Giáo án Ngữ văn 10 tiết 22, 23: Tấm Cám (truyện cổ tích)

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 22, 23: Tấm Cám (truyện cổ tích)

 TẤM CÁM

Tiết theo PPCT: 22-23 (Truyện cổ tích)

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

 -Nắm được cốt truyện.

 -Hiểu được cuộc đời và số phận của Tấm -dẫn đến cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác;

 - Thấy được nghệ thuật sử dụng các yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện " Tấm Cám "nói riêng và truyện cổ tích thần kì nói chung.

B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 Ổn định tổ chức: sĩ số

 Kiểm tra bài cũ:

 Bài mới: “Mấy đời bánh đúc có xương

 Mấy đời ghì ghẻ lại thương con chồng”

 

doc 7 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 8246Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 22, 23: Tấm Cám (truyện cổ tích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/10/2007 Tấm cám
Tiết theo PPCT: 22-23 (Truyện cổ tích)
---------------------------------------
A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 -Nắm được cốt truyện.
 -Hiểu được cuộc đời và số phận của Tấm -dẫn đến cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác; 
 - Thấy được nghệ thuật sử dụng các yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện " Tấm Cám "nói riêng và truyện cổ tích thần kì nói chung.
B.tiến trình dạy học:
	ổn định tổ chức: sĩ số
 Kiểm tra bài cũ: 
 	Bài mới: “Mấy đời bánh đúc có xương
 Mấy đời ghì ghẻ lại thương con chồng”
Có phải >< ghì ghẻ con chồng là xung đột chính của câu chuyện hay không? Chúng ta hãy tìm hiểu câu chuyện này.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
 ( HS đọc phần tiểu dẫn )
 Phần tiểu dẫn SGK trình bày
 nội dung gì?
Chú ý về kiểu xây dựng nhân vật:
 ( HS đọc văn bản - SGK )
 Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
Em hãy tìm chủ đề của tác phẩm ?
Giải nghĩa từ khó:
 ( Yêu cầu đọc SGK )
Tấm có cuộc đời và số phận như thế nào? Em có suy nghĩ gì về những chi tiết ấy?
 Tấm là một cô gái có bản tính như thế nào?
Ai là người đã trực tiếp gây ra cuộc sống bất hạnhcủa Tấm? 
 Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ
 con Cám phản ánh mâu thuẫn và xung đột gì trong xã hội? 
Xung đột ấy được Truyện cổ tích giải quyết như thế nào?
( Trước những bất hạnh của Tấm có ai giang tay ra giúp đỡ cô không? Kết quả như thế nào?)
 Con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm cho em suy nghĩ gì?
 I. Tìm hiểu chung:
1.Tiểu dẫn:
 - Vài nét về truyện Tấm Cám:
 + Là truyện tiêu biểu cho loại truyện cổ tích thần kì . Thuộc kiểu truyện người mồ côi rất quen thuộc trong TCT Việt Nam
 + Truyện Tấm Cám được phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới - có khoảng 564 kiểu truyện Tấm Cám:
 Cô Lọ Lem ( Pháp )
 Con cá vàng ( Thái Lan )
ở Việt Nam có khoảng 30 kiểu truyện Tấm Cám.:
 ý ưởi, ý Noọng (Thái)
 Gầu Nà - Gầu Rềnh (Mông)
 Đôi dày vàng (Chăm)...
 - Nội dung: Truyện phản ánh số phận bất hạnh của cô gái mồ côi với ước mơ chiến thắng cái ác để giành lấy +hạnh phúc.
(Nhân vật TCT thường mang tính đại diện, tiêu biểu cho một loại người, một tầng lớp trong xã hội . Họ là nhân vật hành động theo chức năng của kiểu nhân vật cổ tích, chứ không phải là những cá thể mang tâm lí, tính cách cá nhân. Vì vậy, khi phân tích cần tránh suy diễn về thái độ, tình cảm, cảm xúc của nhân vật.)
