Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 40: Đọc văn Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 40: Đọc văn Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tiết 40: Đọc văn

NHÀN

Nguyễn Bỉnh Khiêm

I.Mục tiêu bài học:

 Giúp HS:

1.Kiến thức

-Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.

-Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của NBK.

2.Kỹ năng

- Biết cách đọc hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm; biết cách đọc bài thơ giàu triết lý thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng việt: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị.

3.Thái độ

 Yêu thơ NBK và từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 

doc 6 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2321Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 40: Đọc văn Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
Họ tên : Kiều Thị Thảo
Lớp: K39C Sư Phạm Ngữ Văn
Mssv:135d1402170145
Tiết 40: Đọc văn 	
NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm
I.Mục tiêu bài học:
 Giúp HS:
1.Kiến thức
-Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.
-Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của NBK.
2.Kỹ năng
- Biết cách đọc hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm; biết cách đọc bài thơ giàu triết lý thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng việt: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị.
3.Thái độ
 Yêu thơ NBK và từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
II.Phương tiện thực hiện: 
Phương tiện
+Giáo viên: SGK,SGV,Sách Thiết ké bài giảng Ngữ Văn 10 tập 2,giáo án,phấn
+Học sinh: SGK,Vở soạn bài,vở ghi,đồ dùng học tập
Phương pháp:Diễn giảng,phát vấn,đàm thoại,đặt câu hỏi
III. Tiến trình dạy học.
1.Ổn định tổ chức(1p)
+ Vệ sinh
+Trang phục
+Bàn ghế
+Sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ(5p)
Bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “Cảnh ngày hè” – NT
3.Lời vào bài:
Vào những năm (1438-1439)có một vị quan thời Hậu-lê do bất mãn với triều đình với thế sự mà đã cáo quan về ở ẩn.Và khi về ở ẩn Ông ấy đã tìm cho mình một lối sống rất than h cao,giản dị,đó là để tâm hồn mình hòa hợp với thiên nhiên và con người.Trong thời gian đó đã có rất nhiều những bài thơ được ra đời: Côn Sơn Ca
“Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu thanh mát ta ngâm thơ nhàn”
Hay “Cảnh ngày hè”
Và hơn 100 năm sau ở Vĩnh Bảo-Hải Phòng cũng có vị quan cáo quan về ở ẩn đó là trạng trình NBK,khi về ở ẩn NBK cũng chọn cho mình lối sống thanh tao,nhàn nhã,thế nhưng ở hai lối sống này có sự khác biệt: Với Nguyễn Trãi lối sống nhàn của ông: thân nhàn nhưng tâm không nhàn,còn với NBK ông lại cho rằng nhàn cả về tâm lẫn thể xác,không vướng bịu bất cứ điều gì.Lối sống đó đã được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Nhàn”
 4.Dạy bài mới
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1 Tìm hiểu tiểu dẫn.
 Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của NBK?
HS trả lời và gv chốt ý
 Khi làm quan,ông dâng sớ vạch tội và chém đầu 18 tên lộng thần.Vua không nghe ,ông bèn cáo quan về ở ẩn
Khi về ở ẩn ông đã tìm cho mình lối sống khoáng đạt,hòa hợp với thiên nhiên lấy tên hiệu.
Sau đó ông còn dạy học ,có rất nhiều học trò của là người nổi tiếng,đõ đạt:Nguyễn Dữ
Ông không chỉ có vốn kiến thức trên các lĩnh vực chính trị,xã hội,thơ văn mà ông còn có tài đoán định tương lai,vì thế ông là người có tầm ảnh hưởng rất lớn.
I. Tìm hiểu chung (7p)
1. Tác giả
*Xuất thân
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), sống thế kỉ XV-XVI
-Quê: Làng Trung Am,nay thuộc xã Lí Học,huyện Vĩnh Bảo,ngoại thành Hải Phòng
- Năm 1535 đỗ Trạng Nguyên,làm quan dưới triều Mạc
-Hiệu Bạch vân cư sĩ
-Được học trò suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử (người thầy sông Tuyết).
*Con người
-Học vấn uyên thâm.
-Tính ngang tàng,cương trực
-Vị quan thanh liêm,chính trực
- Có tấm lòng ưu thời mẫn thế, yêu nước, thương dân,coi thường danh lợi
2. Sự nghiệp sáng tác
