Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết: 89, 90: Buổi học cuối cùng

Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết: 89, 90: Buổi học cuối cùng

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yêu tiếng mẹ đẻ, đó là phương diện quan trọng của lòng yêu nước.

- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.

- Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.

 2. Kỹ năng

- Kể tóm tắt truyện.

- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha-men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.

- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói rêng.

 3. Thái độ: Thể hiện lòng yêu nước của mình trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm.

 

doc 8 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 7899Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết: 89, 90: Buổi học cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23	 Ngày soạn: 16/02/2013
Tiết: 89 - 90	 Ngày dạy : 18/02/2013
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Chuyện của một em bé người An-dát)
(An-phông-xơ Đô-đê)
A. Mức độ cần đạt 
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yêu tiếng mẹ đẻ, đó là phương diện quan trọng của lòng yêu nước.
- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.
- Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.
 2. Kỹ năng
- Kể tóm tắt truyện.
- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha-men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói rêng.
 3. Thái độ: Thể hiện lòng yêu nước của mình trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích và cảm nhận tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng ....)
 2. Bài cũ: Qua văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng, em cảm nhận thế nào về thiên nhiên và con người được miêu tả trong bài. Nghệ thuật miêu tả có gì đặc biệt?
 3. Bài mới: Những tiết học trước chúng ta đã được học những văn bản là tác phẩm của nhà văn hiện đại Việt Nam. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu một truyện ngắn của nhà văn Pháp viết từ thế kỷ XIX nhưng truyện vẫn rất gần gũi với mỗi chúng ta cũng như với mọi dân tộc. Vì sao như vậy? Cô trò ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
 Hoạt động 1: Giới thiệu chung
 Dựa vào chú thích * trong Sgk, nêu hiểu biết của em về tác giả?
Tại sao truyện có tên là “Buổi học cuối cùng”?
 Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm?
Văn bản này thuộc thể loại nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
Gv nêu yêu cầu giọng đọc: chú ý giọng điệu và nhịp điệu của lời văn biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng. Đoạn cuối, chú ý nhịp dồn dập, căng thẳng và giọng xúc động. Lưu ý đọc đúng các từ phiên âm tiếng Pháp trong truyện.
Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi Hs đọc đến hết văn bản.
Bạn nào có thể tóm tắt văn bản?
Hs tóm tắt, Gv nhận xét, uốn nắn cách tóm tắt.
Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần? Đoạn 1: Từ đầu đến “mà vắng mặt con”; Đoạn 2: Tiếp đến “Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này”; Đoạn 3: kết thúc buổi học.
 Nêu những phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong văn bản?
Hướng dẫn phân tích cụ thể
 Diễn biến tâm trạng của Phrăng được thể hiện như thế nào?
(Gợi ý: Trước khi đến trường, khi đến trường và sau khi học buổi học cuối cùng, tâm trạng của Phrăng thay đổi như thế nào?)
 Em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa buổi học hàng ngày với buổi học cuối cùng?
Ở đây, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Hs dựa vào những thông tin trong văn bản, trả lời.
Khi đi học muộn, tâm trạng Phrăng thế nào? Thấy buổi học khác ngày thường cậu có thái độ ra sao?
Sau khi nghe thầy nói, hôm nay là buổi học cuối cùng, tâm trạng Phrăng thế nào?
