Giáo án Ngữ văn 10 tiết 57 Đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) - Trương Hán Siêu

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 57 Đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) - Trương Hán Siêu

Đọc văn: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

 (Bạch Đằng giang phú)

 - Trương Hán Siêu-

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả ;

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài Phú sông Bạch Đằng.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.

- Sử dụng lối "chủ - khách đối đáp", cách dùng hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng,.

2. Kĩ năng

 Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

 

doc 4 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 12992Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 57 Đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) - Trương Hán Siêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Tiết: 57
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Đọc văn: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
 (Bạch Đằng giang phú)
 - Trương Hán Siêu-
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả ;
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài Phú sông Bạch Đằng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức 
- Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc.
- Sử dụng lối "chủ - khách đối đáp", cách dùng hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng,...
2. Kĩ năng
 Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định, KT sĩ số
2. KT bài cũ
3. Vào bài
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung lưu bảng
- Gọi HS đọc tiểu dẫn và cho biết đôi nét về tác giả Trương Hán Siêu?
- Sông Bạch Đằng giúp em gợi nhớ về điều gì?
 + Chiến công oanh liệt của đất nước và các anh hùng dân tộc: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng đạo,..
 + Tự hào về truyền thống dựng nước và giử nước của nhân dân dân ta
- Cho biết vài nét về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, thể loại,) ?
- Em hiểu như thế nào về thể phú? Phú có mấy loại? Đặc trưng của thể phú?
 J Thể phú:
- Phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để thuật, kể, tả về cảnh vật, phong tục, sự việc, bàn luận chuyện đời.
- Phú có hai loại:
 + Phú cổ thể (Có trước thời Đường, có vần không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết lại bằng thơ)
 + Phú cận thể (phú Đường luật: có vần, đối, niêm luật chặt chẽ)
- Đặc trưng của phú:
 + Kết cấu: gồm 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận, đoạn kết.
 + Hình tượng nghệ thuật: hai loại nhân vật trữ tình: nhân vật khách và nhân vật tập thể- các bô lão, theo hình thức chủ khách đối đáp.
 + Lời văn: khoa trương, phóng đại cho hấp dẫn, truyền cảm.
- Gọi HS đọc văn bản, yêu cầu đọc: 
 + Đoạn 1: chẫm rãi
 + Đoạn 2: hùng tráng, nhanh, mạnh
 + Đoạn 3: bình tĩnh, ung dung
 + Đoạn kết: suy ngẫm.
- Mở đầu bài phú, nổi bật lên là hình tượng nhân vật khách. Em hãy cho biết:
- Hình tượng nhân vật khách ở đây là ai?
- Nhân vật khách dạo chơi qua những đại danh nào? Mục đích của việc dạo chơi đó?
- Vẻ đẹp của sông Bạch Đằng được miêu tả ra sao?
- Trước cảnh sông Bạch Đằng rộng lớn, tâm trạng của tác giả như thế nào?
- Vai trò của hình tượng các bô lão trong bài phú? Chiến tích trên sông Bach Đằng đã được gợi lên như thế nào qua lời kể của các bô lão? 
- Em hãy cho biết thái độ và giọng điệu của các bo lão trong khi kể về chiến tích xưa như thế nào?
- Các bô lão đã bình luận trận đánh này ra sao? (Chỉ ra nguyên nhân tại sao quân ta thắng bọn giăch hùng mạnh)
- Qua đời bình của các bô lão trong các yếu tố: địa thế núi sông, con người, theo em yếu tố nào quan trọng nhất làm nên chiến thắng sông Bạch Đằng?
- Lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp cảu khách nhằm khẳng định điều gì?
- Cho biết vài nét về nghệ thuật của bài phú trên ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- Đọc- dựa vào SGK-nêu
- Cá nhân trình bày
- Dựa vào SGK-trả lời
- Thảo luận- trình bày
- Đọc
- Thảo luận- trả lời
+ Khách chính là tác giả
- Suy nghĩ- trả lời
- Cá nhân trả lời
- Suy nghĩ- trình bày
- Cá nhân trình bày
- Suy nghĩ- trả lời
- Thảo luận- trình bày
- Suy nghĩ- trả lời
