Giáo án Ngữ văn 10 tiết 42 Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 42 Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

 Tiết theo PPCT: 70

 Ký duyệt:

 Tiếng việt:

 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

 SINH HOẠT

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

 - Có những hiểu biết về cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong PCNN sinh hoạt.

 - Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc - hiểu VB và làm văn.

 - Thực hành làm các bài tập

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 

doc 6 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1626Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 42 Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/01/2007
 Tiết theo PPCT: 70 
 Ký duyệt: 
 Tiếng việt:
	 phong cách ngôn ngữ
 sinh hoạt
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
 - Có những hiểu biết về cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong PCNN sinh hoạt.
 - Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc - hiểu VB và làm văn. 
 - Thực hành làm các bài tập
 B. phương tiện thực hiện 
 - SGK, SGV
 - Thiết kế bài học.
 C. CáCH THứC TIếN HàNH
 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi
 tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
 D. tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Giới thiệu bài mới :
 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được toàn dân sử dụng trong đời sống hằng ngày: Giao tiếp trong gia đình, giao tiếp giữa bạn bè,...Đề tài là những việc cụ thể, lắm khi vụn vặt, nảy sinh trong cuộc sống thường nhật. Mục đích là để bày tỏ ý nghĩ, tình cảm với nhau.
 Làm thế nào để nắm được cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong PCNN sinh hoạt. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
II. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong PCNN sinh hoạt:
1. Về ngữ âm, chữ viết
a. VD:
Nhận xét về cách sử dụng âm thanh, chữ viết trong cá VD sau?
( GV đưa ra VD đã chuẩn bị sẵn và hướng dẫn HS xem VD trong SGK )
b.Kết luận:
Qua VD, hãy rút ra nhận xét về mặt âm thanh, chữ viết trong PCNNSH? 
2. Về từ ngữ:
a. VD:
Xét VD. Từ nào thuộc PCNNSH?ý nghĩa?
( GV đưa ra VD đã chuẩn bị sẵn và hướng dẫn HS xem VD trong SGK )
b. Kết luận:
Đặc điểm nổi bật của việc sử dụng từ ngữ trong PCNNSH?
3. Về kiểu câu:
a. VD
Xét VD sau
b.Kết luận:
Đặc điểm về kiểu câu của PCNNSH ? 
4. Về biện pháp tu từ :
a. VD:
 Em hiểu những câu trong VD này như thế nào?
Tương tự hướng dẫn HS xem VD trong SGK
b. Kết luận:
( GV hướng dẫn HS rút ra kết luận )
5. Về bố cục, trình bày:
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
( Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài)
2. Bài tập 2:
( HS đọc Yêu cầu đề bài )
2. Bài tập 4:
( HS đọc Yêu cầu đề bài )
Điều chỉnh, bổ sung:
* VD1:
- Dạo này Bác có khoẻ không?
 Thì vưỡn ( vẫn)
- Vô đi, mầy không vô hả? ( mày )
- Con đi à nghen! ( nhé )
- Từ từ hẵng đi ( hãy )
{-> Những từ ngữ dùng theo thói quen phát âm địa phương - hiện tượng biến âm của từ.
* VD 2: ( SGK )
- Người ta thường phát âm thoải mái theo cách phát âm quen thuộc của mỗi người, kèm theo hiện tượng biến âm của một số từ ngữ 
 + nhá, nghen - nhé , nghe
 + mấy lị - với lại 
 + hẵng - hãy 
 + vưỡn - vẫn
 .....
- Giọng nói trong PCNNSH thay đổi tuỳ thuộc vào tâm trạng của người nói và tình huống nói năng: nói đứt quãng, liến thoắng hay kéo dài ...Kèm theo là ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...
- Ngữ âm trong PCNNSH rất đa dạng, phong phú: Nói oang oang, nói nhỏ nhẹ, nói rủ rỉ , nói liến thoắng ...
=> Tất cả đều diễn ra theo hướng tự nhiên, thoải mái tuỳ thuộc vào tình huống nói chuyện.
