Giáo án Ngữ văn 10 - Trường THCS Thanh Thạch - Năm học: 2010 - 2011

Giáo án Ngữ văn 10 - Trường THCS Thanh Thạch - Năm học: 2010 - 2011

A.Mục tiêu bài dạy.

Giúp HS:

-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bở ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B. Chuẩn bị

- GV: Soạn giáo án, sưu tầm bài thơ bài hát về ngày khai trường.

- HS: Xem trước nội dung bài học.

C.Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định lớp

 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

 3. Bài mới: Giới thiệu bài

 Bài đầu tiên của chương trình NV7, em đã học bài gì? Của ai ? Nội dung bài ấy nói về chuyện gì ? Thể hiện tâm trạng gì ? Của ai ? Bài ấy thuộc kiểu văn bản gì ?

 

doc 131 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Trường THCS Thanh Thạch - Năm học: 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 01
 Tiết 01
Tên bài dạy: Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
A.Mục tiêu bài dạy. 
Giúp HS:
-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bở ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn giáo án, sưu tầm bài thơ bài hát về ngày khai trường.
- HS: Xem trước nội dung bài học.
C.Tiến trình lên lớp
 1. ổn định lớp
 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
 Bài đầu tiên của chương trình NV7, em đã học bài gì? Của ai ? Nội dung bài ấy nói về chuyện gì ? Thể hiện tâm trạng gì ? Của ai ? Bài ấy thuộc kiểu văn bản gì ?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chung
GV: Giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu
HS chú ý
GV đọc mẫu gọi HS 2"4 HS đọc hết bài
GV hướng dẫn đọc thầm chú thích (*) và trình bày ngắn gọn về tác giả.
HS đọc thầm
GV lưu ý chú thích 2,7 y/c HS giải thích lại và hỏi thêm.
-Ông đốc là danh từ chung hay danh từ riêng?
-Lạm nhận có phải là nhận bừa, nhận vơ?
-Văn bản này thuộc thể loại văn bản nào?
-Có thể gọi đây là văn bản nhật dụng, văn bản biểu cảm được hay không? Vì sao
-Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên. Vậy ta có thể tạm ngắt thành những đoạn ntn?
GV nhận xét, chốt
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
1. Đọc: 
2. Tìm Hiểu chung:
a. Tác giả
- Thanh Tịnh(1911-1988)
- Quê quán: Huế
b. Tác phẩm.
- Tôi đi học in trong tập Quê mẹ xuất bản năm 1941.
c. Từ khó:
- Ông đốc
- Lạm nhận
d. Thể loại, bố cục
-Văn biểu cảm: Cảm xúc tâm trạng nhân vật trong buổi tựu trường.
-Truyện có 5 đoạn
Đ1: Từ đầu " rộn rã. Khơi nguồn nổi nhớ
Đ2: Buổi mai " ngọn núi.Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ tới trường.
Đ3:Trước sân trường"trong các lớp:Tâm trạng cảm giác nhân vật tôi khi đứng giữa sân trường nhìn mọi người các bạn.
Đ4: Ông đốc"chút nào hết: Tâm trạng cảm giác nhân vật tôi khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp
Đ5: Còn lại.Tâm trạng của tôi khi ngồi vào chổ mình và đón nhận tiết học đầu tiên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
GV y/c HS đọc 4 câu đầu
-Nổi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào ? Vì sao?
-Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm cũ ntn? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc
HS tìm hiểu phân tích đối chiếu và trả lời
GV bình: Những cảm xúc, cảm giác ấy không mâu thuẩn trái ngược nhau mà gần gũi bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại và cảm xúc thực sự của tôi khi ấy. Từ láy góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại
GV y/c HS đọc diễn cảm toàn đoạn, HS đọc
-Tác giả viết: “Con đường.. . tôi đi học”
tâm trạng đó thay đổi ntn? 
-Những chi tiết nào trong cử chỉ, trong hành động và lời nói của nhân vật tôi khiến em chú ý? Vì sao?
II. Tìm hiểu chi tiết.
1.Khơi nguồn kỉ niệm
-Thời điểm gợi nhớ.Cuối thu(đầu tháng 9), thời điểm khai trường.
+Cảnh thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
+Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
-Lí do: Sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ.
-Cảm xúc tâm trạng của nhân vật tôi: náo nức, mơn man, tưng bừng rộn rã.
2. .Tâm trạng và cảm giác của tôi khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên.
-Trang trọng và đứng đắn.
-Hành động: thèm, bặm, ghì, xệch, muốn.
"Khiến người đọc hình dung dễ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu của bé.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Em hãy nhớ và diễn tả lại tâm trạng của mình khi lần đầu tiên đi học.
- Học bài, nắm kĩ nội dung bài học.
- Nghiên cứu kĩ các đoạn còn lại để tiết sau học tiếp.
........................................................o0o........................................................
Tiết 02
Tên bài dạy: Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
A.Mục tiêu bài dạy. 
Giúp HS:
