Giáo án Ngữ văn 10 tiết 38: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 38: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm. Bài thơ là một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, đậm chất trí tuệ.

- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.

2. Kĩ năng: Biết cách đọc - hiểu một bài thơ Nôm Đường luật.

3. Thái độ: Hiểu đúng quan niệm sống “nhàn” của ông, thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.

4. Định hướng phát triển các năng lực: Hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu, năng lực cảm thụ văn học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, thảo luận nhóm

 

docx 3 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 6687Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 38: Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 – Tiết 38
Ngày soạn: 21/11/2016
Đọc văn
NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm -
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- Cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm. Bài thơ là một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, đậm chất trí tuệ.
- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.
Kĩ năng: Biết cách đọc - hiểu một bài thơ Nôm Đường luật.
Thái độ: Hiểu đúng quan niệm sống “nhàn” của ông, thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Định hướng phát triển các năng lực: Hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu, năng lực cảm thụ văn học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, thảo luận nhóm
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh phòng học, bảng tên.
Kiểm tra bài cũ: 1- Cảnh mùa hè ở trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống. Em hãy tìm những chi tiết thơ nào biểu hiện điều ấy?
 2- Ngoài cảm xúc trước thiên nhiên, bài thơ còn thể hiện tình cảm gì đáng trân trọng của Nguyễn Trãi? 
Bài mới:
	Thế kỷ XVI, chế độ phong kiến có những biểu hiện khủng hoảng, nội dung thơ văn của một số tác giả hướng đến đề cao vấn đề đạo đức. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những tác giả có khuynh hướng ấy. Sống gần trọn thế kỉ XVI (1491-1585), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến biết bao điều bất công ngang trái, thối nát của các triều đại phong kiến Việt Nam: Lê, Mạc, Trịnh. Xót xa hơn, ông thấy cả sự băng hoại đạo đức của con người: “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử/ Hết cơm hết rượu hết ông tôi”.
	Làm quan một thời gian, ông cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà với triết lý: “Nhàn một ngày là tiên một ngày”. Quan niệm ấy thể hiện như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Nhàn của ông.
TIẾN TRÌNH 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- GV yêu cầu HS đọc Tiểu dẫn SGK/128
´Nêu những nét cơ bản về con người và cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
´ Sự nghiệp thơ của NBK? 
´Thơ của NBK có đặc điểm gì?
- Đặc điểm: mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội .
´Nêu xuất xứ của bài thơ Nhàn? Xác định thể loại? Chủ đề của tác phẩm?
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản.
Việc 1:Vẻ đẹp về cuộc sống.
- Gọi một HS đọc tác phẩm.
´Theo em nhàn có nghĩa là gì?
- GV: Thơ của NBK có cả trăm bài cả chữ Hán lẫn chữ Nôm đề cập đến nhàn-> thể hiện rõ một quan niệm sống mà cả cuộc đời của Bạch Vân cư sĩ đã thực hiện.
´Mở đầu bài thơ tác giả đã kể đến 3 dụng cụ lao động tượng trưng cho điều gì?
´Cách dùng số từ và nhịp điệu trong câu thơ thứ nhất có ý nghĩa gì ?
´Hai câu thơ đầu cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng của tác giả ntn?
-GV: Cuộc sống này gợi nhớ đến cuộc sống của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn: 
Một cày một cuốc thú nhà quê/ 
Áng cúc lan chen vãi đậu kê/ 
 (Thuật hứng – bài 3) 
´Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt ở câu 5,6 có gì đáng chú ý? 
- GV: Mọi thứ đều gần gũi sẵn sàng, cần đâu có đó. Phải có một bản lĩnh lớn. Một tình yêu thiên nhiên sâu sắc thì nhà thơ mới tạo được cho mình sự ung dung, giản dị đó.
´-Qua đó cho ta biết cuộc sống của một ông Trạng ở ẩn ntn?
- GV liên hệ với NTrãi: 
Cơm ăn chẳng quản dưa muối/ 
Áo mặc nài chi gấm thêu. (Trần tình – bài 22)
(Đạm đi với thanh: đạm bạc mà thanh cao)
Việc 2: Vẻ đẹp về nhân cách và trí tuệ
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ 
Người khôn, người đến chốn lao xao.
´-Em hiểu ntn là nơi vắng vẻ, chốn lao xao ?
´-Từ đó cho ta thấy quan điểm dại – khôn của tác giả ntn? (Lưu ý đến thời đại ông đang sống)
- Giảng: Nguyễn Trãi đúc kết: 
Dưới công danh đeo khổ nhục / Trong dại dột có phong lưu. Hay : Cho hay đường lợi cực quanh co. NBK cũng từng viết: 
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại/
 Dại chốn văn chương ấy dại khôn; 
Khôn mà hiểm độc là khôn dại/ 
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
Trong sự nhiễu nhương của thế sự nếu cứ một mực bon chen để đạt được danh vọng bằng mọi giá thì con người sẽ đánh mất nhân phẩm trở thành kẻ xấu. Xã hội rối ren, loạn lạc hơn cũng vì những sự giành giật ấy. Đây là cách nói ngược hóm hỉnh giàu chất triết lí.
