Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 6: Tập làm văn Văn bản ( tiết 1)

Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 6: Tập làm văn Văn bản ( tiết 1)

Tiết 6: Tập làm văn

VĂN BẢN ( tiết 1)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1.Kiến thức

 Giúp học sinh nắm được khái niệm văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản.

 2. Kĩ năng

 Nâng cao kĩ năng phân tích và khả năng tạo lập văn bản.

 3.Thái độ

 Có ý thức nói và viết văn bản rõ ràng và chuẩn mực.

II. CHUẨN BỊ

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 - Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.

- Soạn giáo án.

 2. Chuẩn bị của học sinh

- Học bài cũ, làm bài tập ở nhà.

- Đọc sách giáo khoa, soạn bài mới.

 

docx 11 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 6: Tập làm văn Văn bản ( tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 6: Tập làm văn
VĂN BẢN ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1.Kiến thức 
 Giúp học sinh nắm được khái niệm văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản.
 2. Kĩ năng
 Nâng cao kĩ năng phân tích và khả năng tạo lập văn bản.
 3.Thái độ
 Có ý thức nói và viết văn bản rõ ràng và chuẩn mực. 
II. CHUẨN BỊ
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.
- Soạn giáo án.
 2. Chuẩn bị của học sinh
- Học bài cũ, làm bài tập ở nhà.
- Đọc sách giáo khoa, soạn bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1.Phương pháp dạy học
 - Phương pháp quy nạp
 - Phương pháp minh họa, khắc sâu lý thuyết bằng mẫu văn.
 2. Phương tiện dạy học
 - Sách giáo khoa, giáo án.
 - Bảng đen, phấn.
 - Bảng phụ.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định tình hình lớp ( 1 phút)
 - Ổn định trật tự
 - Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
 Câu hỏi kiểm tra: 
Em hiểu nư thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ?
Nêu các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 3. Giảng bài mới ( 38 phút)
 - Giới thiệu bài mới : ( 1 phút)
 Khi ta đọc một bài thơ, một tiểu thuyết hay một truyện ngắn bất kì có người gọi đó là tác phẩm văn học cũng có người gọi đó là văn bản. Một người đọc một biên bản, một học sinh viết một bài văn, đó đều được gọi là văn bản. Vậy thì văn bản là gì? Nó có những đặc điểm nào? Và có những loại văn bản nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài văn bản.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Nội dung cần đạt
20’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm và khái niệm của văn bản.
- GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu SGK.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu bằng hệ thống câu hỏi:
+ Mỗi văn bản được người nói( người viết) tạo ra trong hoạt động nào?
+ Để đáp ứng nhu cầu gì?
+ Dung lượng ở mỗi văn bản là bao nhiêu?
- GV rút ra kết luận
+ Mỗi văn bản trên đè cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong văn bản 1 như thế nào? 
+ Ở vb2 và vb3, nội dung được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt vb3 còn được tổ chức theo kết cấu 3 phần 3 sao?
+Về hình thức vb3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào? 
- GV rút ra kết luận
Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của văn bản.
- HS đọc ngữ liệu
- HS lắng nghe và trả lời
HS ghi bài vào vở.
HS suy nghĩ và trả lời.
HS suy nghĩ và trả lời.
HS suy nghĩ và trả lời
HS ghi bài vào vở.
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM.
Khái niệm
Tìm hiểu ngữ liệu.
+ Ngữ liệu 1 (SGK)
+ Ngữ liệu 2 (SGK)
+ Ngữ liệu 3 (SGK)
- Trả lời: 
+ Mỗi văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
+ Vb1: truyền đạt kinh, vb2: trao đổi tình cảm, vb3: kêu gọi hành động.
+ Vb1: 1 câu, vb2: 4 câu, vb3: 3 đoạn gồm 15 câu.
b. Kết luận:
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm nhiều câu, nhiều đoạn và có sự thống nhất về mặt chủ đề.
Đặc điểm
Tìm hiểu ngữ liệu.
 - Mỗi văn bản đề cập đến:
+ Vb1: một kinh nghiệm sống: môi trường ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhân cách của con người.
+ Vb2: thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong chế độ cũ.
+ Vb3: kêu gọi nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp cứu nước.