*Đặc sắc thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:
+ Mang đậm chất triết lí, giáo huấn.
+ Ca ngợi chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn.
+ Phê phán chiến tranh PK, sự mục nát của giai cấp thống trị và thói đời suy đạo.
*Các tác phẩm: Bạch Vân am thi tập- gồm 700 bài thơ chữ Hán; Bạch Vân quốc ngữ thi- khoảng trên 170 bài thơ chữ Nôm.
-> Là nhà thơ lớn của dân tộc
Nêu xuất xứ, chủ đề,xác định thể loại và bố cục?
Gv hướng dẫn cách đọc với giọng thong thả, nhẹ nhàng; hóm hỉnh (câu 3-4); thanh thản, thoải mái (4 câu cuối).
3.Bài Thơ
- Xuất xứ: Bài thơ Nôm số 73 thuộc tập Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhan đề trên do người đời sau đặt.
-Chủ đề: Ca ngợi chữ “nhàn”trong cuộc sống ẩn dật và khắc họa vẻ đẹp chân dung NBK
-Thể loại và bố cục
+ Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Bố cục: 2/2/2/2(Đề-thực-luận-kết)
-Cuộc sống nhàn đã được thể hiện như thế nào trong 2 câu thơ đề?(Liệt kê gì?điệp từ?Nhịp thơ?
HS suy nghĩ và trả lời
II. Đọc- hiểu văn bản:
Hai câu đề(7p):Giới thiệu cuộc sống Nhàn
“Một mai,một cuốc,một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Câu 1: - Liệt kê dụng cụ lao động: Cày, cuốc, cần câu: Cuộc sống thuần hậu, giản dị giữa thôn quê như của một “lão nông tri điền”
- Điệp từ: “Một” nhắc lại 3 lần.
- Nhịp thơ: 2/2/3 đều đặn và chậm rãi thể hiện sự ung dung, thanh thản trong cuộc sống và công việc 
=> Cuộc sống rất giản dị,đơn sơ,cuộc sống đã sẵn sàng, chu đáo,cũng rất thanh cao
 Câu2- Từ láy: “thơ thẩn”:
-Cụm từ “dầu ai vui thú nào
=> sống ung dung, điềm nhiên, trạng thái thoải mái, không vướng bận, tha hồ dong duỗi, không để điều gì làm ưu tư, phiền muộn. Đó là sự nhàn tản, thư thái, thảnh thơi, lòng không vướng bận chút cơ mưu, tự dục. 
>>>>Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cs nhàn tản, gần gũi với dân với sự ung dung, thanh thản, thư thái, hài lòng, thích thú cuộc sống thôn quê
=>Mỗi từ , mỗi chữ được NBK sử dụng rất đắt, rất tinh tế, hiệu quả .
Đọc đến đây, chắc mỗi người trong chúng ta thấy thấm thía và hài lòng vì cuộc sống mình đang có. Chúng ta đang sống một cuộc sống thôn quê thanh thản, thoái mái mặc dầu không giàu sang, vương giả nhưng không kém phần thanh cao, như vậy, càng thêm yêu cuộc sống , quý trọng tác giả
Nếu hai câu đề tg nêu vấn đề thì hai câu thực triển khai vấn đề, NBK đã triển khai vấn đề gì ta cùng tìm hiểu 
- Sức nặng của hai câu thơ rơi vào những từ ngữ nào?
Dại, khôn.
- Quan niệm dại, khôn được thể hiện như thế nào?
Từ vốn hiểu biết về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm, em hiểu như thế nào về quan niệm dại, khôn của tác giả? 
- Từ sự thực về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm- một người vừa thông tuệ vừa tỉnh táo trong thái độ xuất-xử và trong cách chọn lẽ sống, việc dùng từ “dại”, “khôn” ko mang nghĩa gốc từ điển (dại- trí tuệ thấp kém ,khôn- trí tuệ mẫn tiệp) mà là cách nói ngược nghĩa, hàm ý thâm trầm, sâu sắc.
Quan niệm này còn có ý nghĩa với thời nay nữa k?
2. Hai câu thực. 6p
** Quan niệm dại, khôn:
* Biện pháp đối rất chuẩn: 
ta >< người
dại >< khôn
vắng vẻ>< lao xao
-> NBK đã tạo nên hệ thống từ ngữ đối lập nhau nhằm bộc lộ rõ thái độ của mình: cho thấy sự khác biệt giữa ông & những người khác đó là cách lựa chọn cho mình một cuộc sống” lánh đục tìm trong”.
* Biện pháp ẩn dụ: 
- “Nơi vắng vẻ’
+ Là nơi ít người, ko có ai cầu cạnh ta và ta cũng ko cần cầu cạnh ai.
+ Là nơi tĩnh lặng, hoà hợp với thiên nhiên trong sạch, tâm hồn con người thư thái.
 Là hình ảnh ẩn dụ chỉ lối sống thanh bạch, ko màng danh lợi, hòa hợp với tự nhiên, yên ả, êm đềm.
- “ Chôn lao xao”
+ Là nơi ồn ào.
+ Là nơi có cuộc sống sang trọng, quyền thế, con người sống bon chen, đua danh đoạt lợi, thủ đoạn hiểm độc.
=>Như vậy “Dại “ ở đây thể hiện một lối sống cao đẹp , một tư tưởng , nhân cách thanh cao, không màng danh lợi , không nuôi cơ mưu, không chịu luồn cúi, mua danh, bán tước, tham những điều phù phiếm. 
Đây là cách nói ngược, dại thực chất là khôn, còn khôn thực ra lại là dại .
