Giáo án Ngữ văn 10 - Nỗi thương mình (Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)

Giáo án Ngữ văn 10 - Nỗi thương mình (Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)

Đọc văn: NỖI THƯƠNG MÌNH

(Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Giúp HS cảm nhận được thân phận đau đớn, tủi nhục của Kiều ở lầu xanh, ý thức về phẩm giá của Kiều.

- Hiểu được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong diễn tả tâm trạng nhân vật.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích văn chương

3. Thái độ

- Có thái độ cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Có ý thức tích cực trong tìm hiểu “ Truyện Kiều”

 

docx 2 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2635Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Nỗi thương mình (Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/11/2016
Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa
Lớp: Sư phạm ngữ văn k36
Đọc văn: 	NỖI THƯƠNG MÌNH
(Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
- Giúp HS cảm nhận được thân phận đau đớn, tủi nhục của Kiều ở lầu xanh, ý thức về phẩm giá của Kiều.
- Hiểu được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong diễn tả tâm trạng nhân vật.
Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích văn chương
Thái độ
- Có thái độ cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Có ý thức tích cực trong tìm hiểu “ Truyện Kiều”
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Đọc tác phẩm, tìm hiểu SGK, tham khảo sách giáo viên.
- Soạn giáo án.
Học sinh
- Học bài cũ, làm bài tập về nhà.
- Soạn bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
- Phân tích ngôn ngữ, đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Phấn, bảng, bảng phụ.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Bài mới
-Giới thiệu bài mới (1 phút)
“Truyện Kiều” là một tác phẩm nổi tiếng của văn học nước ta thời kỳ Trung đại. Tác phẩm nói lên thân phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Đoạn trích “ Nỗi thương mình” hôm nay ta tìm hiểu là một đoạn trích thể hiện nỗi tủi nhục của Kiều trong chốn lầu xanh nhưng vẫn giữ được nhân phẩm cao đẹp.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
8’
Hoạt động 1: hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác phẩm.
- Cho HS đọc phần tiểu dẫn, xác định vị trí và nội dung đoạn trí.
- GV tóm tắt những sự kiện trước đoạn trích.
? Đọc đoạn trích và nêu bố cục đoạn trích.
Hoạt động 2: hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
- Cho HS đọc bốn câu thơ đầu và trả lời câu hỏi.
? Nêu cảm nhận của em về cảnh sống ở lầu xanh?
? Em hãy cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Cho HS đọc tám câu tiếp theo và trả lời các câu hỏi.
? Nhận xét về không gian, thời gian trong câu thơ? Ý nghĩa của nó?
? Nhận xét về ngôi kể, lời kể?
? Giải thích ý nghĩa các từ “giật mình”, “xót xa”, “thương mình”.
? “mình” lặp lại ba lần có ý nghĩa gì?
? Phân tích những hình ảnh đối lập trong đoạn thơ.
? Nghệ thuật nào được tác giả sử dụng?
Cho HS đọc 8 câu cuối và trả lời câu hỏi.
? Nhận xét về sự đối lập về cảnh bên ngoài và thực chất bên trong của lầu xanh.
GV bình giảng: miêu tả những cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tao nhã, nên thơ như một sự châm biếng, giễu cợt. Vì dù ngụy trang đến mấy cũng không che đậy bản chất xấu xa, dơ bẩn của nơi buôn phấn, bán hoa.
GV nhắc HS chú ý cụm từ “vui gượng kẻo là”.
? Hai câu thơ thể hiện tâm trạng gì của Kiều? Câu hỏi tu từ có tác dụng gì?
? Qua 8 câu thơ cuối này thái độ của tác giả được thể hiện như thế nào?
Hoạt động 1: HS tìm hiểu chung về tác phẩm.
