CẢM XÚC MÙA THU
(Thu hứng) Đỗ Phủ.
Tiết theo phân phối chương trình: Tiết 47 – đọc văn
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh.
- Qua việc tiếp nhận văn bản, củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ.
3. Tư tưởng, tình cảm: có sự cảm thông và chia sẻ với nhà thơ.
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Giáo án tuần 16 Ngày soạn:27/11/2010 CẢM XÚC MÙA THU (Thu hứng) Đỗ Phủ. Tiết theo phân phối chương trình: Tiết 47 – đọc văn I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh. - Qua việc tiếp nhận văn bản, củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ. 3. Tư tưởng, tình cảm: có sự cảm thông và chia sẻ với nhà thơ. II CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: P: K:. 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút) Kiểm tra vở soạn của HS. 3. BÀI MỚI * Giới thiệu bài mới: : buồn trước mùa thu là chủ đề ngâm vịnh của thi nhân thời cổ, ở TQ hay ở VN cũng vậy.Cảnh thu hiu hắt ở Quỳ Châu, nơi nhà thơ ngụ cư cách xa quê nhà mấy ngàn dặm, đã gợi nỗi buồn sâu thẳm trong tâm hồn nhà thơ. * Phương pháp: đọc diễn cảm, trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi, bình. * Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ, tài liệu chuẩn TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHẦN GHI BẢNG Hoạt động1: tìm hiểu chung Yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn- sgk. CH1: Phần tiểu dẫn nêu nội dung gì? Các ý chính của nó? CH2: Hoàn cảnh sáng tác chùm thơ Thu hứng? Vị trí, ý nghĩa bài thơ sẽ học? Hs đọc bài thơ. Gv hướng dẫn đọc với giọng: chậm, buồn, trầm uất ở bốn câu đầu, tha thiết ở 4 câu cuối. Hoạt động 2: hướng dẫn đọc hiểu CH3: Ở câu 1-2, những cảnh vật nào được miêu tả? Sắc thái của chúng? So sánh bản nguyên tác và dịch thơ để thấy rõ sắc thái của cảnh trong cảm nhận của Đỗ Phủ? Đó là cảnh thu ở đâu? CH4:Điểm khác biệt của nó so với cảnh thu trong thơ Việt Nam (thơ Nguyễn Khuyến...)? CH5: Các hình ảnh thiên nhiên được miêu tả ở câu 3- 4? So sánh nguyên tác và dịch thơ? Nhận xét về sắc thái của cảnh thiên nhiên ở đây? (Thiên nhiên vận động ntn? Nó có tĩnh tại như ở câu 1-2?) CH5: Nhận xét về sự thay đổi của tầm nhìn từ 4 câu đầu đến 4 câu sau? Tại sao có sự thay đổi ấy? CH6: Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu 5- 6? CH7: Các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng trong hai câu đó là gì? ý nghĩa của chúng? CH8: So sánh nguyên tác và dịch thơ? Tâm trạng của tác giả được bộc lộ ntn ở 2 câu trên? CH9: Có gì đặc biệt trong cách kết thúc bài thơ? Đó có phải là hai câu tả cảnh đơn thuần không? Tại sao? CH10: Nhận xét về mối quan hệ giữa tình thu và cảnh thu ở 4 câu sau? CH11: Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Hoạt động 3: hướng dẫn tổng kết CH12: ý nghĩa của văn bản? CH13: đặc sắc nội dung và nghệt huật của bài thơ? Hoạt động 4: hướng dẫn làm bài tập GV hướng dẫn cho HS về nhà làm bài tập. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: (712- 770) Nhà thơ hiện thực vĩ đại, được người Trung Quốc tôn vinh là “thi thánh”. 2. Tác phẩm: “Thu hứng” gồm 8 bài thơ, đây là bài mở đầu được xem như “cương lĩnh sáng tác” của cả chùm thơ. II. Đọc- hiểu : 1. Bốn câu đầu: Cảnh thu với những yếu tố gợi buồn. - Hình ảnh: sương trắng, lá cây phong chuyển màu - Địa danh: núi Vu, kẽm Vu- gợi sự hiểm trở, hiu hắt, mây âm u sà giáp mặt đấtkhiến lòng người cũng buồn như cảnh. ] Cảnh thu thê lương, ảm đạm, lạnh lẽo, nặng nề, trầm uất . 2. Bốn câu sau: tình thu - Tầm nhìn của tác giả: từ xa lại gần " thu hẹp dần - Đối - Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng: Hoa cúc" Hình ảnh khóm cúc là biểu tượng cho nỗi buồn đau dằng dặc, thường trực của tác giả. - Khóm cúc nở hoa hai lần, con thuyền lẻ loi gắn với mối tình nhà và âm thanh của tiếng chày đập vải khiến lòng người khách xa xứ càng thêm sầu não. àCảnh thu ở bốn câu sau thấm đượm tình thu, khắc sâu ấn tượng về sự cô đơn, lẻ loi, u uất của kẻ tha hương nặng lòng với quê hương và lo âu cho tình hình đất nước chưa yên ổn. è Không miêu tả trực tiếp xã hội hưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời. 3. Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn. III. Tổng kết 1.Ý nghĩa văn bản: bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả. 2. Nội dung: Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh. 3. Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình. IV. Luyện tập: Bài tập 2: “Lưỡng” là hai mà cũng phiếm chỉ số nhiều. Nở rồi lại nở, lần nào cũng nở ra nước mắt. Lệ của hoa hay lệ của con người? Không phân biệt được! Cả hai đều chung nước mắt. Bài tập 1, 3: HS tự làm 4. CỦNG CỐ: Cảm nhận chung của em sau khi học xong tiết học này? 5. DẶN DÒ: * Học bài cũ: học bài và làm các bài tập * Chuẩn bị bài mới: Soạn bài đọc thêm: “Lầu Hoàng Hạc; Nỗi oán của người phòng khuê; Khe chim kêu” - Tìm hiểu về tác giả. - Nội dung của các bài thơ. - Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. 6. RÚT KINH NGHIỆM :
Tài liệu đính kèm: