Giáo án Ngữ văn 10 tiết 71: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 71: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Tiết thứ : 71( Theo PPCT)

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết vận dụng những kiến thức đã học về đoạn văn, văn bản thuyết minh để viết được đoạn văn thuyết minh có đề tài quen thuộc, gần gũi.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm đoạn văn và các yêu cầu viết đoạn văn nói chung

- Biết các yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh

 

docx 7 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1640Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 71: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	28/02/2017	Ngày dạy: 03/03/2017	
Tuần học thứ: 25
Tiết thứ : 71( Theo PPCT)
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết vận dụng những kiến thức đã học về đoạn văn, văn bản thuyết minh để viết được đoạn văn thuyết minh có đề tài quen thuộc, gần gũi.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm đoạn văn và các yêu cầu viết đoạn văn nói chung
- Biết các yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh
2. Kĩ năng
- So sánh để nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh
- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng về đoạn văn, về văn thuyết minh để viết đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc trong học tập và đời sống
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp đọc - hiểu
- Phương pháp diễn giảng
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thảo luận nhóm
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giáo viên:
Chuẩn bị các thiết bị và phương tiện dạy học, đọc sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10- tập 2, sách giáo viên, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu tham khảo khácphấn, bảng, giấy rô-ki, nam châm, bút lông 
Học sinh:
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10- tập 2, các loại sách tham khảo,vở soạn bài, vở ghi bài, giấy rô – ki, nam châm, bút lông
VI/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn, vở ghi, sách giáo khoa ( chuẩn bị bài ở nhà)
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới:
Văn bản thuyết minh vốn dĩ rất gần gũi và đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống của con người. Cũng giống như những văn bản khác, văn bản thuyết minh được tạo nên bởi các đoạn văn thuyết minh. Các đoạn văn này là những đoạn văn nhằm giới thiệu hoặc làm sáng rõ một ý nào đó của sự việc, hiện tượng để người đọc hiểu về các đặc tính của nó.Ở bài trước chúng ta đã học bài Phương pháp thuyết minh.Để các em nắm vững các phương pháp đã học cũng như có kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh. Hôm nay, lớp chúng ta sẽ học bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức về đoạn văn thuyết minh
TT1: Ôn lại khái niệm về đoạn văn
GV: Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà,em hãy nhắc lại khái niệm về đoạn văn?
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
TT2: Ôn lại những yêu cầu của đoạn văn
GV: Em hãy nhớ lại, cũng như dựa vào sách giáo khoa để cho biết, một đoạn văn phải đạt được những yêu cầu nào?
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
TT 3: Hướng dẫn HS so sánh đoạn văn thuyết minh và đoạn văn tự sự
GV: Theo em, giữa đoạn văn thuyết minh và đoạn văn tự sự có những điểm giống và khác nhau nào?
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
TT4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kết cấu đoạn văn thuyết minh
GV: Theo em, một đoạn văn thuyết minh có thể gồm bao nhiêu phần chính?
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
GV: Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, nhận thức, phản bác- chứng minh không? Vì sao?
HS trả lời.
GV nhận xét và bổ sung.
Chuyển: Như vậy chúng ta đã biết một đoạn văn thuyết minh bao gồm những phần nào, bây giờ chúng ta sẽ thực hành viết đoạn văn cụ thể để các em nắm được nội dung bài học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết đoạn văn thuyết minh
GV cho 1 đề bài, sau đó mời học sinh đọc to, rõ cho lớp.
Học sinh đọc.
GV chia nhóm cho HS thực hiện viết đoạn văn:
+ Tổ 1 – ý 1
+ Tổ 2 – ý 2
+ Tổ 3 – ý 3
+ Tổ 4 – ý 4.1
Các tổ thảo luận thống nhất viết đoạn văn, rồi GV mời thành viên đại diện của 1 tổ lên trình bàytrình bày trước lớp theo những nội dung như sau: 
Đoạn văn của tổ viết về nội dung gì? Có đáp ứng đúng như yêu cầu của một đoạn hay không? Kết cấu ( mấy phần? chỉ ra từng phần của đoạn văn)? Thứ tự sắp xếpcác ý? Phương pháp sử dụng trong đoạn viết?
GV nhận xét ưu, khuyết điểm của từng tổ và đánh giá điểm cho từng tổ.
GV: Qua việc phân tích đoạn văn của tổ vừa rồi, em hãy nêu quy trình viết một đoạn văn, một bài văn thuyết minh ?
HS trả lời.	
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
Hoạt động 3: Tổng kết
GV gọi hs đọc ghi nhớ trong SGK/63.
HS đọc.
IV. Luyện tập
Dựa vào đoạn văn vừa viết trên lớp, hãy viết tiếp theo các đoạn văn khác trong dàn ý đã lập (HS trình bày, GV sữa chữa, bổ sung)
Hướng dẫn phân công theo nhóm làm bài tập 2.
Đoạn văn thuyết minh
Khái niệm đoạn văn
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản được bắt đầu từ chỗ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu xuống dòng, biểu đạt một ý hoàn chỉnh.
Yêu cầu của đoạn văn 
Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.
Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.
Đoạn văn diễn đạt chính xác, trong sáng.
Đoạn văn gợi cảm, hùng hồn
So sánh đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh :
Đoạn văn TM
Đoạn văn TS
Giống nhau
Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn
Cùng trình bày về một sự kiện, miêu tả về môt sự vật. Người viết đều phải quan sát cẩn thận
Khác nhau
-Thiên về cung cấp tri thức nên ít có (không có) yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
- Đồng thời đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn.
Giàu yếu tố miêu tả và biểu cảm
Chỉ cần đảm bảo tính hấp dẫn.
Kết cấu của đoạn văn thuyết minh
- Gồm 3 phần: 
+ Mở đoạn (Câu chủ đề): nêu đối tượng cần thuyết minh.
 + Phát triển đoạn (Các câu triển khai): nói rõ về đối tượng thuyết minh 
 + Kết đoạn: Khái quát và khẳng định lại nội dung câu chủ đề.
Các ý được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, theo phản bác hoặc chứng minh.
Viết đoạn văn thuyết minh
Đề: Viết một đoạn văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết về tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.
* Phác thảo dàn ý đại cương
- Mở bài: Viết phần mở bài (ý 1)
- Thân bài:
+Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?(ý 2)
+ Đặc điểm thể loại và bố cục của bài Cáo? (ý 3)
+ Những nội dung cơ bản và nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện của tác phẩm? (ý 4) 
Cơ sở nêu luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến ?(ý 4.1)
Nguyên nhân và quá trình khởi nghĩa thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn ?(ý 4.2)
Tuyên bố cho toàn dân tộc biết hòa bình độc lập. 
Kết luận: Khẳng định vị trí, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Qui trình viết đọan văn, bài văn thuyết minh:
- Bước 1: Xác định các yêu cầu về : nội dung, mục đích và phương pháp thuyết minh.
- Bước 2: Phác thảo dàn ý đại cương cho bài viết.
- Bước 3 : Phát triển mỗi ý thành đọan văn.
- Bước 4: Viết và kiểm tra - sửa chữa.
III.	Tổng kết
Ghi nhớ SGK/63
IV.	Luyện tập
Bài 1: (Làm tại lớp) SGK/63.
Bài 2: SGK/63. 
 Hướng dẫn :
- Chọn đề tài thuyết minh.(Về một danh lam thắng cảnh mà em biết, về một tác phẩm văn học)
- Xây dựng dàn ý.
- Viết thành những đoạn văn theo dàn ý.
- Lắp ráp các đoạn văn thành bài văn.
- Kiểm tra, sửa chữa, bổ sung.
4. Củng cố
- Nắm lại nội dung của bài học
- Biết cách vận dụng để viết đoạn văn thuyết minh
5. Dặn dò
- Hoàn thành bài tập 2/ SGK
- Xem lại bài hôm nay
- Soạn bài mới
V/ RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
VI/ NHẬN XÉT
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đà Nẵng, ngày 03, tháng 03, năm 2017
Giáo viên hướng dẫn
Giáo sinh thực tập
Đỗ Hà Quỳnh
Nguyễn Thị Ngọc Quý

Tài liệu đính kèm:

  • docxluyen_tap_viet_doan_van_thuyet_minh.docx