´-Tác dụng biểu đạt của nghệ thuật đối trong 2 câu 3- 4?
´-Điển tích nào được sử dụng ở câu 8? Cái say và giấc chiêm bao ở 2 câu cuối thể hiện ý nghĩa, quan niệm gì?
HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết.
´ Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Quan niệm này là tích cực hay tiêu cực? Vì sao?
´-Em có nhận xét gì về cách nói triết lí của NBK? 
- GV chốt: + Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những suy vi, bất ổn thì quan niệm nhàn của NBK đáng trân trọng. Xa lánh lợi danh để giữ mình và góp phần làm cho dân, đất nước bớt đi nỗi khổ. (Đó là chưa kể ông nhàn thân mà không nhàn tâm).
+ Sâu sắc vui đùa, hóm hỉnh, giàu cảm xúc , nói bằng sự trải nghiệm của bản thân.
 *Giáo dục tư tưởng: Lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tâm gương về nhân cách cao đẹp, trong sạch. Trong cuộc sống, chúng ta không nên chạy đua theo tiền tài, danh vọng mà đánh mất mình. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta từ bỏ ước mơ, hoài bão. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong thời kì nhiễu nhương, ô trọc nên chọn cách lánh đời. Còn chúng ta, sống trong thế giới văn minh, tiến bộ, chúng ta phải cố gắng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước, tạo dụng chỗ đứng cho mình trong xã hội hiện đại.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) quê ở Vĩnh Bảo – Hải Phòng.
- Đỗ Trạng nguyên, làm quan cho nhà Mạc, sau đó cáo quan về ở ẩn.
- Là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “chí để ở nhàn dật”.
- Là nhà thơ lớn của dân tộc.
- Tác phẩm chính:
+ Chữ Hán: Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài)
+ Chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi (trên 170 bài)
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Trích trong Bạch Vân quốc ngữ thi 
- Nhan đề: do người đời sau đặt nhưng cũng là một sự tri âm với tác giả. Chữ nhàn trong bài nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế.
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Chủ đề: Ngợi ca chữ nhàn trong cuộc sống ẩn dật khi từ bỏ chốn quan trường.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Vẻ đẹp cuộc sống
- Hoàn cảnh sống: 
“Một mai, một cuốc, một cần câu”
+ mai, cuốc, cần câu: vật dụng lao động -> con người đã sẵn sàng cho cuộc sống lao động
+ Nhịp thơ 2/2/3 + số từ -> tinh thần ung dung, tự tại
“Thơ thẩn, dầu ai vui thú nào”
-> Nhịp 2/2/3 + đại từ thay thế + Giọng đắc ý àVui thích với lối sống mình đã chọn.
à Sống thuần hậu, tự do tự tại với thiên nhiên và với chính mình.
- Sinh hoạt hằng ngày:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
+ Ăn: măng trúc, giá -> sản vật của tự nhiên và kết quả của sức lao động
+ Tắm: hồ sen, ao -> dân dã, tự nhiên
 Nghệ thuật: Đối chỉnh, liệt kê, hình ảnh gợi hương sắc, giọng thanh thản 
=> Cuộc sống thanh đạm, giản dị trở về với tự nhiên, hoà mình cùng tự nhiên.
àNhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.
2. Vẻ đẹp về nhân cách và trí tuệ
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ 
 Người khôn, người đến chốn lao xao.
- Nơi vắng vẻ: ít người qua lại -> yên tĩnh, tự do, thư thái.
- Chốn lao xao: đông người, chen chúc -> chốn cửa quyền, danh lợi, hiểm hóc. 
 - Cách nói ngược hóm hỉnh, triết lí, đối. => Sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt . Vẻ đẹp của nhân cách NBK.
àNhàn là nhận dại về mình, nhường khôn về người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
 Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
- Uống rượu cội cây: Thú tiêu dao của bậc trí thức.
- Điển tích phú quý tựa chiêm bao + giọng nhẹ nhàng, ý thâm thuý -> Nhận thức công danh, của cải, phú quý chỉ là giấc mộng, không cần mưu cầu, tranh đoạt.
à được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng phép đối, điển cố.
- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.
2. Ý nghĩa văn bản:
 Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.
Củng cố
´ Quan niệm sống nhàn của NBK là gì?
a. Không vất vả, cực nhọc.
b.Không quan tâm đến xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.
c. Xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao, hòa hợp với thiên nhiên.
 Dặn dò:
- HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, học bài.
- Ra bài tập về nhà: Bản chất chữ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Vẻ đẹp chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
- Chuẩn bị bài: Đọc “Tiểu Thanh kí”
1/ Tìm hiểu lai lịch Tiểu Thanh? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
2/ So sánh giữa phần nguyên văn và bản dịch để hiểu chính xác bài thơ?
3/ Tác giả muốn nói gì trong 4 câu đầu của bài thơ, nhất là 2 câu 3-4.
4/ Em hiểu như thế nào về câu: Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi?
5/ Theo em, ở câu thứ 6, tác giả muốn nói điều gì? Giữa Tiểu Thanh và Nguyễn Du có gì gặp nhau về thân phận.
6/ Đọc 2 câu cuối của bài thơ, em nghĩ thế nào về tâm trạng của Nguyễn Du?
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_14_Nhan.docx