ bản là đúng, tuy nhiên, cần hiểu “công danh” theo nghĩa gắn với cứu nước.
+ Nhận định 2: “ở bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, nhà thơ chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh để biểu hiện chính mình”. Nhận định trên chưa đúng, vì Nguyễn Du có nói về mình nhưng không phải” chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh là một đối tượng biểu cảm trước tiên, tượng trưng cho số phận con người tài hoa bạc mệnh nói chung chứ không phải chỉ đai diện cho Nguyễn Du.
+ Nhận định 3: “Đoạn trích Nỗi thương mình chỉ thể hiện cảnh sống không đẹp chốn lầu xanh”. Nhận định trên sai, vì đoạn trích tuy có nói đến cuộc sống dơ bẩn của nàng Kiều ở chốn lầu xanh, nhưng trọng tâm là thể hiện nôi xđau của nàng khi thấy cuộc đời và số phận mình trôi dạt đến chỗ dơ bẩn.
Làm văn:
Viết văn băn quảng cáo
Tiết: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Nắm vững kiến thức về văn bản quảng cáo đã học ở bài trước, các hình thức quảng cáo, các tiêu chí cần có một quảng cáo, dạng lời và dạng kết hợp lời với hình ảnh của quảng cáo.. Vận dụng những kiến thức đã học vào việc viết văn bản quảng cáo.
- Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản quảng cáo.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
.......
...
C. Kiểm tra bài cũ
.......
...
...
D. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GVvà HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 – Tập thiết kết một quảng cáo.
Bài tập : Đọc các tình huống sau đây, lựa chọn và xây dựng văn bản quảng cáo phù hợp.
(Học sinh làm việc theo nhóm)
Tình huống 1: Quảng cáo cho trận đấu bóng giao hữu giữa đội tuyển trường mình và đội tuyển trường ban.
Tình huống 2- Quảng cáo cuộc thi “Tiếng hát oanh vàng” giữa các trường THPT thuộc tỉnh, thành phố mà anh chị đang sống.
Tình huống 3: Quảng cáo câu lạc bộ Tin học do Đoàn trường tổ chức.
Tình huống 4- Quảng cáo chiêu sinh lớp tiếng Anh do trường anh chị tổ chức.
Hoạt động 2- Thuyết minh ý đồ quảng cáo
Bài tập – Thuyết minh cho ý đồ quảng cáo của mình.
Các nhóm cử đại diện, thuyết minh cho ý đồ quảng cáo của mình)
Hoạt động 1- Ôn tập lý thuyết..
Bài tập - 
Học sinh làm việc theo nhóm, lựa chọn và xây dựng văn bản quảng cáo phù hợp với mỗi tình huống dưới đây.
Tình huống 1:
Gợi ý: Đây là một quảng cáo nhằm thu hút mọi người đi xem và cổ vũ cho hoạt động thể thao trong nhà trường (bóng đá). Dù bằng lời hay bằng sự kết hợp giữa lời và hình ảnh, quảng cáo cần đảm bảo:
- Tên hai đội bóng, tên trường của hai đội bóng.
- Thời gian và địa điểm thi đấu.
- Các thành tích của hai đội.
- Tính chất hứa hẹn của trận đấu.
Tình huống 2-
Gợi ý: Đây là quảng cáo cho hoạt động văn nghệ cấp tỉnh, thành. Hình thức quảng cáo có thể bằng lời trên đài phát thanh, có thể dán áp phích, phát tờ rơi hoặc bằng hình ảnh đưa lên truyền hình. Có thể ghi âm một đoạn bài hát hay của các thí sinh, ghi hình một số cảnh tập văn nghệ hoặc thi ở cấp trường.
Nội dung quảng cáo:
-Tên cuộc thi: Tiếng hát oanh vàng
- Đối tượng dự thi (học sinh các trường THPT)
- Thời gian, địa điểm khai mạc cuộc thi.
- Cơ cấu và giá trị giải thưởng
Tình huống 3-
Gợi ý: Câu lạc bộ tin học là hình thức hoạt động bổ ích thu hút sự quan tâm của rất nhiều học sinh. Có thể chỉ cần quảng cáo dưới hình thức thông báo tới các chi đoàn và dán thông báo ở bảng tin. Nội dung thông báo cần nói rõ:
- Tên gọi của câu lạc bộ tin học.
- Hình thức hoạt động của câu lạc bộ.
- Thời gian và địa điểm sinh hoạt câu lạc bộ
Tình huống 4-
Gợi ý: Gần giống câu lạc bộ tin học. Nội dung cần có cho quảng cáo này là:
- Hình thức tổ chức lớp học.
- Giáo viên dạy, địa điểm và thời gian.
- Tính chất ưu việt của lớp học về thời gian, chương trình, điều kiện phục vụ học tập
Hoạt động 2- Thuyết minh ý đồ quảng cáo.
Bài tập -: 
Gợi ý:
- Nêu được mục đích và đối tượng (Quảng cáo để làm gì? Hướng tới đối tượng nào?)
- Nêu được nội dung quảng cáo. Chú ý dùng từ ngữ chính xác, nhấn mạnh các từ trọng tâm. Phối hợp với những hình ảnh, âm thanh gì (nếu có)
- Nêu tính chân thực, chính xác trong các nội dung thông tin trên. Chú ý dùng từ ngữ gây ứn tượng mạnh, có ý nghĩa nhấn mạnh tuyệt đối để thu hút đối tượng.
Trả bài viết số 8
Tiết: 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được các yêu cầu của bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
- Tự đánh giá được bài viết trên các phương diện: nội dung, kiến thức, kỹ năng cơ bản của ba phần Văn, tiếng Việt và làm văn theo chương trình và SGK Ngữ văn 10 nâng cao, chủ yếu là học kì II.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
.......
...
C. Kiểm tra bài cũ
.......
...
...
D. quy trình trả bài.
	1- Giáo viên đọc và chép lại đề kiểm tra cuối năm lên bảng. Học sinh chép lại đề này vào vở (đối với đề tự luận)
	2- Giáo viên các yêu cầu:
	+ Yêu cầu về kiểu văn bản (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hay nghị luận?)
	+ Nội dung kiến thức cần làm nổi bật những vấn đề gì?
	+ Phạm vi tư liệu (lấy ở tác phẩm, tác gia, giai đoạn nào?)
	+ Cách thức trình bày, diễn đạt (có sạch sẽ không? có mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp không?)
	3- Học sinh suy nghĩ, tự nhớ lại bài viết của mình, và tự đánh giá.
	4- Giáo viên trả bài. Học sinh xem lại bài viết của mình, đối chiếu với yêu cầu của đề rút kinh nghiệm và sửa chữa những chỗ sai, bổ sung những chỗ còn thiếu.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan lop 10 tu 34.doc