Giáo án Ngữ văn 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Giáo án Ngữ văn 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Nắm được:

+ Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.

+ Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,.)

=> Làm cơ sở để phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.

2. Kĩ năng:

- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.

- Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay.

- Kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định.

3. Thái độ:

 Có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách. Giao tiếp có văn hóa trong đời sống hàng ngày qua việc dùng từ, xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ.

 

docx 6 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2390Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Người soạn: Trần Thị Quỳnh Thương
Ngày dạy: Lớp dạy: 10C
Tiết: / Tiếng Việt Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Thu Hạnh 
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nắm được:
+ Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
+ Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,...)
=> Làm cơ sở để phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.
2. Kĩ năng:
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. 
- Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay.
- Kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định.
3. Thái độ:
 Có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách. Giao tiếp có văn hóa trong đời sống hàng ngày qua việc dùng từ, xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong cuộc sống hàng ngày.
- Có khả năng lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc ngôn ngữ sinh hoạt.
- Nâng cao khả năng giao tiếp tự nhận thức và ra quyết định.
- Nâng cao khả năng thuyết trình làm việc nhóm.
II. Phương pháp dạy học:
Phương pháp tích hợp.
Phương pháp phân tích bình giảng văn học
Phương pháp vấn đáp, thảo luận, quy nạp, đọc diễn cảm...
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo,
- Học sinh: Học bài, soạn bài trước ở nhà,dụng cụ học tập
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là ngôn ngữ nói? Thế nào là ngôn ngữ viết?
- Nêu đặc điểm của ngôn ngữ nói và đặc điểm của ngôn ngữ viết?
3. Dạy bài mới:
 Như chúng ta đã biết trong cuộc sống con người giao tiếp với nhau bằng một công cụ vô cùng quan trọng đó chinh là ngôn ngữ. Ta thấy ngôn ngữ tồn tại ở 2 dạng là dạng nói và dạng viết. Trong đó, nói là hình thức giao tiếp mà ai cũng có thể thực hiện được. Để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ nói, ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôn ngữ sinh hoạt.
- Thao tác 1: Tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt.
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK và cho biết:
- Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu, khi nào? 
- Các nhân vật giao tiếp là những ai? Có quan hệ giữa họ như thế nào?
- Nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp của cuộc hội thoại là gì?
- Ngôn ngữ trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì?
GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh.
GV: Căn cứ vào kết quả phân tích cuộc hội thoại trên, em hãy cho biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
- Thao tác 2: Tìm hiểu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
GV: Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?
GV cho ví dụ về dạng lời nói tái hiện:
 “-Tao truyền đời cho mày biết, đến như tao cai quân độc cái nhà này, bạc cả đầu mà vẫn chưa đâu vào đâu nữa là cái ngữ mày... ăn cơm nhà vác ngà voi... lắm người nhiều điều, nước đời khó lắm đấy con ơi!”.
- Thao tác 3: Hướng dẫn HS làm bài tập ở SGK.
GV yêu cầu HS thảo luận, phát biểu giải thích về nội dung các câu ca dao.
GV nhận xét, bổ sung: Trong giao tiếp con người phải thể hiện phương châm lịch sự. Tuỳ trường hợp mà cần lựa chọn từ ngữ và cách nói, có khi phải giữ đúng phép tắc xã giao, có khi cần phải nói thẳng, tránh xu nịnh người đối thoại. Lời nói thẳng không phải lúc nào cũng làm vừa lòng (vui lòng) người đối thoại nhưng lại có tác dụng tốt...
GV: Em hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên? Nghĩa của từ “người ngoan”, “lời”?
GV nhận xét, khẳng định đáp án. 
GV yêu cầu HS làm bài tập b theo câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôn ngữ sinh hoạt
HS căn cứ vào SGK tìm hiểu, trao đổi, suy nghĩ, trả lời.
HS căn cứ vào SGK trả lời.
Học sinh căn cứ vào SGK trả lời
HS căn cứ vào các bài ca dao tìm hiểu, trao đổi, suy nghĩ, trả lời.
HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.
HS làm bài tập theo yêu cầu, trả lời.
I. Ngôn ngữ sinh hoạt:
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
a. Tìm hiểu ngữ liệu:
- Cuộc hội thoại diễn ra ở:
+ Không gian (địa điểm): khu tập thể X.
+ Thời gian: buổi trưa.
- Nhân vật giao tiếp:
+ Lan, Hùng, Hương: là các nhân vật chính, có quan hệ bạn bè, bình đẳng về vai giao tiếp.
+ Mẹ Hương, người đàn ông: là các nhân vật phụ có quan hệ gia đình và xã hội. Mẹ Hương có quan hệ ruột thịt với Hương; người đàn ông và các bạn trẻ có quan hệ xã hội. Cả 2 người đó đều ở vai bề trên.
- Nội dung giao tiếp: Lan và Hùng rủ Hương cùng đi học.
- Mục đích: Đến lớp đúng giờ quy định. 
- Phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ nói.
 Đặc điểm ngôn ngữ nói:
+ Sử dụng nhiều từ hô gọi, tình thái: ơi, đi, à, chứ, với, gớm, ấy, chết thôi,...
+ Sử dụng các từ thân mật suồng sã, khẩu ngữ: chúng mày, lạch bà lạch bạch.
+ Câu: ngắn, có câu đặc biệt và câu tỉnh lược.
- Cách thức giao tiếp: trực tiếp.
b. Khái niệm:
 Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:
- Dạng nói là chủ yếu: độc thoại, đối thoại.
- Dạng viết: nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân.
- Dạng lời nói tái hiện: 
 + Dạng mô phỏng lời thoại tự nhiên, nhưng được sáng tạo theo các thể loại văn bản khác nhau: lời nói của các nhân vật trong các vở kịch, chèo, truyện, tiểu thuyết,...
 + Khi tái hiện, lời nói tự nhiên được biến cải phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo.
Dù ở dạng nào ( dạng nói, dạng viết và dạng tái hiện sáng tạo) ngôn ngu sinh hoạt cũng có những dấu hiệu đặc trưng của một phong cách ngôn ngữ
3. Luyện tập:
a). 
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Câu 1: Lời nói là tài sản chung của cộng đồng, ai cũng có quyền sử dụng.
- Câu 2: 
+ “Lựa lời” à lựa chọn từ ngữ và cách nói à tức là dùng lời nói một cách có suy nghĩ, có ý thức và phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
+ “Vừa lòng nhau” à thể hiện sự tôn trọng, giữ phép lịch sự, làm vui lòng người nghe.
=> Ý nghĩa của câu ca dao trên: khuyên răn chúng ta phải nói năng thận trọng, dùng lời nói một cách khéo léo, thích hợp và có văn hóa để giao tiếp, ứng xử với nhau.
Vàng thì thử lửa, thử than,
Chuông kêu thử tiếng, ngươig ngoan thử lời.
- Phép so sánh đối chiếu giàu hình tượng, dễ hiểu: Vàng - thử lửa, thử than; Chuông - thử tiếng; Người ngoan - thử lời.
+ Muốn biết vàng tốt phải thử lửa 
+ Chuông ta phải thử tiếng để thấy độ vang 
+ Con người qua lời nói để biết được tính tình 
=> Ý nghĩa câu ca dao: Giá trị của con người thể hiện ở lời nói của người đó. Lời nói trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con người. 
b. Nhận xét về dạng ngôn ngữ sinh hoạt và cách dùng từ ngữ của đoạn trích:
- Dạng ngôn ngữ sinh hoạt: dạng lời nói tái hiện.
- Dùng nhiều từ địa phương Nam Bộ: quới (quý), chén (bát), ngặt (nhưng), ghe (thuyền nhỏ), rượt (đuổi), cực (đau).
=> Ý nghĩa: làm văn bản sinh động, mang đậm dấu án địa phương và khắc họa được những đặc điểm riêng của nhân vật Năm Hên.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?
- Nêu một số ví dụ có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt trong đời sống? (Hoạt động mua bán ngoài chợ, trong cửa hàng, trò chuyện trên đường phố, tron công viên,). 
5. Hướng dẫn HS tự học: 
- Tiết này:
+ Tìm một số đoạn hội thoại hay một số đoạn văn để tự phân tích các biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đó.
+ Vận dụng kiến thức cơ bản trong phần Ghi nhớ để nhận xét về ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình hoặc giữa bạn bè.
+ Tìm đoạn hội thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm văn học và xem xét những biểu hiện của tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể.
- Tiết sau chuẩn bị bài mới: Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão theo câu hỏi gợi ý SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
- Nội dung: ...................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................................
- Phương pháp: ............................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................................
- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học: ............................................................................................................ ...........................................................................................................................................................................
Ninh Bình ngày tháng 11 năm 2015
Phê duyệt cuả giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_12_Phong_cach_ngon_ngu_sinh_hoat.docx