Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 38 Đọc văn Tên bài: Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi (Bảo kính cảnh giới – bài 43)

Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 38 Đọc văn Tên bài: Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi (Bảo kính cảnh giới – bài 43)

Tiết theo PPCT: 38_ Đọc văn

Tên bài: CẢNH NGÀY HÈ - Nguyễn Trãi

 (Bảo kính cảnh giới – bài 43)

I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè:căng tràn sức sống và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi.

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi:thất ngôn xen lục ngôn dồn nén cảm xúc, cách ngắt nhịp, cách dùng từ ngữ hình ảnh sống động.

2. Về kĩ năng:

Rèn khả năng đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật

3. Về tư tưởng:

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của nhân dân.

- Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ những điểm tương đồng giữa hai tâm hồn nghệ sĩ bình dị đời thường, yêu thiên nhiên, luôn trăn trở vì dân, vì nước, nghị lực sống phi thường vượt lên trên mọi hoàn cảnh. Từ đó xác định một động lực phấn đấu cho học sinh: noi theo để xứng đáng là thế hệ tiếp nối, chủ nhân của thời đại mới.

II/. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 

doc 8 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2350Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 38 Đọc văn Tên bài: Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi (Bảo kính cảnh giới – bài 43)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 -10 - 2010
Ngày dạy: 18 - 10 - 2010
Tiết theo PPCT: 38_ Đọc văn
Tên bài: Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi
 (Bảo kính cảnh giới – bài 43) 
I/. Mục Tiêu bài học
Giúp HS:
1. Về kiến thức: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè:căng tràn sức sống và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi:thất ngôn xen lục ngôn dồn nén cảm xúc, cách ngắt nhịp, cách dùng từ ngữ hình ảnh sống động.
2. Về kĩ năng:
Rèn khả năng đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật
3. Về tư tưởng:
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của nhân dân.
- Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ những điểm tương đồng giữa hai tâm hồn nghệ sĩ bình dị đời thường, yêu thiên nhiên, luôn trăn trở vì dân, vì nước, nghị lực sống phi thường vượt lên trên mọi hoàn cảnh. Từ đó xác định một động lực phấn đấu cho học sinh: noi theo để xứng đáng là thế hệ tiếp nối, chủ nhân của thời đại mới.
II/. phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11 tập 1
- Hình ảnh minh họa 
- Thiết bị dạy học cơ bản: phấn, bảng, máy chiếu...
- Các kiến thức đã học của học sinh có liên quan
- Các tài liệu tham khảo khác
III/. Cách thức tiến hành
Sử dụng thích hợp các hình thức dạy học: nêu vấn đề, phân tích gợi mở, đối thoại, thảo luận nhóm.
IV/. Tiến trình lên lớp
1. Bước 1: ổn định tổ chức ( 1 phút ): kiểm tra sĩ số, sơ đồ lớp.
2. Bước 2: Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ): Kiểm tra việc học bài cũ và vở soạn của HS .
CH1( dành cho HS trung bình): Ở THCS em đó học văn bản tỏc phẩm nào của Nguyễn Trói?
CH2 ( dành cho HS khá, giỏi): Học xong hai văn bản “ Nước Đại Việt ta” và “Bài ca Côn Sơn” em biết được nét đẹp chính nào trong thơ văn của Nguyễn Trãi ?
3. Bước 3: Bài mới:
* Lời vào bài: 
* Bài giảng:
ppTG
Hoạt động 
