Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 52: Đoàn thuyền đánh cá (tiếp)

Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 52: Đoàn thuyền đánh cá (tiếp)

A/ Mục tiêu cần đạt: ( Như tiết 51)

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.

 - Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1.Ổn định tổ chức:( 1 phút) – 9a5: 9a8

2. Bài cũ: ( 2 phút )

 Đọc bài: “Đoàn thuyền đánh cá”.

 H: Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ?

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài

 

docx 6 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2516Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 52: Đoàn thuyền đánh cá (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52
Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ( tiếp)
Ngày soạn: 1.3.2013 ( Huy Cận) 
Ngày giảng: 
A/ Mục tiêu cần đạt: ( Như tiết 51)
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.
 - Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định tổ chức:( 1 phút) – 9a5: 9a8
2. Bài cũ: ( 2 phút )
 Đọc bài: “Đoàn thuyền đánh cá”.
	 H: Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài
Nội dung bài học 
Hoạt động của thầy
HĐcủatrò
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản( tiếp ).
Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung, liên hệ thực tiễn từ vấn đề đặt ra trong văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu.
Thời gian: 20 phút.
2/ Vẻ đẹp của những hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động.
- Bài thơ là những bức tranh đẹp, rộng lớn, lộng lẫy, kế tiếp nhau về thiên nhiên và đoàn thuyền đánh cá.
a. Cảnh biển vào đêm: 
- Vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người.
- Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khoẻ, lạ mà thật từ sự gắn kết ba sự vật và hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá.
 b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển: Vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình, với các hình ảnh đặc sắc.
c. Đẹp lộng lẫy và rực rỡ đến huyền ảo là những hình ảnh của các loài cá trên biển, giữa ánh trăng, sao và ánh nắng lúc rạng đông.
3/ Nghệ thuật:
- Bài thơ tạo được âm hưởng vừa khoẻ khoắn, sôi nổi lại vừa phơi phới, bay bổng là nhờ:
- Lời thơ dõng dạc.
- Điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới (4 lần lặp lai từ hát).
- Cách gieo vần biến hoá, linh hoạt; các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen vần cách tạo sức dội, mạnh (vần trắc); vang xa, bay bổng (vần bằng).
- GV cho Hs khái quát lại luận điểm 1.
- GV: Cho HS đọc lại đoạn 2.
HS: Phân tích vẻ đẹp của những hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động.
GV: Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ thể hiện sự hài hoà giữ thiên nhiên và con người lao động. Em hãy chọn phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1,3,4 và 7. 
- Cảnh biển vào đêm vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người do một liên tưởng so sánh thú vị của nhà thơ: “Mặt trời xuống ... đêm sập cửa”. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khoẻ, lạ mà thật từ sự gắn kết ba sự vật và hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá: “Câu hát căng buồm cùng (với) gió khơi”.
H: Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật?
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển: Tác giả đã phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình, với các hình ảnh đặc sắc (từ bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng phong phú của nhà thơ):
- Thuyền ta lái gió ... lưới vây giăng.
- Ta hát bài ca ... nhịp trăng cao.
- Sao mờ kéo ... chùm cá nặng.
=> Đẹp lộng lẫy và rực rỡ đến huyền ảo là những hình ảnh của các loài cá trên biển, giữa ánh trăng, sao và ánh nắng lúc rạng đông:
- Cá thu biển đông ... muôn luồng sáng.
- Cá song lấp lánh ... trăng vàng choé.
- Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông.
- Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
GV: Tìm hiểu về nghệ thuật.
H: Bài thơ có nhiều từ Hát, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? 
H: Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tạo nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?
HS khái quát.
- HS đọc
-HS thảo luận.
- HS trả lời cá nhân.
-HS thảo luận nhóm và trả lời cá nhân.
- HS lớp nhận xét bổ sung.
- HS Trả lời
- HS Trả lời
Hoạt động 3: Tổng kết 
Mục tiêu: khái quát được giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 9 phút.
III/ Tổng kết:
1/ Nghệ thuật.
- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.
2/ Nội dung: 
- Bài thơ ĐTĐC đã khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
* Ghi nhớ: (SGK/ 142)
GV: Tổng kết giá trị nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của bài thơ.
H: Nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ?
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, nhân hóa, phóng đại.
- Khắc họa những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
- Miêu tả sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
H: Qua những bức tranh về thiên nhiên và con người lao động, em có nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên, đất nước và con người lao động?
H: Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Nguồn cảm hứng lãng mạn, ngợi ca biẻn cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước, của những người lao động mới.
H: Môi trường biển hiện nay đang đứng trước sự tàn phá của con người. Suy nghĩ và thái độ của em?
- Ngăn chặn những hành động dùng chất nổ để đánh, bắt cá; đổ xăng, dầu, chất thải ... xuống biển. Môi trường biển cần được bảo vệ.
- 2 HS đọc ghi nhớ SGK/ 142.
- HS thảo luận. Trả lời câu hỏi. 
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS suy nghĩ và trả lời.
-HS trả lời 
-HS đọc.
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế, thực hành luyện tập.
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, kĩ thuật “động não”.
Thời gian: 9 phút.
IV. Luyện tập:
GV cho HS làm bài tập:
- Viết một đoạn phân tích khổ thơ cuối của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”.
- HS đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ.
- HS viết
và trình bày cá nhân
Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà. 
Thời gian: 2 phút.
V/ Hoạt động nối tiếp:
H: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”?
- Dặn dò: 
+ Học thuộc lòng các khổ thơ 3,4,5 bài “ Đoàn thuyền đánh cá”.
+ Phân tích giá trị bài thơ.	
+ Chuẩn bị bài mới: Tiết 53: Tập làm thơ tám chữ.
D. Rút kinh nghiệm: .

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 52 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ T2.docx