- Suy nghĩ-nêu
- Suy nghĩ- trình bày
- Đọc
I. Tìm hiểu tiểu dẫn
 1. Tác giả
- Trương Hán Siêu (?- 1354), tự là Thăng Phủ, quê ở huyện Yên Ninh- Ninh Bình.
- Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.
- Khi mất, ông được vua tặng tước Thái bảo, Thái phó và được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội).
 2. Tác phẩm
 a. Hoàn cảnh sáng tác: khoảng 50 năm, sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên thắng lợi, khi tác giả du ngoạn trên sông Bạch Đằng, hoài cảm, tiếc nhớ những anh hùng xưa.
 b. Thể loại: phú cổ thể
II. Đọc hiểu văn bản
 1. Hình tượng nhân vật khách
 a. Tráng chí bốn phương của khách
 Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết
- Địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc:
 + Không gian rộng lớn: biển lớn, sông hồ,..
 + Thời gian: sớm- chiều
 + Biện pháp liệt kê: Nguyên, Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,
" Tâm hồn khoáng đạt, hoài bão lớn lao, ham hiểu biểt.
- Địa danh của đất Việt:
 + Không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông , sông Bạch Đằng
 + Cảnh thực: 
 ú Bát ngát song kìn... ba thu " hùng vĩ, hoàng tráng, thơ mộng.
 ú Bờ lau xương khô " ảm đạm, hiu hắt.
 b. Tâm trạng của khách
 Buồn vì còn lưu " phấn khởi, tự hào, vừa buồn đau, nuối tiếc.
 2. Hình tượng nhân vật bô lão
 a. Kể lại chiến tích trên sông Bạch Đằng
- Các bô lão- người kể chuyện nhân dân địa phương, có thể là hư cấu, bình luận chiến tích xưa- đến với khách bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính.
- Nội dung lời kể: theo trình tự diễn biến trận đánh.
 + Thuyền bè chửa phân " hai bên ta và địch tập trung binh lực hùng hậu.
 + Trận đánh chống đối " gay go, quyết liệt.
 + Ánh nhật bốn cõi " Ta: “thế yếu”- một lòng yêu nước, chính nghĩa>< giặc: “thế cường”, bao mưu ma chước quỷ " ác liệt., báo hiệu cuộc thủy chiến kinh thiên động địa.
 + Thế nhưng.. khôn rửa nổi " ta chiến thắng, giặc chuốc nhục muôn đời.
- Thái độ, giọng điệu: đầy nhiệt huyết, tự hào; lời kể cô đọng, súc tích nhưng gợi lại được diễn biến, không khí của trận đánh.
 b. Lời bình luận, suy ngẫm của các bô lão
 Các bô lão suy ngẫm rằng: ông cha ta lập nhiều chiến tích trên sông Bạch Đằng là do:
- Tuy nhiên có giang san " đất nước ta tồn tại từ ngàn xưa.
- Ta có :
 + Trời cũng chiều người " thiên thời
 + Trời đất đất hiểm " địa lợi
 + Nhân tài điện an " nhân hòa- quan trọng nhất
ð khẳng định sức mạnh, vị trí của con người" cảm hứng nhân văn.
 3. Lời kết
 a. Lời ca của các bô lão
 Nhưng người bất  lưu danh " mang ý nghĩa tổng kết có giá trị như một tuyên ngôn về chân lý: bất nghĩa-tiêu vong>< nhân nghĩa- lưu danh thiên cổ.
 b. Lời ca của khách
- Anh minh giáp binh: ca ngợi sự anh minh của “hai vị thánh quân”, tự hào về chiến tích của sông Bạch Đằng " niềm tự hào dân tộc.
- Giặc tan đức cao" khẳng định địa linh bởi nhân kiệt- nêu cao vai trò, vị trí của con người" tư tưởng nhân văn cao đẹp.
4. Nghệ thuật
- Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng,...
- Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương,...
III. Tổng kết: Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc.
 4. Củng cố:
a. Học xong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, những gì còn đọng lại trong anh chị?
 + Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc- tự hào về truyền thống đạo lý nhân nghĩa và truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam
 + Tư tưởng nhân văn cao đẹp- đề cao vai trò, vị trí của con người.
b. Phân tích và so sánh lời ca của khách kết thúc bài thúc Phú sông Bạch Đằng với Sông Bạch Đằng của Nguyễn Sưởng: Mồ thù.. do người:
- Giống nhau: niềm tự hào về chiến công trên sông Bạch Đằng; khẳng định đề cao vai trò, vị trí của con người.
- Khác nhau:
 + Trương Hán Siêu: Khẳng định vai trò quyết định nhất là con người- nhân hòa
 + Nguyễn Sưởng: nửa.. nửa " không khẳng định tuyệt đối.
 5. Hướng dẫn học bài- Dặn dò: 
- Hướng dẫn học bài: Bình luận về ý nghĩa triết lí trong lời ca của nhân vật "khách" ở cuối bài phú : "Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao".
- Dặn dò: Về nhà học và chuẩn bị bài Đại cáo bình Ngô- Nguyễn Trãi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 10 chuan Phu song Bach Dang.doc