của thầy và trò
Trọng tâm
 kiến thức cần truyền đạt
Nội dung tích hợp
5ph
25ph
Câu hỏi: 
 Dựa vào tiểu dẫn SGK hãy giới thiệu khái quát về tập thơ “Quốc âm thi tập” và bài thơ “ Cảnh ngày hè” ?
Câu hỏi: Đọc và cảm nhận bài thơ: Em hãy tái hiện bức tranh cảnh ngày hè ? 
Gợi mở 1: Nhận xét tác dụng của các biện pháp dùng từ, đặt câu, nhịp thơ ?
Gợi mở 2: Từ đó cho thấy nhà thơ đã tái hiện cảnh vật qua hình ảnh, màu sắc, hương vị, âm thanh, trạng thái như thế nào ? Có phải chỉ có thiên nhiên không hay còn có con người? Thiên nhiên là chính hay con người là chính? 
Câu hỏi: Từ sự phân tích trên, theo em cảnh ngày hè ở đây có gì đặc sắc ?
Câu hỏi: chuyển tiếp: Bài thơ đơn thuần tả cảnh hay còn có tình người?
Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng của Nguyễn Trãi.
Gợi mở:Xuất hiện qua câu đầu trong tâm thế nào?
Gợi mở: 3 câu tiếp có sự chuyển biến về tình cảm ra sao? 
Gợi mở: Câu 5, 6 nhà thơ hướng tới điều gì? 
Gợi mở:Hai câu cuối trực tiếp bộc lộ mong muốn gì của tác giả? 
Gợi mở: hoàn cảnh ra đời của bài thơ rất đặc biệt
Có 2 quan niệm cho rằng bài thơ được viết trong khoảng thời gian
- Khi Nguyễn Trãi làm quan và đắc chí
- Khi thất sủng lui về ở ẩn tại Côn Sơn
I.Tìm hiểu chung
 1. Tập thơ “Quốc âm thi tập”
 - Là tập thơ Nôm, gồm 254 bài
 - Nội dung: vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi
 - Nghệ thuật: sáng tạo trong thể thơ Đường luật
 - Bố cục: 4 phần ( SGK)
-> đặt nền móng cho thơ tiếng Việt.
2. Bài thơ “ Cảnh ngày hè”
 - Là một bài trong phần đầu
 “ Vô đề” của tập thơ “Quốc âm thi tập”
- Nằm ở vị trí thứ 43, trong mục 
“Bảo kính cảnh giới”(gương báu răn mình)
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Cảnh ngày hè:
Con người thi nhân đang “rỗi rãi hóng mát suốt ngày dài”.
Cây hòe xanh từ tán lá giương lên che rợp
Cây thạch lựu trước hiên nhà nở hoa như đang phun màu đỏ.
Sen hồng trong ao đã ngát mùi hương 
Tiếng ve kêu inh ỏi như tiếng đàn bên lầu cao lúc mặt trời sắp lặn.
 Trong tâm tư của nhà thơ vang lên : Tiếng đàn của Nghiêu, Thuấn và hình ảnh xã hội lý tưởng “dân giàu đủ khắp đòi phương ”.
 -> Hình ảnh, màu sắc, hương vị đặc trưng cho mùa hè: các tính từ chỉ màu sắc: lục (xanh đậm), đỏ, hồng : gam màu mạnh, hài hòa gợi cảm giác tươi tắn rực rỡ, các từ láy lao xao, dắng dỏi gợi sự nhộn nhịp tấp nập 
- > âm thanh mạnh, dứt khoát, liên tục, nhịp nhàng, trầm bổng ngân dài, vang xa, tín hiệu của cuộc sống dân dã nơi làng quê thanh bình 
-> trạng thái của cảnh vật: Thời gian cuối ngày nhưng sự sống thì không dừng lại.
* Các động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun, tiễn, kết hợp đảo ngữ, và cách ngắt nhịp, đối xứng gợi liên tưởng về trạng thái của cảnh: sức sống tiềm tàng từ bên trong tuôn trào mạnh mẽ, không ngừng như tràn khắp không gian, thấm vào vạn vật
 * ngắt nhịp ở câu 3, 4: 3/4 khác với nhịp 4/3 thông thường của thơ Đường luật, có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật cảnh vật; nghệ thuật đối xứng giữa hai câu có tác dụng làm tăng thêm vẻ rộn ràng cho cảnh
* Đảo ngữ, đưa từ láy, tính từ “lao xao”, “dắng dỏi” lên đầu câu nhấn mạnh âm thanh sự sống của con người nhộn nhịp, tấp nập đậm đà hơi thở cuộc sống.