 HS quan sát văn bản trả lời câu hỏi.
Qua nhân vật Phrăng, em suy nghĩ về việc học tiếng Việt của chính mình?
Hs tự bộc lộ. Gv liên hệ, giáo dục Hs.
Tại sao Phrăng lại có sự biến đổi về tâm lý ghê gớm như vậy? -> Vì thầy Ha-men đã khơi dậy trong chú bé Phrăng và những người dân ở đây những ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng dân tộc mà mọi người vẫn coi thường. Đây cũng là buổi học về tình yêu tiếng nói dân tộc.
Hết tiết 89 chuyển tiết 90
Sau buổi học cuối Phrăng có những suy nghĩ gì? Qua đó, chúng ta thấy cậu là người thế nào?
Nghệ thuật sử dụng có gì đặc biệt?
Dưới cặp mắt quan sát của Phrăng, thầy Ha-men hiện lên như thế nào? (Gợi ý: Tìm những chi tiết miêu tả thầy về các phương diện: tính tình, trang phục, thái độ, hành động, cử chỉ trước lúc kết thúc buổi học.)
Thảo luận: Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “ khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Em hiểu thế nào và có suy nghĩ gì?
-> Câu nói nêu bật được giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó là thứ tài sản tinh thần vô cùng quý báu của mỗi dân tộc
Qua câu chuyện này, em thấy thầy Ha-men là người như thế nào?
Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Hs tự bộc lộ. Gv liên hệ giáo dục các em.
Hướng dẫn Tổng kết
 Em hãy nêu một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện?-> Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất; sáng tạo tình huống truyện độc đáo; Miêu tả nhân vật qua ý nghĩa, tâm trạng (Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men); Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành, xúc động: Sử dụng nhiều câu biểu cảm, từ cảm thán, phép so sánh, lời và hình ảnh mang nghĩa ẩn dụ
Truyện thể hiện nội dung gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs tự học thêm ở nhà.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: (Sgk/54)
2. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh sáng tác: (Sgk/54)
- Xuất xứ: Trích từ cuốn “Những vì sao”.
- Thể loại: Truyện ngắn.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó 
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả
2.3. Phân tích
a. Nhân vật Phrăng
* Trước buổi học cuối: 
- Quá trễ giờ: Sợ bị quở mắng. 
- Chưa thuộc bài: Rất sợ thầy.
- Thời tiết đẹp, sáo véo von: Hấp dẫn, thu hút.
- Lính Phổ đang luyện tập: Tò mò muốn xem.
-> Lý do để trốn học.
à Là cậu bé lười học, ham chơi.
* Buổi học cuối cùng:
 + Quang cảnh buổi học:
Mọi ngày
Hôm nay
- Tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận phố.
- Tiếng ngăn bàn đóng mở.
- Đồng thanh đọc bài.
- Chiếc thước kẻ to tướng của thầy gõ xuống bàn.
- Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.
- Lặng ngắt.
- Thầy ăn mặc đẹp.
- Dân làng đến học với vẻ mặt buồn rầu.
 à Nghệ thuật so sánh, miêu tả.
=> Không khí khác lạ của buổi học.
+ Tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối:
- Khi vào muộn đỏ mặt tía tai và sợ.
- Ngạc nhiên vì không khí buổi học khác lạ.
- Nghe nói buổi học cuối: Choáng váng, chửi thầm: “A! Quân khốn nạn”.
- Tự giận mình, thương thầy.
- Xấu hổ, ân hận, tiếc nuối. 
- Chăm chú nghe giảng, khao khát học.
-> Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Sự thay đổi về thái độ tình cảm, ý nghĩ của Phrăng.
=> Biết yêu quý và muốn học tốt tiếng Pháp nhưng đã không còn cơ hội để học nữa.
Hết tiết 89 chuyển tiết 90
* Sau buổi học cuối cùng:
- Thốt lên: “Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học này!”
- “Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế.”
-> Sử dụng câu biểu cảm, từ cảm thán.
=> Yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc. Tôn trọng, khâm phục và kính yêu thầy.
b. Nhân vật thầy Ha-men
* Trang phục: Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. -> Sang trọng.
* Thái độ: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở mà không trách mắng
* Hành động:
- Trong buổi học:
 + Nói với chúng tôi về tiếng Pháp,
 + Kiên nhẫn giảng giải,
 + Đứng lặng im trên bục, 
 + Đủ can đảm dạy hết buổi.
=> Buổi học đầy tính trang trọng, thiêng liêng.
- Cuối buổi học:
 + Đứng trên bục, người tái nhợt,
 + Nghẹn ngào cầm phấn và dằn mạnh hết sức, cố viết thật to...
 + Đứng đó dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu.
-> Nghệ thuật: Miêu tả.
=> Buổi học trang trọng, thiêng liêng. Lòng yêu nước, trân trọng tiếng Pháp ở thầy thật mạnh mẽ đã làm khơi dậy tình yêu nước ở mọi người trong hoàn cảnh quê hương bị chiếm đóng.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung: => Ghi nhớ: (Sgk/55)
* Ý nghĩa văn bản:
- Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình
- Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kỹ truyện, nhớ những sự việc chính và kể tóm tắt lại truyện. Học thuộc Ghi nhớ.
- Sưu tầm những bài văn, thơ nói về vai trò của tiếng nói dân tộc.
- Chuẩn bị bài mới: Nhân hóa.
 E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 23	 Ngày soạn: 20/02/2013
Tiết: 91	 Ngày dạy : 22/02/2013
NHÂN HÓA
A. Mức độ cần đạt 
- Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hóa.
- Hiểu được tác dụng chính của nhân hoá.
- Biết vận dụng kiến thức nhân hoá vào việc đọc - hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hóa.
- Tác dụng của phép nhân hoá.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
- Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.
 3. Thái độ: 
Nắm rõ nội dung bài Nhân hóa để vận dụng vào việc đọc - hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng....)
 2. Bài cũ: Có mấy kiểu so sánh? Nêu tác dụng của so sánh. Cho ví dụ.
 3. Bài mới: Trong việc học văn bản, quan trọng là phải sử dụng các biện pháp tu từ để làm cho lời văn, lời thơ có tính biểu cảm cao. Chúng ta đã từng học phép tu từ so sánh. Hôm nay, sẽ học nhân hóa. Vậy nhân hóa là gì? Chúng có tác dụng gì trong văn chương? Cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm nhân hóa
Gọi Hs đọc bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa.
 Bầu trời được gọi là gì? Cách gọi gợi lên điều gì? Các hoạt động của ông trời là gì? Đó vốn là hoạt động của ai? -> Gọi ông, trời trở nên gần gũi với con người, quang cảnh trước cơn mưa trở nên sống động. Qua đó, làm tăng tính biểu cảm cho câu thơ.
 So sánh hai cách diễn đạt để thấy sự khác nhau trong cách dùng từ ngữ miêu tả?
-> Cách diễn đạt có sử dụng phép tu từ nhân hóa làm cho sự vật, sự việc được miêu tả gần gũi hơn với con người.
Từ ví dụ vừa phân tích, cho biết nhân hóa là gì?
Hs trả lời, gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1.
Lấy một ví dụ có sử dụng phép nhân hóa?
Hs lấy ví dụ. (Văn bản Dế Mèn phiêu lưu kí)
* Hướng dẫn tìm hiểu các kiểu nhân hóa
Gọi Hs đọc ví dụ mục 1/Sgk
Tìm sự vật được nhân hóa trong ví dụ a,b,c?
Hs thực hiện.
Cách nhân hoá ấy có gì khác nhau?
-> Dùng danh từ gọi người để gọi sự vật; Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật; Dùng từ xưng hô như với người.
Gv lưu ý: Nhân hóa là một biện pháp tu từ thường được sử dụng trong văn chương bởi nó có tác dụng là làm cho lời thơ, lời văn có tính biểu cảm cao.
Từ ví dụ vừa phân tích, có mấy kiểu nhân hóa?
Hs trả lời, gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Lấy ví dụ về các cách nhân hóa?
3 Hs tiến hành trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
BT1: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn? 
Hs lên bảng làm.
BT2: So sánh cách diễn đạt đoạn văn ở Bt1 và đoạn văn ở Bt2?
Hs lên bảng làm.
 So với đoạn 1, đoạn văn thứ 2 không dùng nghệ thuật nhân hóa nên khô khan và không sinh động.
BT3: Gọi hs đọc bt3.
 So sánh hai cách viết xem chúng có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn biểu cảm và cách viết nào cho văn thuyết minh.
Hs lên bảng làm.
Hs khác nhận xét. Gv chữa bài.
BT4: Cho biết phép nhân hóa ở các ví dụ a,b,c,d ở bt 4 được tạo ra bằng cách nào và nêu tác dụng
Gọi 4 Hs lên bảng làm.
Hs khác nhận xét. Gv chữa bài.
BT5: Viết đoạn văn tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa.
Yêu cầu viết đoạn văn có ý, mạch lạc và biết sử dụng phép nhân hóa.
Hs về nhà làm vào vở bài tập.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs tự học ở nhà
I. Tìm hiểu chung
1. Nhân hóa là gì?
1.1. Phân tích ví dụ
- Ông trời
- Mặc áo giáp đen ra trận
- Cây mía múa gươm
- Kiến hành quân
-> Cách diễn đạt làm cho sự vật, sự việc gần gũi hơn với con người, quang cảnh trước cơn mưa trở nên sống động hơn.
-> Tăng tính biểu cảm cho câu thơ.
=> Nhân hoá.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/57)
2. Các kiểu nhân hóa
2.1. Phân tích ví dụ
* Sự vật được nhân hóa:
a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay 
b. Tre 
c. Trâu 
* Cách nhân hóa:
a. Lão, bác, cô, cậu -> Dùng từ gọi người để gọi vật.
b. Chống lại, xung phong, giữ -> Dùng hoạt động, tính chất của con người để gọi hoạt động, tính chất của sự vật.
c. Ơi -> Xưng hô với vật như với người.
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/58)
II. Luyện tập
BT1: 
- Mẹ, con, anh, em: Nhân hóa bằng cách dùng từ gọi người để gọi vật.
- Đông vui, tíu tít, bận rộn: Nhân hóa bằng cách dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật.
-> Làm cho quang cảnh bến cảng sống động hơn; người đọc hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên cảng.
BT2: So sánh
Đoạn 1
Đoạn 2
- Đông vui.
- Tàu mẹ, tàu con.
- Xe anh, xe em.
- Tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra.
- Bận rộn.
- Rất nhiều tàu xe.
- Tàu lớn, tàu bé.
- Xe to, xe nhỏ.
- Nhận hàng về và chở hàng ra.
- Hoạt động liên tục.
-> Đoạn 1 sử dụng hình ảnh nhân hóa nên việc diễn đạt sinh động và gợi cảm hơn đoạn 2.
BT3: So sánh
Cách 1
Cách 2
- Trong họ hàng nhà chổi
- Cô bé Chổi Rơm
- Xinh xắn nhất
- Có chiếc váy vàng óng
- Áo của cô
- Cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy. 
- Trong các loại chổi
- Chổi rơm
- Đẹp nhất
- Tết bằng rơm nếp vàng
- Tay chổi
- Quấn quanh thành cuộn
- Đoạn 1 dùng nhiều phép nhân hóa, làm cho việc miêu tả chổi gần với cách miêu tả người nên chọn cách viết 1 cho văn biểu cảm.
- Chọn cách viết 2 cho văn thuyết minh vì nó khô khan hơn.
BT4: Phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích:
a. Núi ơi: Xưng hô thân mật với vật như với người.
b. - Tấp nập, cãi cọ om sòm: Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật.
- Họ, anh: Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
c. Dáng mãng liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn, (thuyền) vùng vằng: Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
d. (Cây) bị thương, thân mình, vết thương, cục máu: Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của người để chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của vật.
BT5: Về nhà
III. Hướng dẫn tự học
- Nhớ khái niệm nhân hóa.
- Làm hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Phương pháp tả người.
 E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 23	 Ngày soạn: 20/02/2013
Tiết: 92	 Ngày dạy : 23/02/2013
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả người.
- Rèn kỹ năng làm bài văn tả người theo thứ tự.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức: Cách làm bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả; cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.
 2. Kỹ năng
- Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.
- Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí.
- Viết một đoạn văn, bài văn tả người.
- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.
 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu ghi nhớ phương pháp để làm tốt bài văn tả người.
C. Phương pháp
Thuyết trình, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng....)
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs.
 3. Bài mới: Trong chương trình Ngữ văn 6, HK II chúng ta đã được học về văn miêu tả, đặc biệt là văn tả cảnh. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một phương pháp miêu tả mới đó là phương pháp tả người.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người
Gọi 3 Hs đọc 3 đoạn văn trong Sgk/59,60,61.
Chia Hs thành 3 nhóm thảo luận các ví dụ a,b,c bằng cách trả lời các câu hỏi trong sgk.
 Mỗi đoạn văn tả ai? Người tả có đặc điểm gì nổi bật?
 Trong các đoạn, đoạn nào tập trung khắc họa chân dunh nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?
Chỉ ra các phần và nội dung chính mỗi phần ở đoạn văn thứ 3? Thử đặt cho đoạn 3 một cái tên?
Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.
Gv nhận xét, chốt ý.
Từ ví dụ vừa phân tích, cho biết khi tả người cần lưu ý tới điều gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ. Hs đọc Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
BT1: Nêu các chi tiết tiêu biểu sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng: Em bé chừng 4 – 5 tuổi; Cụ già cao tuổi; Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp.
BT2: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng trên?
 Hs thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm một đối tượng: Tìm chi tiết tiêu biểu và lập dàn bài cho đối tượng đó.
BT3: Hs đọc đoạn văn và tìm từ ngữ thay thế.
Tùy theo óc tưởng tượng của Hs, Gv chấp nhận những đáp án hợp lý.
Sau đó nêu ra từ ngữ của Kim Lân, so sánh, nhận xét và giải thích thêm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs tự học thêm ở nhà
I. Tìm hiểu chung về phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người
1. Tìm hiểu ví dụ
a. Mỗi đoạn văn tả một đối tượng, cụ thể:
+ Đoạn 1: Tả về người chèo thuyền vượt thác.
 - Đặc điểm nổi bật: can trường, gan dạ, dũng cảm.
 - Thể hiện ở tính từ miêu tả và phép so sánh.
+ Đoạn 2: Tả chân dung của một ông cai. 
 - Đặc điểm nổi bật: Gian xảo, thủ đoạn, độc ác.
 - Thể hiện ở những tính từ miêu tả.
+ Đoạn 3: Tả hình ảnh hai người trong keo vật.
b. Trong các đoạn văn trên:
+ Đoạn 1 và đoạn 3: Tả người gắn với công việc.
+ Đoạn 2: Khắc họa chân dung nhân vật.
-> Tả chân dung thường gắn với các hình ảnh tĩnh, dùng nhiều danh từ, tính từ để miêu tả.
-> Còn tả người gắn với công việc thường dùng nhiều động từ, tính từ để miêu tả.
c. Đoạn 3 có thể chia làm 3 phần, cụ thể:
- Phần 1: Từ đầu đến nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật.
- Phần 2: Tiếp theo đến có buộc sợi dây ngang bụng vậy: Miêu tả chi tiết keo vật.
- Phần 3: Đoạn còn lại: Nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.
2. Ghi nhớ: (Sgk/61)
II. Luyện tập
BT1: 
* Em bé 4 – 5 tuổi:
- Chiều cao, cân nặng...
- Mái tóc, làn da...
- Lời nói, việc làm, hành động...
- Tính tình, sở thích...
* Cô giáo đang say sưa giảng bài:
- Khuôn mặt, ánh mắt, mái tóc
- Cử chỉ, hành động
- Lời nói, việc làm
- Phong thái, dáng dấp
BT2: Dàn bài sơ lược về cụ già cao tuổi:
MB: Giới thiệu chung về cụ già.
TB: Miêu tả chi tiết:
- Ngoại hình
- Cử chỉ, hành động
- Lời nói
KB: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét về cụ già đó.
BT3: Các từ ngữ bị xóa trong đoạn văn:
Theo Kim Lân là: đồng tụ ; tượng hai ông tướng Đá Rãi.
III. Hướng dẫn tự học
- Nhớ các bước cơ bản khi làm bài văn tả người.
- Nhớ dàn ý đại cương của bài văn tả người.
- Viết một đoạn hoặc một bài văn tả người có sử dụng phép so sánh.
- Chuẩn bị bài: “Đêm nay Bác không ngủ”.
 E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 TUAN 23.doc