Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 100: Làm văn Liên kết trong văn bản (tiết 2)

Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 100: Làm văn Liên kết trong văn bản (tiết 2)

Tiết 100 Làm văn

LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN

(Tiết 2)

A. Kết quả cần đạt

Giúp HS

 - Củng có hiểu biết về hớng liên kết trong văn bản.

 - Có kĩ năng phân tích liên kết trong văn bản để vận dụng vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.

B. Phương tiện và cách thức tiến hành

- SGK, SGV, bài soạn

- GV định hướng, HS luyện tập theo yêu cầu SGK.

C. Tiến trình giờ giảng:

 1. Ổn định lớp

 10D

 10H

 2. Kiểm tra bài cũ

 BT VN của tiết 1

 3. Bài mới

 

doc 5 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 100: Làm văn Liên kết trong văn bản (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 100 Làm văn 
Liên kết trong văn bản
(Tiết 2)
Ngày soạn: 02.03.2009
Ngày giảng:
A. Kết quả cần đạt
Giúp HS
	- Củng có hiểu biết về hớng liên kết trong văn bản.
	- Có kĩ năng phân tích liên kết trong văn bản để vận dụng vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành
- SGK, SGV, bài soạn
- GV định hướng, HS luyện tập theo yêu cầu SGK.
C. Tiến trình giờ giảng:
	1. ổn định lớp
	10D
	10H
	2. Kiểm tra bài cũ
	BT VN của tiết 1
	3. Bài mới
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Em hiểu thế nào về vai trò của liên kết ?
HS giải thích VD
Các hướng liên kết thường gặp là ?
HS chia nhóm thảo luận, làm BT, GV KT.
I.Khái niệm
1. Vai trò của liên kết trong văn bản
- Nhờ liên kết mà phân biệt được văn bản và các chuỗi câu sắp đặt cạnh nhau một cách ngẫu nhiên.
- Nhờ liên kết mà các câu, các đoạn trong văn bản cùng phục vụ cho đề tài, chủ đề chung của văn bản, khi đó chúng có giá trị nhất định.
Bởi có nhiều câu nếu bị tách khỏi những câu khác, tách khỏi mạch liên kết của văn bản sẽ trở nên khó hiểu hoặc không thể hiểu đợc.
- Nhờ có liên kết mà những câu bất thường về nghĩa vẫn tồn tại một cách hợp lí trong văn bản.
VD1: (1) Bom nổ. (2)Lợn bay qua mái nhà - Câu (2) sẽ vô lí nêu không đứng sau câu (1): Câu chỉ điều kiện
VD2: (1)Tôi có một em trai. Năm nay, nó vừa tròn hai tuổi - Đại từ Nó ở câu 2 thay thế cho Em trai ở câu (1), nên đượcc hiểu là từ định danh, tạo tính liên kết.
2. Các hướng liên kết
a. Câu tham gia liên kết 
- Câu tự nghĩa: là câu tự hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Ngời đọc không cần phải dựa vào ý nghĩa của câu khác cũng có thể hiểu được.
- Câu không tự nghĩa: là câu tự nó không hoàn chỉnh về cấu trúc hoặc ý nghĩa. Muốn hiểu được câu không tự nghĩa người đọc phải dựa vào ý của câu khác(trước hoặc sau) trong văn bản.
VD2 thì câu (1) là câu tự nghĩa, câu (2) là câu không tự nghĩa, muốn hiểu nó chỉ ai phải căn cứ vào câu trước.
b. Hướng liên kết của câu
- Liên kết hồi chỉ - liên kết ngược chiều: Liên kết câu với những câu đứng trước nó.
