Giáo án Ngữ văn 10: Trao duyên

Giáo án Ngữ văn 10: Trao duyên

Tên bài:

TRAO DUYÊN

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó, thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của nhân vật: giàu đức hi sinh, vị tha.

- Hiểu được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du.

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Khái quát vấn đề

3. Thái độ

- Trân trọng và tự hào về một danh nhân văn hóa và di sản văn học vô giá của dân tộc.

 

doc 11 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 3889Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10: Trao duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài:
TRAO DUYÊN
Mục tiêu bài học
Kiến thức: Giúp học sinh:
Hiểu được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó, thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của nhân vật: giàu đức hi sinh, vị tha.
Hiểu được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du.
Kĩ năng
Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
Khái quát vấn đề
Thái độ
Trân trọng và tự hào về một danh nhân văn hóa và di sản văn học vô giá của dân tộc.
Năng lực
Năng lực đọc- hiểu.
Năng lực cảm thụ.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Chuẩn bị, phương pháp dạy học
GV chuẩn bị SGK, giáo án.
HS đọc và soạn bài theo câu hỏi trong SGK trước khi đến lớp.
Phương pháp: phát vấn, đàm thoại, thuyết trình.
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức (khoảng 1 phút)
Kiểm tra sĩ số: Viết bảng.
Nhận xét sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra bài cũ)
Hoạt động 3: Dạy bài mới
Trong tiết học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Du. Ông không chỉ là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn mà còn có tài năng bậc thầy trong việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật. Để làm sáng tỏ tài năng ấy, trong tiết học ngày hôm nay, thầy và trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn trong SGK
-GV gọi một HS đọc to, rõ ràng phần tiểu dẫn trong SGK.
-GV gọi một HS khác nhận xét.
-GV nhận xét.
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK, em hãy cho biết vị trí của đoạn trích “Trao duyên”?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Tại sao Thúy Kiều lại trao duyên cho Thúy Vân?Bằng kiến thức của mình, em hãy tóm tắt diễn biến truyện xảy ra trước đoạn trích này?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Những biến cố này xảy ra trong giai đoạn nào của cuộc đời Kiều? Trong hoàn cảnh ấy, Kiều nảy sinh tâm lí gì?
-GV: Đoạn trích “Trao duyên” không chỉ thuộc phần thứ hai của tác phẩm mà nó còn có một vị trí quan trọng trong cuộc đời của nàng Kiều. Trao duyên mở đầu cho “Đoạn trường tân thanh” 15 năm lưu lạc “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” của nàng Kiều. Trao duyên mở đầu cho những bi kịch trải dài nối tiếp những bi kịch trong cuộc đời Thúy Kiều mà bi kịch nào cũng đầy máu, đầy nước mắt, đầy đau thương, đầy xót xa. Có thể nói, trao duyên là khúc nhạc mở đầu cho bản nhạc bạc mệnh trong cuộc đời của Kiều.
-GV gọi một HS đọc diễn cảm đoạn trích.
-GV gọi một HS nhận xét.
-GV nhận xét.
-GV dẫn dắt: Truyện Kiều sử dụng rất nhiều điển cố, điển tích. Để các em có thể hiểu được nội dung đoạn trích “Trao duyên”, chúng ta sẽ cùng nhau giải thích một số từ khó. 
-GV gọi một HS đọc to, rõ ràng phần chú giải trong SGK. 
-GV gọi một HS nhận xét.
-GV nhận xét.
-GV lưu ý giải thích từ keo loan.
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Theo em, đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
-GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
-GV nhận xét, chốt ý.
-GV dẫn dắt: Để có thể cảm nhận được tâm trạng của Kiều khi phải cắt đứt mối tình đầu tươi đẹp, chúng ta sẽ chuyển sang mục II. Đọc, hiểu văn bản
Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách Kiều thuyết phục Vân để trao duyên cho em
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Đối với Thúy Kiều, việc trao duyên không hề dễ: “Hở môi ra cũng thẹn thùng/ Để lòng thì phụ tấm lòng với ai”. Vậy, Thúy Kiều đã mở lời với Thúy Vân như thế nào? 
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Đọc hai câu thơ đầu, em thấy có thể thay thế từ “cậy”, “chịu” bằng các từ cùng nghĩa như “nhờ”, “nhận” được không? Vì sao?
-GV dẫn dắt: Hai câu thơ mở đầu không chỉ hay trong cách dùng từ ngữ chọn lọc mà còn rất đặc sắc trong việc Nguyễn Du đã vẽ ra những hành động rất kì lạ của Thúy Kiều.
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Đó là những hành động kì lạ nào?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Tại sao Kiều lại lạy và thưa với em gái của mình? Hành động này có phù hợp hay không?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Qua hai câu thơ đầu, em thấy Kiều hiện lên là con người như thế nào?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Chỉ qua hai câu thơ, tác giả đã khắc họa được vẻ đẹp của nàng Kiều: thông minh, sắc sảo, khôn khéo. Vậy, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của Nguyễn Du? 
-GV dẫn dắt: Lời vào đầu thật khó, nhưng Kiều đã làm được. Không chỉ làm được, Kiều còn rất khéo léo. Sau những lời vào đề đó, Kiều đã thuyết phục em của mình như thế nào?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Thúy Kiều đang ở trong cảnh ngộ như thế nào?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Việc Thúy Kiều nhấn mạnh đến cảnh ngộ của mình nhằm mục đích gì?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Như vậy, trong những câu thơ đầu của đoạn trích, Thúy Kiều thuyết phục em dựa trên lí trí hay tình cảm?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Bên cạnh việc đưa ra cảnh ngộ bế tắc của mình, để thuyết phục Thúy Vân, Thúy Kiều đã đưa ra những cơ sở, lí lẽ nào? 
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Đến đây, Thúy Kiều có đơn giản sử dụng lí trí để thuyết phục Thúy Vân hay không?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Như vậy, qua 12 câu thơ đầu, em thấy Nguyễn Du sử dụng từ ngữ như thế nào?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Bằng việc sử dụng những từ ngữ như vậy, Nguyễn Du đã khắc họa Thúy Kiều là con người như thế nào?
-GV dẫn dắt: 12 câu thơ đầu nói về việc Kiều đặt vấn đề để thuyết phục Thúy Vân. Và phải đến 6 câu thơ sau, Kiều mới trao lại kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân.
Hoạt động 6: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách Thúy Kiều kỉ vật cho Thúy Vân
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Thúy Kiều đã trao cho Thúy Vân những kỉ vật nào?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Những kỉ vật này có ý nghĩa như thế nào với Thúy Kiều?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Thúy Kiều đã trao những kỉ vật ấy như thế nào?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Tuy đã trao cho Thúy Vân những kỉ vật tình yêu, nhưng Thúy Kiều vẫn tự nhận những kỉ vật ấy là của chung ba người. Vậy, theo em, tâm trạng của Thúy Kiều lúc này là gì?
Hoạt động 7: GV hướng dẫn HS tổng kết bài học
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Qua bài học, em nhận thấy Thúy Kiều là con người như thế nào?
-GV đặt câu hỏi gợi mở: Để xây dựng thành công nhân vật Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ như thế nào?
Hoạt động 8: GV dặn dò HS
-Học bài.
-Đọc và chuẩn bị bài “Nỗi thương mình”.
-HS đọc phần tiểu dẫn.
-HS nhận xét phần đọc của bạn.
-GV nhận xét.
-HS suy nghĩ trả lời.
-HS suy nghĩ trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS đọc diễn cảm.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe. 
-HS đọc phần chú giải.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS suy nghĩ, trả lời. 
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời. 
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời. 
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời. 
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời. 
Tiểu dẫn
Vị trí đoạn trích
-Vị trí của đoạn trích:
+ Đoạn trích nằm từ câu 723- 756, thuộc phần Gia biến và lưu lạc.
-Hoàn cảnh: Bọn sai nha gây nên vụ án oan sai à Kiều buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền à cứu cha và em à Xong xuôi, Kiều nhờ Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng.
-Những sự kiện này xảy ra khi Kiều mới 15, 16 tuổi: trong sáng, ngây thơ.
àCú sốc tâm lí lớn dẫn đến những biến thái nội tâm vô cùng phức tạp.
à Ý nghĩa của đoạn trích: Mở đầu cho đoạn trường tân thanh 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều.
Đọc, giải thích từ khó
Đọc
Giải thích từ khó
-Keo loan: thứ keo chế bằng huyết chim loan dùng để gắn kết các vật.
Bố cục đoạn trích
-4 phần:
+ Phần 1: 12 câu đầu (Từ “Cậy em hãy còn thơm lây): Kiều thuyết phục Vân để trao duyên cho em.
+Phần 2: 6 câu tiếp(Chiếc vành với bức tờ mây Phím đàn với mảnh hương nguyển ngày xưa): Hành động Kiều trao kỉ vật.
+Phần 3: 8 câu tiếp(Mai sau dù có bao giờ Rưới xin giọt nước cho người thác oan): Lời dặn dò Thúy Kiều dành cho Thúy Vân.
+Phần 4: 8 câu cuối: Kiều tâm sự với Kim Trọng trong nỗi tuyệt vọng, bế tắc.
Tìm hiểu chi tiết đoạn trích
12 câu thơ đầu: Kiều thuyết phục Vân để trao duyên cho em
Hai câu thơ đầu
-Lời nói:
Cậy
Chịu
-Tin tưởng mà gửi gắm, hi vọng.
-Âm điệu nặng nề gợi sự đau đớn, xót xa.
-Bị bắt buộc, không nhận không được.
-Gợi lên sự thiệt thòi của Thúy Vân.
-Hành động: lạy- thưa: khác thường, lạ lùng:
+Tạo không khí trang trọng.
+Hé mở việc nhờ cậy rất hệ trọng.
+Hàm ẩn sự biết ơn của Thúy Kiều với Thúy Vân.
àSự việc bất ngờ, phi lí mà lại hợp lí. 
Tiểu kết:
-Kiều là con người thông minh, sắc sảo, khôn khéo, trọng ân nghĩa. 
-Cách dùng từ tinh tế, chọn lọc, chính xác phù hợp với hoàn cảnh nhân vật.
10 câu tiếp
-Cảnh ngộ của Thúy Kiều:
Quá khứ
Hiện tại
-Khi gặp chàng Kim
-khi ngày quạt ước
-khi đêm chén thề
àHạnh phúc
-đứt gánh tương tư
-keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
-sóng gió bất kì
-hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
à Đau khổ, bế tắc
àKiều giãi bày, tâm sự hoàn cảnh để Thúy Vân thấu cảm.
àKiều thuyết phục em hoàn toàn bằng lí trí.
-Cơ sở, lí lẽ trao duyên:
+Vân vẫn còn trẻ đẹp, son rỗi.
+Tình ruột thịt.
+Đưa ra cái chết, lòng biết ơn.
àKết hợp hài hòa giữa lí và tình.
Tiểu kết: 
-Ngôn ngữ chọn lọc, kết hợp giữa ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ bình dân.
-Kiều là con người khôn khéo, trọng ân nghĩa.
6 câu thơ tiếp: Thúy Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân
-Kiều trao kỉ vật: quạt ước, chén thề, chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền.
àNhân chứng cho tình yêu sâu nặng, thiêng liêng với Kim Trọng.
-Cách trao:
+Trao từng thứ một. 
+Của tin: vật làm tin giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.
+Của chung: Kim Trọng, Thúy Kiều, Thúy Vân.
-Tâm trạng: 
+Mâu thuẫn giữa lí trí- tình cảm, giữa hành động và lời nói.
+Mất người
+Mệnh bạc
àKiều đau đớn xem như mình đã chết.
Tổng kết
Nhân vật Thúy Kiều
-Thúy Kiều là con người khôn khéo, sắc sảo, trọng ân nghĩa.
-Tâm trạng của Thúy Kiều: đau đớn, mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm.
2. Nghệ thuật
-Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế, phù hợp với hoàn cảnh nhân vật.
Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Người soạn Giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_28_Truyen_Kieu.doc