 2. Văn bản:
 a. Bố cục: 
 - Tác phẩm chia làm 3 phần:
 + Phần 1:Mở truyện-Nhân vật và xung đột.
 + Phần 2:Thân truyện
-Miêu tả cuộc đấu tranh không khoan nhượng để chống lại cái xấu, cái ác để giành và giữ hạnh phúc.
a.Tấm ở với ghì ghẻ->trở thành hoàng hậu.
b.Tấm bị giết, hoá thân trở lại làm người.
 +Phần kết: Tấm trở lại làm người, kẻ ác đền tội.
 => Cả 3 phần đều thể hiện ước mơ Thiện thắng ác và quan niệm về hạnh phúc của nhân dân lao động xưa.
 b. Chủ đề của truyện:
- Chủ đề: Miêu tả cuộc đời bất hạnh và con đường đời dẫn đến hạnh phúc của Tấm. 
 Thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc và bảo vệ hạnh phúc của người lương thiện.
II. Đọc - hiểu:
 1. Nhân vật và xung đột:
 - Cuộc đời và số phận của Tấm:
 + Mẹ chết khi Tấm còn nhỏ tuổi.
 + Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ- là mẹ đẻ của Cám.
 + Tấm làm việc vất vả suốt ngày đêm:
 Chăn trâu, cắt cỏ
 Xay lúa, giã gạo
 {-> Tấm mồ côi cả cha lẫn mẹ, là đứa con riêng lại là phận gái, sống trong xã hội phong kiến ngày xưa, nỗi khổ của Tấm chồng chất tủi nhục, bất hạnh. 
 - Tính tình vừa hiền lành, vừa chăm chỉ, vừa cả tin và chân thật -> Hiện thân của cái thiện.
 -Trực tiếp gây ra cuộc sống bất hạnh của Tấm là mẹ con Cám -> Hiện thân của cái ác.
 - Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám:
Tấm
Mẹ con Cám
-Chịu thương chịu khó. 
-Chân thật, cả tin 
 ........ 
Cái thiện, cái tốt.
-Láu cá, lừa đảo
-
Họ trộn thóc lẫn gạo
 ..........
Cái xấu, cái ác.
{-> Mâu thuẫn xung đột trong gia đình trên bình diện đạo đức. Đồng thời phản ánh mâu thuẫn trong xã hội: Cái thiện và cái ác. 
 2. Quá trình giải quyết mâu thuẫn:
 a.Chặng 1: Tấm ở với ghì ghẻ ->trở thành hoàng hậu.
 + Khi Cám lừa để trút hết cá của Tấm vào giỏ của mình -> Tấm ôm mặt khóc -> Bụt hiện lên an ủi và cho cá Bống.
 + Mẹ con Cám giết thịt cá Bống -Tấm khóc 
-> Bụt lại hiện lên an ủi và cho hy vọng đổi đời .
 + Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo -> Bụt cho chim sẻ đến nhặt giúp
 + Không có quần áo đẹo để đi dự hội 
-> Bụt cho quần áo đẹp, hài đẹp đến gặp vua và trở thành Hoàng hậu ...
 => Quá trình giải quyết mâu thuẫn theo hướng thiện thắng ác, ở hiền gặp lành chính là con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm .Truyện đã sử dụng các yếu tố kì ảo => Dù nhân vật thiện có phải trải qua bao khó khăn, vất vả, thậm chí phải chết đi sống lại nhưng cuối cùng bao giờ họ cũng thắng lợi và được hưởng hạnh phúc
 => Từ cô gái mồ côi, Tấm trở thành Hoàng hậu. Hạnh phúc ấy chỉ có ở con người hiền lành, lương thiện, chăm chỉ. 
-Triết lí " ở hiền gặp lành "là quan niệm phổ biến thể hiện trong các truyện cổ tích thần kì ở Việt Nam.
Củng cố: quan hệ nhân vật trong truyện cổ tích.
Hướng dẫn học bài: Quá trìh đấu tranh giành hạnh phúc của cô Tấm.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 6/10/2007 Tấm cám
Tiết theo PPCT: 22-23 (Truyện cổ tích)
---------------------------------------
A. Mục tiêu bài học:
 - Hiểu được cuộc đấu tranh không khoan nhượng của Tấm để giành và 
giữ hạnh phúc.