- Ở vb1 vấn đề được triển khai nhất quán: chia làm 2 vế: vế 1 là “ gần mực thì đen” → môi trường sống không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách con người.Vế 2 là “ gần đèn thì sáng” → môi trường sống lành mạnh sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhân cách con người.
- Ở vb2 mỗi cặp câu lục bát tạo thành 1 ý. Câu 1, 3 khái quát số phận bất hạnh của người phụ nữ. Câu 2, 4 cụ thể hóa thân phận ấy. Người phụ nữ không tự chủ được hạnh phúc của mình mà phải nhờ vào may rủi. Vb3 gồm 3 phần cụ thể và cùng triển khai 1 chủ đề: Mở bài ( từ đầu → nô lệ) nêu lý do của lời kêu gọi. Thân bài ( tiếp theo→ cứu nước) nêu lên nhiệm vụ của người dân yêu nước. Kết bài ( còn lại) nêu lên quyết tâm chống thực dân Pháp cứu nước.
 Vb3 mở đầu bằng tiêu đề “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và kết thúc bằng hai câu khẩu hiệu.
b. Kết luận
 - Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề một cách nhất quán.
 - Mỗi văn bản có dấu hiệu và biểu hiệu tính hoàn chỉnh về nội dung ( Thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng một hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
 - Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
 - Mỗi văn bản thể hiện một ( một số) mục đích giao tiếp nhất định.
18’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại văn bản.
-GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận nhóm: 
 + So sánh vb1,2 với vb3 về các phương diện: 
Vấn đề được đề cập ở mỗi văn bản là gì? Thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống?
Từ ngữ trong văn bản thuộc loại nào?
Cách thể hiện nội dung ở mỗi văn bản như thế nào?
+ So sánh các văn bản 2,3 với bài học trong SGK ở những môn học khác, một tờ đơn xin nghỉ học. Và rút ra nhận xét về các phương diện sau:
 Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong hoạt động giao tiếp xã hội.
Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản.
Lớp từ riêng được sử dụng trong mỗi văn bản.
Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản.
- GV rút ra kết luận
Tìm hiểu các loại văn bản.
HS thảo luận nhóm và trả lời.
HS so sánh, suy nghĩ và trả lời.
HS ghi bài vào vở.
II. CÁC LOẠI VĂN BẢN
Tìm hiểu ngữ liệu
 - Ngữ liệu 1,2,3 mục I SGK.
- Trả lời:
 + Vấn đề được đề cập ở vb1 là một kinh nghiệm sống thuộc lĩnh vực đời sống. Ở vb2 là nói lên số phận bất hạnh của người phụ nữ thuộc lĩnh vực tình cảm. Ở vb3 là lời kêu gọi nhân dân kháng chiến thuộc lĩnh vực chính trị.
+ Vb1,2 sử dụng từ ngữ thông thường, gần gũi. 
 Vb3 sữ dụng nhiều từ ngữ chính trị. 
+ Vb1,2 thể hiện nội dung thông qua hình ảnh. Vb3 thể hiện nội dung thông qua các lí lẽ, lặp luận.
- Trả lời:
 + Phạm vi sử dụng: Vb2 dùng trong giao tiếp nghệ thuật. Vb3 dùng trong giao tiếp chính trị. Đơn xin nghĩ học dùng trong giao tiếp hành chính. Các bài học trong SGK ở các môn học khác dùng trong giao tiếp khoa học.
 + Vb2 bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Vb3 kêu gọi nhân dân chống thực dân Pháp. Các bài học ở những môn học khác nhằm truyền thụ tri thức cho HS. Đơn xin nghỉ học dùng để trình bày sự việc, đề nghị của cá nhân đối với cơ quan hành chính.
+ Vb2 dùng các từ thông thường, giàu hình ảnh. Vb3 dùng các từ ngữ chính trị xã hội. Đơn xin nghỉ học dùng từ ngữ hành chính. Các bài học của các môn khác dùng nhiều thuật ngữ khoa học.
Vb2 có kết cấu của thể thơ lục bát. Vb3 kết cấu 3 phần. Đơn xin nghỉ học dùng theo mẫu có sẵn. Các bài học môn khác có kết cấu chặt chẽ với từng chương, từng mục.
b. Kết luận
- Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau: 
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí, ).
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (SGK, luận văn, luận án, ).
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính ( đơn, báo cáo, biên bản, ).
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận ( lời kêu gọi, tuyên ngôn, hịch, ).
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, phóng sự, bài phỏng vấn,).
2’
Củng cố; dặn dò:
 - Học thuộc bài ghi trong vở.
 - Làm bài tập phần luyện tập ở tiết 2
V. Nhận xét và rút kinh nghiệm:
 - Chú ý cách đặt câu hỏi.
 - Rèn luyện viết bảng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_2_Van_ban.docx