-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bở ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B.Chuẩn bị:
-GV Đọc bài, soạn giáo án.
-HS xem trước nội dung bài học
C.Tiến trình lên lớp
1.ổn định lớp
2. Bài cũ:
HS1: Nổi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?
HS2: Nêu tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên?
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
GV đọc lại đoạn văn và nêu vấn đề
-Tâm trạng của tôi khi đến trường, khi đứng giữa sân trường, khi cảnh dày đặc cả người...là tâm trạng lo sợ vẫn vơ, vừa bở ngỡ vừa ao ước thầm vụng, lại cảm thấy chơ vơ vụng về, lúng túng. Cách kể, tả như vậy thật tinh tế và hay, ý kiến của em?
HS nhận xét
GV bình: Hồi trống đầu năm khai trường cũng vang vọng lên như mọi năm , mọi lần nhưng với các cô các cậu học trò mới nó mới vang dội, rộn rã, nhanh gấp, giục giã làm sao.Bởi vì hoà với tiếng trống trường còn có cả nhịp tim thình thịch của các cậu cũng vang lên như tiếng trống trường.
-Tâm trạng của tôi khi nghe ông đốc đọc bản danh sách HS mới như thế nào?
-Vì sao tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc khi chuẩn bị bước vào lớp, có thể nói chú bé này tinh thần yếu đuối hay không.
GV y/c HS đọc đoạn cuối cùng
1HS đọc, cả lớp chú ý.
-Tâm trạng và cảm giác của tôi khi bước vào chổ ngồi lạ lùng như thế nào ?
-Hình ảnh con chim non liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao có phải là hình ảnh thực không?
-Dòng chữ tôi đi học kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
II. Tìm hiểu chi tiết
3. Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đến trường.
-Từ tâm trạng háo hức hăm hở chuyển sang tâm trạng lo sợ vẩn vơ rồi bở ngỡ ngập ngừng, e sợ, thèm vụng, ước ao thầm, không còn cảm giác rụt rè nữa
" Hợp quy luật tâm lí trẻ.
- Tâm trạng cảm thấy chơ vơ vụng về, lúng túng, muốn bước nhanh mà sao toàn thân cứ thấy run run, cứ đềnh đoàng, chân co duổi chính là sự thể hiện tâm trạng buồn cười đó.
4. Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi nghe ông đốc gọi danh sách học sinh mới và khi rời tay mẹ bước vào lớp.
-Đã lúng túng càng lúng túng hơn.
-Tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ và khóc nức nở khi bước vào lớp
" Cảm giác nhất thời của đứa trẻ nông thôn rụt rè, ít được tiếp xúc với đám đông.
5. Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi ngồi vào chổ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên.
- Thấy cái gì cũng mới lạ hay hay.
- Lạm nhận.
- Nhìn bạn chưa quen thấy quyến luyến.
- Không đơn thuần là hình ảnh thực có ý nghĩa tượng trưng nhớ tiếc những ngày đã qua.
- Cách kết thúc tự nhiên bất ngờ vừa khép lại văn bản vừa mở ra một thế giới mới, một bầu trời mới, một giai đoạn mới.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập
GV hướng dẫn HS tóm lược những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật
-Nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của văn bản này là gì?
-Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
GV nhận xét, chốt
GV hướng dẫn HS làm BT1 và BT2 phần luyện tập.
HS chú ý và luyện tập
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật
-Bố cục truyện theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
-Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
1.Sức cuốn hút của tác phẩm
-Tình huống truyện
-Tình cảm ấm áp của người lớn đối các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
-Hình ảnh tự nhiên và cách so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.
IV. Luyện tập
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 - Giáo viên đọc bài thơ về ngày tựu trường đầu tiên.
- Học bài nắm nội dung bài
- Xem trước bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 
........................................................o0o........................................................
Tiết 03
Tên bài dạy: Cấp độ kháI quát của nghĩa từ ngữ
A.Mục tiêu bài dạy. 
Giúp HS:
-Hiểu rõ cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 -Thông qua bài học rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
B.Chuẩn bị:
-GV Đọc bài, soạn giáo án.
-HS xem trước nội dung bài học
C.Tiến trình lên lớp
1.ổn định lớp
2. Bài cũ:
3.Bài mới:
ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Lấy ví dụ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong hai nhóm trên? 
 (Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau trong một câu văn cụ thể.
Các từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: khái niệm từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
GV treo bảng phụ y/c HS quan sát
GV gọi HS đọc các câu hỏi a,b,c
? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
? Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu,chim nhỏ hơn hay lớn hơn nghