Giáo án Ngữ văn 10 tiết 36 đến 55

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 36 đến 55

Tiết 36 + 42 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

Ngày soạn:5/11/2010

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp Học sinh:

- Nắm vững khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.

 - Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm thái độ nói chung là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay.

B TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1 Kiểm tra bài cũ

2 Bài mới:

 

doc 34 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 36 đến 55", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36 + 42 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Ngày soạn:5/11/2010
A MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp Học sinh:
- Nắm vững khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.
 - Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm thái độ nói chung là thể hiện văn hóa giao tiếp trong đời sống hiện nay.
B TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ
2 Bài mới:
Hoạt động củøa Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: 
Gv cho hs đọc đoạn hội thoại (SGK trang 113) và nêu câu hỏi:
Cuộc hội thọai diễn ra ở đâu, khi nào? Các nhân vật giao tiếp là những ai?
Nội dung và mục đích của cuộc hội thoại là gì? Từ ngữ và câuvăn trong đọan hội thọai có đặc điểm gì?
Từ đó xác định thế nào là ngôn ngữ sinh họat?
Nêu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh họat?
Phân biệt dạng nói tự nhiên trong giao tiếp với dạng lờinói tái hiện trong tác phẩm nghê thuật?
Làm bài tập a, b trang 114- SGK
Cho HS đọc và lần lượt từng bài tập
Đọc lại đoạn hội thoại (SGK trang 113) rồi rút ra nhận xét: qua đoạn hội thoại, ta biết được thời gian, không gian cụ thể diễn ra cuộc hội thoại, có người nói người nghe, mục đích lời nói cụ thể và cách diễn đạt cụ thể ® tính cụ thể 
Vì sao ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh họat phải cụ thể?
Tìm trong đoạn hội thoại những từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt trong giao tiếp hàng ngày? Những câu giàu sắc thái cảm xúc? Thuộc kiểu câu gì?
GV: không chỉ có từ ngữ, giọng điệu, kiểu câu giàu sắc thái biểu cảm mà những lời gọi đáp , trách mắng thể hiện tính cảm xúc rõ rệt 
® tính cảm xúc. Không có một lời nào nói ra lại không mang tính cảm xúc.
Tại sao khi nói chuyện qua điện thoại, ta có thể đóan người ởû đầu dây kia là người như thế nào (già hay trẻ, nam hay nữ)?
Hoạt động 2:
Chốt lại kiến thức bằng “ghi nhớ” 
Hoạt động 3: luyện tập bài tập 1 (SGK trang 127)
Thời gian, không gian được nói tới trong đoạn nhật ký?
Nội dung đoạn nhật ký hướng tới ai?
Nhận xét về giọng điệu của đoạn nhật ký
Những từ ngữ kiểu câu nào thể hiện tính cảm xúc?
Những từ ngữ kiểu câu kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
Bài tập 2:
HS dựa vào 2 bài ca dao để trả lời
I. Ngôn ngữ sinh họat
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh họat
 Ngôn ngữ sinh họat là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảmđáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:
- Dạng nói (độc thọai, đối thọai)
- Dạng viết (nhật ký, hồi ức cá nhân, thư từ)
- Dạng lời nói tái hiện (trong văn bản văn học) là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh họat hằng ngày.