- HS đọc phần tiểu dẫn và xác định vị trí, nội dung của đoạn trích.
HS trả lời
Hoạt động 2: tìm hiểu văn bản.
HS đọc và trả lời.
HS đọc tám câu tiếp theo và trả lời.
HS đọc và trả lời.
HS lắng nghe.
I. TÌM HIỂU CHUNG
Vị trí
- Từ câu 1229 đến câu 1248 thuộc phần “gia biến và lưu lạc”.
Nội dung
- Miêu tả tâm trạng Kiều khi phải sống trong lầu xanh, nỗi niềm thương thân, xót phận. Ý thức cao độ về phẩm giá của bản thân.
Bố cục
- Chia làm ba phần:
+ 4 câu đầu: tình cảnh sống của Kiều ở lầu xanh.
+ 8 câu tiếp: tâm trạng, nỗi niềm của Kiều.
+ 8 câu cuối: bi kịch tâm trạng Kiều
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN
Cảnh sống ở lầu xanh
- Cảnh sống: xô bồ, ồn ào, náo nhiệt.
- Nghệ thuật:
+ Ẩn dụ, ước lệ: “bướm lả ong lơi”, “cuộc vui”... : cảnh sống thực của Kiều ở lầu xanh với thân phận là kĩ nữ.
+ Điển tích, điển cố: “lá gió cành chim”, “Tống Ngọc”, “Trường Khanh”: chỉ khách làng chơi phong lưu.
+ Tiểu đối, đối xứng: tô đậm hiện thực bẽ bàng, nhấn mạnh cuộc sống trớ trêu.
=> Diễn tả tình cảnh trớ trêu của Kiều ở lầu xanh, đồng thời bộc lộ sự đồng cảm, trân trọng đối với nhân vật của Nguyễn Du.
Tâm trạng của Kiều
- Không gian: tại lầu xanh, lúc vắng vẻ cũng là lúc Kiều được sống đúng là mình.
- Thời gian: “lúc tàn canh” : đêm tàn.
- Lời kể, ngôi kể có sự chuyển đổi tự nhiên từ khách quan sang chủ quan, nhưng lời Kiều đang bày tỏ lòng mình.
- “giật mình” bàng hoàng, ngơ ngác trước thực tại. “xót xa”sự đau đớn, ấm ức của tâm hồn. “thương mình” là ý thức về nhân cách, phẩm giá của bản thân.
- Ba chữ “mình” diễn tả nỗi đau khổ cùng cực của Kiều, là nỗi đau mà chỉ mình Kiều biết và cảm nhận.
Quá khứ
Hiện tại
“trước sao phong gấm rủ là”
=> êm đềm, hạnh phúc, bình yên.
“ giờ sao tan tác như hoa giữa đường”
“mặt sao dày gió dạn sương”
“thân sao bướm chán ong chường”
=> bị chà đạp, vùi dập, hiện thực khốc liệt như muốn chôn vùi quá khứ
=> từ “sao” kết hợp với các thành ngữ tạo thành giọng thơ chán nản buồn khổ.
- Nghệ thuật:
+ Cách ngắt nhịp: câu 1 nhịp thơ 3/3 gợi tả bước đi của thời gian. Câu 2 nhịp thơ 2/4/4 thay đổi đột ngột bộc lộ tâm trạng. => tâm trạng thảng thốt giật mình, xót xa cho thân phận của Kiều.
+ Điệp từ “mình”
+ Câu hỏi tu từ và từ cảm thán “giờ sao..bấy thân”: nỗi day dứt khôn ngoai về sự thay đổi đột ngột của số phận.
+ Các cặp tiểu đối, đối xứng: tô đậm tâm trạng chán chường, mệt mỏi khi bị đẩy vào lầu xanh.
=> Thái độ của Kiều: không buông mình theo dòng chảy của nhà chứa. Mà giật mình thương tiếc cho thân phận.
Bi kịch tâm trạng Kiều
- Cuộc sống sinh hoạt ở lầu xanh:
Bề ngoài
Thực chất
- Gió tựa, hoa kề, phong hoa, tuyết ngậm, trăng thâu.
- nét vẽ, câu thơ, cung cầm, nước cờ.
=> cảnh bốn mùa, tươi đẹp, vui vẻ.
- vui gượng, Ai chi âm đó mặn mà với ai, người buồn
=>gượng gạo, nhơ nhớp, xấu xa. 
- “Đòi phen” thể hiện nỗi đau thường trực, chưa lúc nào nguôi. Nỗi buồn lan cả sang cảnh vật.
- “Người buồnbao giờ”: nhìn cảnh vật qua lăng kính của tâm trạng.=> bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- “Vui gượng” nói lên sự lạc lõng, cô đơn, chán nản của Kiều trước hoàn cảnh.
- Câu hỏi tu từ đầy xót xa cho thấy nhân phẩm cao đẹp, giàu lòng tự trọng, muốn có một cuộc đời hạnh phúc của Kiều.
- Thái độ của tác giả:
+ Cảm thông trước số phận Kiều, đồng thời trân trọng phẩm chất tốt đẹp của Kiều.
+ Tố cáo xã hội phong kiến vì tiền mà làm con người ta rơi vào cảnh sống đau khổ, tủi nhục.
+ Đòi quyền sống tự do cho con người.
III. TỔNG KẾT (SGK)
Củng cố, dặn dò
- Học thuộc đoạn trích, bài ghi trong vở.
- Làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_29_Noi_thuong_minh.docx