 => Bài thơ trước hết là một bức tranh đẹp về thiên nhiên và cuộc sống ngày hè được phác họa từ gần đến xa, từ hẹp đến rộng, từ cụ thể trước mắt đến trừu tượng xa xôi bằng mọi giác quan thị giác , thính giác, khưú giác cùng những liên tưởng tinh tế, có sự hòa hợp giữa thiên nhiên cảnh vật và sự sống con người với những nét rất đặc trưng từ cây cối lá hoa, đến hương vị, màu sắc, âm thanh, ánh sáng. Tất cả đều tươi tắn, sôi động rộn ràng, căng tràn sức sống. Nhờ đó tác động vào mọi giác quan người đọc khơi gợi những rung cảm mãnh liệt. Hè mà không bức bối, cuối ngày mà không gợi buồn bã lụi tàn. 
 -> Cảnh vật và bút pháp vừa kế thừa truyền thống thơ ca dân tộc và vừa có sự sáng tạo gần với thơ hiện đại.
2. Con người nhà thơ:
- Câu thơ đầu con người nhàn tản tìm tới thiên nhiên như một thú vui -> yêu thiên nhiên, hòa cảm với thiên
- 3 câu tiếp : say mê khám phá vẻ đẹp bất ngờ của thiên nhiên quanh mình -> yêu đời, yêu cuộc sống
- 2 câu 5, 6 : lắng nghe âm thanh hình dung cuộc sống đời thường vui trước cuộc sống thanh bình của con người-> gắn bó với cuộc sống đời thường
- 2 câu cuối: khát vọng cho nước cho dân -> nỗi ưu thời mẫn thế
- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh đặc biệt -> nghị lực sống phi thường, luôn biết vươn lên làm chủ hoàn cảnh tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.
=>“ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo“ điển hình cho cốt cách con người Việt Nam
ý thức thái độ nghiêm khắc với bản thân, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh: “Tự khuyên mình”, “Nghe tiếng giã gạo”, 4 câu đề từ tập “Nhật kí trong tù”
Gợi dẫn : Qua những bài thơ đã học ở THCS, em thấy nhà thơ nào có tâm hồn gần với Nguyễn Trãi nhất ?
Hồ Chí Minh cũng có - mối giao cảm mãnh liệt với thiên nhiên, lòng yêu đời, yêu cuộc sống,gắn bó với đời sống bình dị đời thường, trong đó con người luôn có vị trí đặc biệt: Chiều tối; Trời hửng; Ngắm trăng, Cảnh đồng nội, Đọc tuyên ngôn độc lập
- Nghị lực sống phi thường: Nhật kí trong tù ( các bài Trên đường, 4 câu đề từ)
- Tấm lòng vì nước vì dân: Câu trả lời các nhà báo nước ngoài năm 1946
 4. Bước 4: Củng cốbài học: 8 phút
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trọng tâm kiến thức cần truyền đạt
Nội dung tích hợp
Dựa vào ghi nhớ SGK, trả lời câu hỏi trắc nghiệm để khái quát nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Chia nhóm thảo luận: về bài học sống cho bản thân sau khi học xong bài thơ?
Chơi trò học thuộc thơ
III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung:
- Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu dân, yêu nước của Nguyễn Trãi.
2. Giá trị nghệ thuật:
Ngôn ngữ thơ bình dị tự nhiên, đan xen câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn.
3.Giá trị giáo dục:
- Tình yêu thiên nhiên đất nước,
- Tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân.
- ý thức trách nhiệm, lối sống vị tha cao thượng, vì lợi ích chung
 - nghị lực sống phi thường, luôn biết vươn lên làm chủ hoàn cảnh, niềm tin vào tương lai
Học xưa để biết nay. Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh là hai con người tiêu biểu cho hai thời đại nhưng đều là kết tinh cốt cách Việt Nam. Thế hệ trẻ cần noi theo để tiếp nối.
5. Bước 5: Hướng dẫn học bài: 2 phút
Học thuộc lũng và tập đọc diễn cảm bài thơ
Tỡm thờm những bài thơ khỏc của Nguyễn Trói và Hồ Chớ Minh thể hiện tỡnh yờu thiờn nhiờn, yờu đời, yờu dõn, yờu nước. Từ đú rỳt ra bài học cho bản thõn.
Soạn bài tiếp theo: Tiết 39: Túm tắt văn bản tự sự

Tài liệu đính kèm:

  • docCanh ngay he Nguyen Trai(1).doc