 - Thấy được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác; Tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân thể hiện trong tác phẩm.
 - Thấy được NT sử dụng các yếu tố kì ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo 
nên giá trị NT đặc sắc của truyện " Tấm Cám "nói riêng và TCT thần kì nói chung.
B.Các bước lên lớp: 
 ổn định tổ chức : sĩ số 
 Kiểm tra bài cũ:
1.Tóm tắt T/P Tấm Cám? 
2.Mâu thuẫn giữa Tấm với dì ghẻ đã phản ánh mối xung đột gì trong xã hội?
 	+ Tóm tắt tác phẩm :
 + Đây là mâu thuẫn xung đột trong gia đình trên bình diện đạo đức
 Là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu.
 Bài mới:
	Con đường dẫn đến hạnh phúc ấy quả là không đơn giản chút nào. Đó là cả quá trình đấu tranh quyết liệt, giành giật HP của Tấm. Vậy qúa trình đó ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần 2 của tác phẩm.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
 Sau khi trở thành Hoàng hậu, Tấm có được sống yên ổn, hạnh phúc không?Vì sao?
Tấm trải qua mấy kiếp hồi sinh?
ý nghĩa của những lần hồi sinh đó?
 Việc Tấm lừa Cám để tự nó kết thúc cuộc đời thể hiện ý nghĩa gì?
Từ đầu đến cuối tác phẩm, thái độ của Tấm đối với hành động tàn ác của mẹ con Cám có sự chuyển biến ra sao?
Các yếu tố kì ảo đóng vai trò
 như thế nào?
Sự trở về của Tấm ở cuối tác phẩm nói lên quan niệm của người xưa về hạnh phúc như thế nào?
Truyện phản ánh ước mơ gì của nhân dân lao động và phản ánh bằng cách nào?
Bài tập 
Những tình tiết nào của truyện thể hiện rõ đặc điểm của truyện cổ tích thần kì?
ấn tượng của em khi đọctruyện cổ tích "Tấm Cám "?
ở mỗi bài em học hôm nay
Có buổi trưa đầy nắng
Cánh cò ngang qua quãng vắng
Cô Tấm têm trầu trong ngày hội làng ta.
b.Tấm bị giết, hoá thân, trở lại làm người.
 - Khi đã là Hoàng hậu, Tấm bị mẹ con Cám hãm hại:
 Tấm trèo hái cau-> Chặt gốc cây -> Ngã chết.
 [ Cám thay Tấm vào cung-> Nói dối Tấm cảm chết.
 {-> Sự độc ác của mẹ con Cám.
- Những kiếp hồi sinh của Tấm:
 + Hóa thành chim vàng anh - Báo hiệu sự có mặt ở trên đời -> Bị giết
 + Hoá thành cây xoan đào toả bóng mát che cho nhà vua -> Chặt, làm thành khung cửi -> Tuyên chiến với kẻ thù: 
 Cót ca cót két
 Lấy tranh chồng chị
 Chị khoét mắt ra 
 -> Khung cửi bị đốt cháy
+ Hoá thành cây thị (quả thị)->trở về với đời.
 {-> Những chi tiết kì ảo có ý nghĩa : Cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng 
đã vùng dậy; Còn cái ác cũng tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện. 
 => Những lần chết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác; Đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể tiêu diệt của cái thiện.
 => Chim vàng anh, cây xoan đào ( khung cửi), cây thị ( quả thị ) là những vật cô Tấm gửi gắm linh hồn, cũng là những vật bình dị, thân thương trong cuộc sống dân dã. Đó là những hình ảnh đẹp, tạo ấn tượng thẩm mĩ cho câu chuyện.
 -Cám tin lời Tấm, về :+Sai người đào hố
 +Dội nước sôi
 ---> Cám chết 
 -> Cuối cùng Tấm đã giành lại và hưởng hạnh phúc trọn vẹn. 
->Thể hiện rõ triết lí dân gian " ở hiền gặp lành", " ác giả ác báo", phù hợp với mong ước của nhân dân về sự ban thưởng đối với người tốt và sự trừng phạt đối với kẻ thù. 