- Liên kết khứ chỉ - liên kết chiều xuôi: liên kết câu với câu đúng sau nó.
- Liên kết hồi - khứ chỉ - liên kết hai chiều ngược - xuôi: liên kết câu với những câu đứng trước và sau nó.
II. Luyện tập
1. Trả lời câu hỏi: Xác định hướng liên kết
Nêú bỏ câu 4 thì 3 câu thơ trên của văn bản chỉ còn là lời mạt sát, mắng nhiếc thậm tệ, xúc phạm nặng nề. Nhưng để nguyên cả câu 4 thì cả bài thơ lại là một lời chúc tốt đẹp, khôi hài. Vì câu thơ cuối trong văn bản liên kết hồi chỉ với các câu trên bằng ý nghĩa và là sự tiếp nối của câu 3.
2. Hướng liên kết của các câu trong đoạn văn 
a. Câu 2 liên kết với câu 1 bằng phép thế đại từ đó. đây là hướng liên kết hồi chỉ.
b. Câu 2 liên kết với câu 1 bằng phép thế lâm thời nhờ tổ hợp từ một chữ. Câu 3 liên kết với câu 1 bằng phép lặp từ nhân. Câu 4 liên kết với câu 1 bằng phép lặp từ nhân. Đây là hướng liên kết hai chiều.
c. Câu 2 liên kết với câu 1 bằng phép thế cụm từ với quan niệm đó. Câu 3 liên kết với câu 1 bằng phép thế cụm từ theo quan niệm của Nho giáo. Đây là hướng liên kết hồi chỉ.
d. Các câu liên kết với nhau bằng phép lặp từ hát. Đây là hướng liên kết hai chiều.
đ. Câu 2 liên kết với câu 1 bằng phép thế cụm từ cái tâm tình tốt đẹp ấy. Đây là hướng liên kết hồi chỉ .
3. Sắp xếp hướng liên kết
Từ ngữ liên kết câu sau với câu trước
Từ ngữ liên kết câu trước với câu sau
cũng
vẫn
c. còn
d. đó
b. Ma
c. Đi
d. như sau
e. sau đây
4. Sắp xếp câu theo trình tự hợp lí thành đoạn văn. 
- Sắp xếp:2-4-5-3-1
 (2) Kể cũng lạ, con người từ khi sinh ra, chào đời bằng tiếng khóc chứ không phải tiếng cười. (4) Rồi từ khi sinh ra cho, đến khi từ giã cõi trần gian có bao nhiêu điều cần khóc, phải khóc. (5) Khóc vì đau khổ, oan ức, buồn tủi, giận hờn, thương cảm, trái ngang và cả sung sướng, hạnh phúc. (3) Vậy thì xem ra tiếng khóc không phải ít cung bậc và càng không ít ý nghĩa so với tiếng cười. (1) Nhưng tại sao dân gian chỉ toàn sáng tạo ra chuyện tiếu lâm để gây cười mà không tạo ra chuyện tiếu lâm để gây khóc?
- Giải thích: Đây là cách sắp xếp thể hiện ý đồ của người viết là muốn cảnh báo cho mọi người một ngịch lí khá thú vị, cần phải suy ngẫm xem sao.
5. BTVN 
Gợi ý: HS tìm các đoạn văn, có liên kết theo các hướng.
D. Củng cố, dặn dò
- Làm BTVN
- Soạn: Luận điểm trong văn nghị luận
Tiết 101 Làm văn
Luận điểm trong văn nghị luận
Ngày soạn: 03.03.2009
Ngày giảng:
A. Kết quả cần đạt
	Giúp HS
	- Hiểu được tính chất và yêu cầu của luận điểm trong bài văn nghị luận.
	- Biết cách nêu luận điểm trên cơ sở tài liệu được cung cấp.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành
- SGK, SGV, bài soạn
- GV định hướng, HS thảo luận trả lời ghi nhớkiến thức
C. Tiến trình giờ giảng
	1. ổn định lớp
	10D
	10H
	2. Kiểm tra bài cũ
	BTVN tiết 100
	3. Bài mới
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HS thảo luận, xác định:
 Luận điểm là gì? 
Vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận? 
Thế nào là luận điểm đúng và hay?
Xây dựng luận điểm bằng cách nào?