Đúng như ông đã nói:
“ Khôn mà khôn độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”
 (Thơ Nôm-94)
=>2 câu thực nhấn mạnh vẻ đẹp nhân cách NBK: về với thiên nhiên, sống thoát khỏi vòng danh lợi để tâm hồn an nhiên, khoáng đạt.
=> Người thông tuệ, tỉnh táo ở cách xuất xử, chọn lẽ sống; hóm hỉnh đùa vui trong cách nói ngược.
Tìm đến nơi vắng vẻ NBK đã tìm thấy gì trong cuộc sống.
Trong bài khái quát chúng ta đã học tính quy phạm của văn học trung đại, hai dòng thơ này biểu hiện như thế nào?
Em hiểu gì về cuộc sống 4 mùa đó?
Gv so sánh bổ sung: Cũng gói gọn bốn mùa trong 2 câu, Nguyễn Du viết: “Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân” sử dụng hình ảnh ước lệ trang trọng, đài các.hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng các hình ảnh dung dị, mộc mạc, thấy gì kể vậy, đầm ấm, chân thành...
Chúng ta tìm thấy mình trong hai câu thơ của NBK.
3. Hai câu luận 6p
* Bức tranh tứ bình về cuộc sống 4 mùa
- Thu: măng trúc
- Đông: Giá đỗ
-> món ăn dân dã, thanh đạm nhưng không khắc khổ, cơ cực
- Xuân: Tắm hồ sen
- Hạ: Tắm ao
->thú vui thanh bần, không kiểu cách. ->lối sinh hoạt giản dị.
=>Bức tranh tứ bình về cs có mùi vị, có hương sắc, không nặng nề, không ẩm đạm.
sự hài lòng với lối sống giản dị và thanh cao.
=>Con người thuận theo tự nhiên , hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, mùa nào ứng với thu vui ấy, bình dị mà không kém phần thanh cao.
Nguyễn Bỉnh Khiêm hòa cùng sinh hoạt của người nông dân. Ta không còn thấy một Trạng Trình, không thấy tư thế cao ngạo , chiễm trệ của một ông quan mà chỉ hiện lên ở đây một lão nông tri điền\
=> Xu hướng bình dị.
Hai câu kết tác giả nêu lên nội dung gì?
- Nguyễn Bỉnh Khiêm dẫn điển tích về giấc mộng của Thuần Vu Phần, ý nghĩa?
" Ông tìm đến rượu, uống say để chiêm bao nhưng tìm đến “say” như vậy lại là để “tỉnh”, để bừng thức trí tuệ, khẳng định lẽ sống đẹp của mình.
4. Hai câu kết. 7p
- Điển tích về Thuần Vu Phần" phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.
-> Thái độ coi thường phú quý, danh lợi: phú quý, danh lợi chỉ như một giấc mơ dưới gốc hòe, thoảng qua, chẳng có ý nghĩa gì.
=>Quan niệm sống: phủ nhận phú quý, danh lợi, khẳng định cái tồn tại vĩnh hằng là thiên nhiên và nhân cách con người.
=> Nguyễn Bỉnh Khiêm là một triết gia có trí tuệ uyên thâm, nắm vững lẽ biến dịch, hiểu thấu qui luật hoạ/ phúc, bĩ / thái.
- Triết lí: danh vọng, tiền tài cũng chỉ là phù du, hư vô .Tất cả sẽ vô nghĩa sau một cái khép mắt khẽ khàng. =>cái nhìn của một bậc đại nhân, đại trí.
->ý nghĩa: Con người sống ở trên đời nên thuận theo lẽ đời, thuận theo tự nhiên, sông sao cho thanh thản. Đùng vì dục vọng của mình mà bất châp tất cả.Tât cả rồi chỉ như một giấc mơ.
Hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- Từ quá trình tìm hiểu bài thơ trên, em hiểu bản chất chữ “nhàn” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
- Vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ trên?
III. Tổng kết bài học: 7p
1.Nội dung:
* Khẳng định quan niệm sống nhàn của NBK: hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi
=> Lối hành xử của nhiều nhà nho có nhân cách xưa.
* Bài thơ dựng lên bức chân dung cuộc sống, nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: 
- Vẻ đẹp cuộc sống: đạm bạc, giản dị mà thanh cao.
- Vẻ đẹp nhân cách: vượt lên trên danh lợi, coi trọng lối sống thanh bạch, hòa hợp với tự nhiên, giữ gìn cốt cách thanh cao, trong sạch
=> 
* Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi, quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực .
2. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ: giản dị, hàm súc, giàu chất triết lí.
- Cách nói đối lập, ngược nghĩa thâm trầm, giàu chất triết lí.
- Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí sâu xa , phát huy cao độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật.
=> Tính quy phạm và việc phá vở tính quy phạm.
=> Xu hướng bình dị
IV. Củng cố, dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_14_Nhan.doc