 => Cuộc chiến đấu giữa Tấm với mẹ con gì ghẻ gian nan, quyết liệt; nhưng cuối cùng Tấm đã chiến thắng. Đó là chiến thắng tất yếu của cái thiện, của lòng nhân đạo và lạc quan theo quan niệm của ND. 
 ( Sau bao lần hoá thân chiến đấu chống kẻ thù, Tấm trở lại với cuộc đời. Dường như Tấm đã hiểu rằng không thể có HP trọn vẹn nếu cái ác còn tồn tại -> Tấm đã giành lại và hưởng hạnh phúc trọn vẹn ) 
 - Thái độ của Tấm trước hành vi của mẹ con Cám:
 + Lúc đầu, trước hành vi của mẹ con Cám, Tấm chỉ biết " ôm mặt khóc "-> Chứng tỏ Tấm đã ý thức được nỗi khổ của mình 
 -> Thái độ phản kháng ban đầu của Tấm , 
nhưng bất lực - Càng về sau thái độ càng mạnh 
mẽ hơn.
 -> Bụt hiện lên để an ủi và ban tặng cho Tấm vật thần kì.
 + ở phần 2: Cuộc đấu tranh quyết liệt nhưng chưa hề thấy Tấm khóc bao giờ và cũng hoàn toàn không thấy sự xuất hiện của Bụt.
 -> Tấm phải tự giành và giữ lấy hạnh phúc
 {-> Muốn hạnh phúc con người phải tự giành. giật và giữ lấy thì hạnh phúc mới thật sự bền lâu. (Từ bị động sang chủ động, tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội không chịukhuất phục trước cái ác)
 => Các yếu tố kì ảo thể hiện ước mơ trong thế giới của TCT. Nó là các yếu tố hư cấu, tưởng tượng phi hiện thực. Nhưng lại là các yếu tố tạo nên vẻ đẹp riêng hấp dẫn của TCT - Nuôi dưỡng tâm hồn con người .
3.Phần kết: Cô Tấm trở về, kẻ ác phải đền tội.
 - Tấm trở về với cuộc đời, trở thành Hoàng hậu
 -> Phản ánh quan niệm " ở hiền gặp lành"của
 nhân dân.
 - Sự hoá thân trở về với cuộc đời của Tấm phản ánh ước mơ về công bằng xã hội. Người lương thiện không thể chết oan, phải được hưởng hạnh phúc; còn kẻ ác thì nhất định bị trừng phạt.
 -> Đây là quan niệm và mơ ước hết sức thực tế của người lao động về hạnh phúc . Họ không tìm hạnh phúc ở đâu khác, mà tìm ở ngay cõi đời này.
 - Truyện phản ánh ước mơ của nhân dân: 
 +Ước mơ đổi đời của nhân dân lao động - Cô Tấm từ đứa trẻ mồ côi bị hắt hủi, hành hạ, bị tước bỏ quyền lợi vật chất và tinh thần đã vụt đứng dậy đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc , cuối cùng trở thành Hoàng hậu trong xã hội phong kiến ngày xưa..
 +Truyện thể hiện mơ ước thực hiện công bằng xã hội - Những người bị áp bức bóc lột như Tấm , những người hiền lành như bà cụ hàng nước đều được hưởng HP
=> Những ước mơ này đều thể hiện tâm hồn
 lãng mạn, niềm lạc quan yêu đời của nhân dân ta khi sáng tạo truyện cổ tích - Trong truyện cổ tích, nhân dân lao động không hề biết đến bi quan.
 - Đặc điểm quan trọng của truyện cổ tích thần kì là sử dụng các yếu tố kì ảo 
Truyện "Tấm Cám" có các yếu tố kì ảo sau:
 + Nhân vật Bụt.
 + Con gà biết nói tiếng người
 + Đàn chim sẻ biết nghe lời Bụt nhặt thóc, gạo.
 + Sự hoá thân của Tấm thành chim vàng anh, xoan đào ( khung cửi), cây thị, rồi trở lại làm người.
III.Tổng kết: (Ghi nhớ –sgktr72)
- Truyện làm rung động lòng người đọc bởi nỗi niềm bất hạnh đáng thương của cô gái mồ côi và cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc.
 - Truyện phản ánh ước mơ đổi đời và tinh thần lạc quan của ông cha ta.
 - Nghệ thuật : Sử dụng yếu tố thần kì với các yếu tố kì ảo, tạo nên vẻ đẹp của thế giới TCT, phù hợp với mong ước của nhân dân .
Củng cố: quan hệ nhân vật trong truyện cổ tích.
Hướng dẫn học bài: Soạn : Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc22.23 Tam cam.doc