HS chia nhóm LT theo yêu cầu của BT SGK.
GV gợi ý, KT, đánh giá
I. Tìm hiểu chung về luận điểm
1. Luận điểm: là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề cần nghị luận trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định.
2. Vai trò của luận điểm: Định hướng, làm cơ sở cho một bài văn nghị luận.
3. Yêu cầu: Luận điểm phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, có định hướng, gây hứng thú cho người đọc.
 Luận điểm đúng là luận điểm phù hợp với quy luật, có sức thuyết phục. Luận điểm hay là luận điểm đặt ra được những vấn đề mới mẻ, giản dị thiết thực với con người.
II. Cách xây dựng luận điểm cho bài văn nghị luận
1. Từ lí lẽ đã được thừa nhận mà đề ra các luận điểm mới.
2. Từ một thực tế, phân tích ý nghĩa của nó mà nêu ra luận điểm.
3. Từ các luận điểm khác nhau về một vấn đề, thông qua phân tích nhận ra chỗ đúng chỗ sai của cá luận điểm ấy đề xuất một luận điểm khác tránh được cái sai, tổng hợp được cái đúng.
II. Luyện tập
1. Rút ra luận điểm mới từ các luận điểm sẵn có.
Gợi ý:
- Sức mạnh vạn năng của đồng tiền.
- Đồng tiền nh con dao hai lưỡi: có thể cứu người và cũng có thể huỷ diệt con người.
- Lời than vãn tuyệt vọng trước thế lực đồng tiền.
2. Nêu luận điểm mới từ hai luận điểm trái ngược nhau.
Gợi ý:
- Học thầy không thể thiếu nhng học bạn cũng cần.
- Học thầy và học bạn là hai con đường cùng dẫn ta tới ngôi nhà tri thức.
- Học thầy là quy luật, còn học bạn là đức tính khiêm tốn của những người ham hiểu biết.
- Ai cũng từng là trò của thầy nhưng làm trò của bạn mới thật là khó.
3. Nêu luận điểm khác nhau về các luận điểm có trùng chủ đề.
Gợi ý:
- Sách là người bạn đồng hành của trí tuệ.
- Đọc sách mà không động não thì chỉ là nô lệ đáng thương của sách.
-Văn hoá đọc là thước đo trình độ văn minh của một dân tộc.
- Đọc sách là cách học tốt nhất.
4. Rút ra luận điểm từ một truyện ngụ ngôn.
Gợi ý
- Nhận thức sự vật một cách toàn diện là một việc làm khó bởi mỗi ngời thường chỉ nhận thức được một phần.
- Sự vật rất đa dạng, phải biết lắng nghe ý kiến người khác mới có thể nhận thức toàn diện.
- Trong khi tìm hiểu sự vật chỉ dựa vào ý kiến của mình, bài bác ý kiến của ngời khác đến mức phải đánh nhau là việc làm vô bổ.
- Người ta bảo trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ; nhng đôi khi cái sờ đợc cha phải là toàn bộ sự thật.
5. Rút ra luận điểm từ một câu chuyện.
Gợi ý:
- Xem qua nên nhận xét qua loa.
- Xem kĩ giật mình vì những điều kì diệu.
- Thưởng thức tác phẩm nghệ thuật là một quá trình tìm tòi từ nông đến sâu. Chỉ những ai biết thực sự cầu thị mới hiểu biết được nghệ thuật.
III. Kết luận
Để tìm được luận điểm cần rèn luyện khả năng quan sát để rút ra những luận điểm hay, đúng trước thực tế cuộc sống đa dạng.
D. Củng cố, dặn dò
- Tự rèn luyện khả năng tìm luận điểm.
- Soạn: Đọc thêm Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, Dế chọi

Tài liệu đính kèm:

  • docvh10.doc