* VD1:
 - Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết mà phải trốn như giặc. ( Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan )
- Loan đã về đấy ư ?
- Ngon chưa từng thấy ( ngon cực kì ) -> Chỉ mức độ tột cùng
- Thôi! Thế là tan chiếc cốc rồi -> Sự oán tiếc, chán nản
=> Từ ngữ mang tính cụ thể, giàu tính biểu cảm, cảm xúc.
* VD 2: SGK
 - PCNNSH thường dùng những từ ngữ biểu cảm, thể hiện
trực tiếp thái độ và cảm xúc của người nói ( có thể mang tính suồng sã, thông tục )
- Trong lời nói hàng ngày, để chỉ mức độ tột cùng, người ta thường dùng từ ngữ biểu cảm: Cực kì, chưa từng thấy, khủng khiếp, ghê hồn, dễ sợ, mê li ...
- Đặc biệt PCNNSH dùng nhiều:
 + Tình thái từ : à, ư, nhỉ, nhé
 + Phó từ nhấn mạnh: cả, ngay, chính, nào... nào ...
 + Từ ngữ đưa đẩy: Nói bỏ ngoài tai, nói dại mồm dại miệng, nói khí không phải ...
 + Thán từ hoặc tổ hợp được dùng như thán từ : ôi, chao ôi, mẹ bố chúng nó, mẹ kiếp ...
 + Lối nói có tính thành ngữ: Chửi địa lên, trốn như trốn giặc, dẫn xác tới ...
 + Từ ngữ có liên quan trực tiếp đến nhân vật giao tiếp: Tao, mày, tơ, đằng ấy ...
* VD 1:
- Nam nói với các bạn:
 Đi nào! ( Không cần nói đủ " Chúng ta đi nào " mà người nghe vẫn hiểu - câu cầu khiến )
- Bà đi đâu về đấy ạ? ( kiểu câu nghi vấn ) 
- Tao đã bảo tao không đòi tiền. ( Câu trần thuật )
- Hôm nay người tôi nó mệt thế nào ấy.
* Đặc điểm:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dùng tất cả các kiểu câu: Câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trần thuật với tính cụ thể, sinh động của nó.
- Ngoài ra PCNNSH còn dùng một số kết cấu câu riêng, ít thấy ở phong cách khác như:
 + Dùng " nó " làm chủ ngữ giả
 + Dùng kết cấu với " thì, là " đặt ở đầu câu
 + Dùng cấu trúc với nhiều từ ngữ chêm xen như " thì, là, rất là, thì là , ấy là ..."
* VD 1:
Trong sổ lưu niệm, một người viết:
 " Vân ơi, Vân cà chua ơi, Vân nhà văn tương lai ơi. Cái bóng ma chia tay nó lù lù kia rồi, mình sợ cái bóng ma ấy quá!Vân ơi chúng mình lập một hội với nhau, 5 năm nữa gặp nhau xem lúc ấy, mỗi đứa đã thế nào. Có đứa nào đã lấy chồng chưa? Đứa nào trước được gọi là ... bác."
-> Có thể hiểu:
 + Vân cà chua = Vân có hai má luôn hồng
 + Vân nhà văn tương lai = Vân học giỏi văn
 + Cái bóng ma chia tay = ẩn dụ tu từ
 + Đã thế nào = Đã thay đổi như thế nào	
 + Đứa nào trước = Đứa nào lấy chồng trước 
 => Lối nói so sánh, ví von ẩn dụ.
* VD 2 - SGK 
- Phong cách NNSH ưa dùng lối ví von, so sánh để có thể miêu tả sự vật một cách sinh động -> Vận dụng tất cả các BPTT trong PCNNSH có giá trị thể hiện tình cảm, cảm xúc của lời nói.
 ( Biện pháp nói quá, nói giảm cũng được dùng rát nhiều trong PCNNSH )
- Tính diễn biến tự nhiên được thấy rất rõ ở PCNNSH: Cảm xúc, ý tưởng, đề tài luôn luôn thay đổi.
- Do tính trực tiếp, ít được chuẩn bị nên có những đoạn, câu, từ ngữ trùng lặp, hoặc cố ý, hoặc vô ý.( Để nhấn mạnh, do không nhớ ) 
- Sử dụng các từ ngữ mang sắc thái địa phương, cụ thể:
 + Đoạn 1: Mét, má, nghen, nè, chị Hai, trái gì - Câu chuyện xảy ra ở Nam bộ
 + Đoạn 2: u, hẵng, lên giường lên diếc - Câu chuỵên xảy ra ở Bắc Bộ.
- Về kiểu câu, chú ý các trường hợp:
 + ... thằng Bình nó cởi truồng ...
 + ... nhà tôi nó chào u ... 
-> Dùng chủ ngữ giả
- Có thể dùng cách diẽn đạt sinh động sau: Chạy đằng trời cũng không thoát; trời sập cũng đi; cho kẹo cũng không làm; có chết cũng không ăn ...
- Khi làm bài văn nghị luận tức bày tỏ ý kiến, lập trường, quan điểm vè một vấn đề nào đó trong đời sống XH, trong văn học; HS không nên dùng kiểu diễn đạt của PCNNSH mà phải theo phong cách NN chính luận.

Tài liệu đính kèm:

  • doc42 Pong cach ngon ngu sinh hoat.doc