3. Luyện tập bài a, b trang 114– SGK
a. HS tự do phát biểu ý kiến của mình
b. Lời đáp trongcuộc hội thọai của nhân vật Năm Hên (một ông già chuyên bắt cá sấu ở Nam Bộ) nói chuyện với dân làng.
- Xác định thời gian
- Chủ thể nói: Ông Năm Hên
- Thái độ của người nói: Gieo niềm tin cho dân làng
- Từ ngữ của nhân vật trong đọan trích là từ ngữ địa phương Nam Bộ
® Tác giả mô phỏng ngôn ngữ sử dụng ở vùng Nam Bộ và ngôn ngữ người chuyên bắt cá sấu nhằm mục đích làm sinh động ngôn ngữ kể chuyện đồng thời giới thiệu những đặc điểm của địa phương Nam Bộ và những con người sống ơ
đây qua nhân vật ông Năm Hên.
II. Phong cách ngôn ngữ sinh họat:
1. Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 a. Tính cụ thể:
 Cụ thể về hoàn cảnh, về con người và về cách nói năng, từ ngữ diễn đạt. 
2. Tính cảm xúc:
a. Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu: giọng thân mật, giọng quát nạt bực bội, giọng mỉa mai, đay nghiến
b. Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt: (cực kỳ, mê ly, ngứa cả ruột, gớm, lạch bà lạch bạch..)
c. Những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc (câu cảm thán, câu cầu khiến), những lời gọi đáp, trách mắng.
3. Tính cá thể:
Tính cá thể dược thể hiện qua:
Màu sắc âm thanh trong giọng nói
Cách dùng từ ngữ
Lựa chọn kiểu câu
Cách nói của từng cá nhân trong giao tiếp.
III. Luyện tập:
Bài tập 1: Ngôn ngữ sử dụng trong đoạn nhật ký mang đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Tính cụ thể: Thời gian: đêm khuya; không gian: rừng núi; “nghĩ gì đấy Th ơi?” “nghĩ gì mà ” (phân thân đối thoại).
Tính cảm xúc: 
Từ ngữ: viễn, cảnh, cận cảnh, cảnh chia ly, cảnh đau buồn được viết theo dòng tâm tư.
Kiểu câu:
+ Nghi vấn:“Nghĩ gì đấy Th ơi”?
+ Cảm thán:“Đáng trách quá Th ơi!”
Tính cá thể:
Ngôn ngữ của một người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú (“nằm thao thức ” “Th thấy ” “Th có nghe ?)
Bài tập 2: trong 2 câu ca dao, dấu ấn của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở:
Từ xưng hô: mình – ta, cô – anh.
Ngôn ngữ đối thoại:
“Có nhớ ta chăng”
“Hỡi cô yếm trắng”
- Lời nói hàng ngày “mình về ”, ta về ” “lại đây đập đất trồng cà với anh”
E/ Củng cố: phần “ghi nhớ”
F/ Dặn dò:Làm bài tập 3 trang 127 
H
Tuần 13
Tiết 37 TỎ LÒNG
Ngày soạn: 6/11/2010 (THUẬT HOÀI)
 Phạm Ngũ Lão
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:	
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lý tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại quyện hòa vào nhau.
 - Vận dụng những kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảmnhận và phân tích được thành công nghệ thuật của bài thơ: thiên về gợi, bao quát gay ấn tượng, dồn nén cảm xúc, hình ảnh hòanh tráng, đạt tới độ súc tích cao, có sức biểu cảm mạnh mẽ.
 - Bồi dưỡng nhân cách, sống có lý tưởng, quyết tâm thực hiện lý tưởng.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
a.SGK, SGV
b.Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: kết hợp giữa các phương pháp và hình thức
- Đọc sáng tạo, gợi tìm
- Trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
- Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
2. Giới thiệu bài mới.
Họat động củøa Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
Cho Hs đọc phần tiểu dẫn và rút ra những nét chính về tác giả.
Đọc bài thơ. Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán (qua phần dịch nghĩa) với câu thơ dịch. 
Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người ở đây mang tư thế, vóc dáng như thế nào?
Em cảmnhận như thế nào về sức mạnh của quân đội nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”?
Nợ công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo nghĩa nào dưới đây:
Thể hiện chí nam nhi theo tinh thần Nho giáo; lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm)
Chưa hòan thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.
Cả hai nghĩa trên.
Phân tích ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối.
Giới thiệu:
1. Tác giả:
2. Bài thơ:
Thể lọai: Thất ngôn tứ tuyệt
Chủ đề: Chí làm trai với ly ùtưởng trung quân ái quốc.
II. Đọc – Hiểu:
Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần:
Hình ảnh con người:
- Tư thế hiên ngang mang tầm vóc kỳ vĩ, của vũ trụ
- Xuất hiện trong chiều rộng của không gian, chiều sao tận sao Ngưu trên trời và thời gian “trải mấy thu”.
® tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao,kỳ vĩ.
Hình ảnh “Ba quân”:
vừa cụ thể vừa khái quát sức mạnh tinh thần, vật chất của đội quân mang hào khí Đông A.
® Khí thế hào hùng của quân nhà Trần và của sức mạnh dân tộc.
® Hình ảnh đẹp vừa khách quan vừa cảm nhận chủ quan, giữa Hiện thực và Lãng mạn.
Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách lý tưởng của tác giả:
Chí + Lập công (để lại sự nghiệp)
 + Lập danh (để lại tiếng thơm)
® Lý tưởng sống của người nam nhi thời Trần
Þ Công danh là món nợ phải trả của nam nhi. Trả xong nợ công danh ® hòan thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nước.
® Cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỷ, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu cho sự nghiệp lớn lao – sự nghiệp cưú nước, cứu dân để cùng trời đất “Muôn đời bất hủ”.
Tâm : Thẹn
 ® Nỗi thẹn của con người có nhân cách.
III. Kết luận:
1. Nội dung: Vẻ đẹp của con người thời Trần.
2. Nghệ thuật: 
- Tính chất hàm súc, cô đọng của bài thơ Đường luật.
Bút pháp nghệ thuật hòanh tráng, có tính sử thi, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
E/ Củng cố: 
 Qua những lời thơ tỏ lòng, em thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì với thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai?
F/ Dặn dò:
 Chuẩn bị bài: Cảnh ngày hè
- Nắm những nét cơ bản về tác giả.
- Bức tranh mùa hè được miêu tả như thế nào?
H
Tiết 38 CẢNH NGÀY HÈ
Ngày soạn 6/11/2010 (BẢO KÍNH CẢNH GIỚI)
Nguyễn Trãi
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:	
 - Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè. Qua bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.
- Có kỹ năng phân tích một bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. SGK, SGV
2. Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: kết hợp giữa các phương pháp và hình thức
- Đọc sáng tạo, gợi tìm
- Trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
 2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Cho Hs đọc phần tiểu dẫn và rút ra những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Đọc bài thơ.
Phân tích bức tranh thiên nhiên ngày hè qua các gợi ý sau:
Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh và m ...  sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, thiên nhiên.
Bài 7:
 Tiếng ve, âm thanh, đá, sự vật có thật. Trong cảnh u tịch, vắng lặng đến tuyệt đối có thể nghe tiếng ve rền rĩ như nhiễm vào, thấm vào đá. Sự liên tưởng và chuyển đổi cảm giác thật kỳ diệu.
Bài 8: 
Có thể xem bài thơ như bài “từ thế thi ca của Ba – sô”.
Cả cuộc đời Ba – sô lang thang đây đó, nên lúc sắp phải từ biệt thế giới này, ông vẫn mơ thấy những cuộc lãng du trên những cánh đồng hoang vu. Ông vẫn yêu, vẫn lưu luyến cuộc sống vô cùng. Cảm giác của cái vắng lặng, u huyền tràn ngập trong bài thơ.
E/ Củng cố:
 Thử làm một bài thơ hai –cư với đề tài bất kỳ.
F/ Dặn dò:
 Học thuộc lòng 8 bài thơ của Ba-sô.
 Chuẩn bị bài Lập kế họach cá nhân.
 H 
Tiết 54
Ngày soạn: 13/12/2010 TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp học sinh : 1. Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề
2. Aùp dụng hiểu biết, kỹ năng để trình bày một vấn đề trước tập thể 
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
Gíao viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành.
1.Kiểm tra bài cũ
2.Giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp là một nhu cầu tất yếu. Trong khi giao tiếp kể cả nói và viết, chúng ta cần có kỹ năng trình bày để thể hiện rõ nhận thức, tư tưởng tình cảm của mình. Vì vậy, chúng ta cần có hiểu biết cách trình bày một vấn đề.
Hoạt động thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
HS: đọc SGK của phần I, II, III.
 GV: Đặt câu hỏi: 
 - Phần I SGK trình bày nội dung gì?
Em hãy chỉ ra một cách khái quát?
 HS: thảo luận và trình bày
Hoạt động 2: Đọc và hiểu văn bản
 HS: đọc SGK, suy nghĩ để trình bày. 
 GV: Đặt câu hỏi: 
 + Anh (chị) chọn vấn đề trình bày như thế nào? 
 + Để có cơ sở lựa chọn phải có suy nghĩ và xác định như thế nào?
GV: Đặt tình huống: Em hãy trình bày 1 vấn đề cụ thể với đề tài: “Thời trang và tuổi trẻ”.
GV: Đặt câu hỏi:
 + Tại sao phải lập dàn ý cho bài trình bày.
 + Ta cần phải tiến hành những công việc gì? 
 + Em hãy nêu một ví dụ cụ thể?
 + Ta lập dàn ý như thế nào? 
 + Các ý chính cần phải trình bày là gì?
Hoạt động 3: Trình bày
HS: đọc SGK, phát hiện, thảo luận và trình bày.
GV: Đặt câu hỏi:
 + Có mấy bước trong khi trình bày?
I/ TÌM HIỂU CHUNG
- Phần I SGK trình bày tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
+ Trình bày một vấn đề nào đó là nhu cầu của cuộc sống lao động, học tập và công tác. 
+ Để người khác, tập thể nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của mình cũng như thuyết phục họ cảm thông và đồng tình với mình.
+ Những công việc đó không phải dễ dàng. Vì vậy phải nắm được một số thao tác về trình bày một vấn đề.
 II/ CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ:
 1. Chọn vấn đề trình bày:
 - Chọn vấn đề trình bày tùy thuộc vào đề tài, tức là trình bày vấn đề gì?
Để có sự lựa chọn ấy cần xác định:
+ Hiểu biết của bản thân về vấn đề đó.
+ Người nghe là những ai (tuổi tác, trình độ, giới tính và sự nghiệp) họ đang quan tâm đến vấn đề gì.
+ Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề.
 VD: Trình bày vấn đề: “Trang phục và tuổi trẻ”.
 a.Trang phục là người bạn đồng hành thủy chung với con người, đặc biệt là với giới trẻ.
 Cơm ăn và áo mặc là nhu cầu cần thiết của mỗi con người.
 Trang phục có tác dụng làm đẹp cho con
người, nhất là với giới trẻ.
 . Vẻ đẹp của mỗi người làm tăng vẻ đẹp của cả cộng đồng
 b. Trang phục đẹp không thể thay thế được vẻ đẹp về tính nết, tâm hồn con người vì:
 . Ông bà ta thường nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.
 . Vẻ đẹp về trang phục là vẻ đẹp bên ngoài, dễ thấy nhưng chóng phai. Vẻ đẹp về tính nết, tâm hồn là vẻ đẹp khó thấy nhưng càng lâu càng đậm, càng sáng, càng làm tăng giá trị của vẻ đẹp bên ngoài.
 . Cần chú ý: Vừa “đẹp người” nhưng cũng phải vừa “đẹp nết”.
 c. Cái đẹp trong trang phục cá nhân phải thống nhất, hài hòa với cái đẹp của cả cộng đồng:
 . Cái đẹp không phải là cái lập dị, tách biệt cộng đồng.
 . Cái đẹp phải hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa bên trong và bên ngoài. 
 2. Lập dàn ý cho bài trình bày:
 a. Mục đích:
 + Để công việc trình bày rõ ràng, rành mạch, đầy đủ không có khiếm khuyết. 
 + Giúp ta chủ động hơn trong quá trình trình bày.
 b. Cách lập dàn ý: dàn ý trình bày vấn đề cũng như bài văn. Cần tiến hành 1 số việc cụ thể sau:
 + Để làm sáng tỏ vấn đề được lựa chọn, cần phải trình bày bao nhiêu ý.
 + Các ý đó được triển khai thành những ý nhỏ nào?
 + Sắp xếp các ý theo trình tự nào cho hợp lí? Ý nào là trọng tâm của bài trình bày?
 + Chuẩn bị trước những câu chào hỏi, kết thúc, chuyển ý và dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ khi nói. 
 Ví dụ: Trình bày vấn đề “An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người”.
Sau khi đặt vấn đề, các ý cần phải trình bày là:
Quan niệm thế nào là an toàn giao thông?
Không làm ảnh hưởng đến người khác hoặc gián tiếp gây ra tai nạn trong quá trình tham gia giao thông.
Đi đến nơi, về đến chốn.
 Một số bức xúc trong qúa trình tham gia giao thông hiện nay:
Số lượng lượt người tham gia giao thông.
quá đông với mật độ dày đặc.
Không phải ai cũng có hiểu biết về yêu cầu tham gia giao thông như nhau (còn phóng nhanh, vược ẩu, không chấp hành quy định của an toàn giao thông ).
Phương tiện tham gia giao thông không bảo đảm thông số kỹ thuật.
Đường giao thông có nơi không đạt yêu cầu. 
Biện pháp khắc phục:
Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
Phương tiện tham gia giao thông phải thật sự đảm bảo, đúng quy định.
Mọi người phải tự giác làm tốt và nhắc nhở chung để thực hiện.
 III/ TRÌNH BÀY: Thông thường có ba bước
 1.Thủ tục cần thiết (đặt vấn đề):
 - Chào cử tọa và mọi người bằng lời lẽ ngắn ngọn đầy đủ nhất.
 - Nêu lí do trình bày.
 2. Trình bày: (Trọng tâm)
 - Nội dung chính là gì?
 - Nội dung ấy gồm bao nhiêu vấn đề.
 - Mỗi vấn đề được cụ thể hóa như thế nào?
 - Cần có chuyển ý, chuyển đoạn. Mỗi vấn đề cần liên hệ dẫn chứng cụ thể cho sinh động.
 * Chú ý: Xem thái độ cử chỉ của người nghe có gì phản ứng không (nói chuyện riêng) để kịp thời điều chỉnh nội dung và cách trình bày.
Kết thúc vấn đề:
Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính.
Đặt ra yêu cầu cụ thể.
Cảm ơn người nghe.
Tham khảo phần ghi nhớ trong SGK
E/ Củng cố:
Luyện tập bài 1
F/ Dặn dò:
- làm bài tập sô3
- Soạn bài: “lập kế hoạch cá nhân”
Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch cá nhân.
Cách lập kế hoạch cá nhân
H
Tiết 55 LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
Ngày soạn:16/12/2010
A.Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh nắm được cách lập một bảng kế hoạch cá nhân.
- Có ý thức về thói quen làm việc theo kế hoạch một cách khoa học.
B.Phương tiện thực hiện:
- SGK. SGV
- Thiết kế bài học.
C, Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đđổi thảo luận, gợi tìm, thực hành.
D.Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ.
Giới thiệu bài mới:
Trong cuộc sống hằng ngày, khi làm việc, nếu chúng ta cĩ kế hoạch tỉ mỉ, rõ ràng thì sẽ đạt hiệu quả cao. Vậy cần phải lập kế hoạch như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ cùng trao đổi vấn đề đĩ.
Đọc hiểu văn bản:
Hoạt động thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
GV mời một em học sinh đọc phần I trong sách giáo khoa – học sinh đọc.
Giáo viên: kế hoạch cá nhân là gì?
Theo em, lập kế hoạch cá nhân cĩ lợi như thế nào?
Chúng ta cần lập kế hoạch ơn tập mơn ngữ văn.
Đầu tiên cần phải làm gì?
HS: đọc lại mục lục để xác định nội dung ơn tập.
Do ơn tập nhiều phân mơn và học bài mới nên phân bố thời gian như thế nào?
HS: phân bố thời gian ơn tập hợp lí.
Cuối cùng ta phải làm gì?
HS: viết nội dung kế hoạch thành văn bản.
Qua phần ghi nhớ trong sách giáo khoa, em hãy cho biết bản kế hoạch cá nhân gồm mấy phần? Nêu cụ thể?
Tham khảo phần ghi nhớ SGK, nếu cĩ thời gian giáo viên soạn trước một bản kế hoạch cá nhân cho lớp trưởng photo và phát cho mỗi học sinh để tham khảo.
Ngồi ra, cần chú ý điều gì
+ Cơng việc nêu cĩ rõ ràng, cụ thể khơng?
Mời một học sinh đọc bài tập 1 trong SGK và cho biết những điểm khác biệt của bản kế hoạch cá nhân. Gợi ý cho học sinh tìm hiểu:
+ Đây cĩ phải là thời gian biểu khơng?
I Sự cần thiết lập kế hoạch cá nhân:
1/ Khái niệm
 Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến nội dung, cách thức hành động và phân bố thời gian để hồn thành một cơng việc nhất định của một người nào đĩ.
2/ Sự cần thiết:
 Lập được kế hoạch cá nhân, ta sẽ hình dung trước cơng việc cần làm, phân phối thời gian hợp lí. Tránh bị động, bỏ sĩt, bỏ quên cơng việc. vì vậy, lập kế hoạch cá nhân là thể hiện phong cách làm việc khoa học, chủ động, cơng việc sẽ tiến hành thuận lợi và đạt kết quả. Vậy cách lập kế hoạch cá nhân như thế nào?
II Lập kế hoạch cá nhân:
 - Bản kế hoạch cá nhân gồm hai phần ngồi tên gọi của kế hoạch:
+ Phần một nêu họ tên, nơi làm việc, học tâp của người lập kế hoạch.
+ Phần hai nêu nội dung cơng việc cần làm, thời gian, địa điểm tiến hành, dự kiến kết quả đạt được.
Nếu làm kế hoạch cho riêng mình thì khơng cần phần một, lời văn ngắn gọn, cần thiết cĩ thể kẻ bảng.
Nội dung cần phải bổ sung:
Viết dự thảo báo cáo, dự kiến nội dung, dự kiến nhân sự:
+ Viết kiểm điểm ban chấp hành chi đồn nhiệm kì qua.
+ Viết báo cáo tổng kết nhiệm kì vừa qua (nêu những mặt làm được, chưa làm được).
+ Viết phương hướng cơng tác trong nhiệm kì tới (nêu cụ thể các chỉ tiêu)
Cách thức tiến hành đại hội:
+ Chọn thời gian, địa điểm thích hợp.
+ Phân cơng người dẫn chương trình trong đại hội.
 + Thành lập tiểu ban trang trí và tiếp tân
III. Luyện tập:
 - Đây là thời gian biểu trong một ngày, nĩ khơng phải là bản kế hoạch cá nhân dự kiến làm cơng việc nào đĩ.
- Cơng việc chỉ nêu chung chung, khơng cụ thể, khơng cĩ phần dự kiến hồn thành cơng việc, kết quả cần đạt.
E/ Củng cố:
 Nêu cách lập kế hoạch cá nhân.
F/ Dặn dị:
Soạn bài: “Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh”
Làm thế nào để cĩ được tính hấp dẫn và tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh.
Tầm quan trọng của tính chuẩn xác và hấp dẫn.

Tài liệu đính kèm:

  • doc10 2.doc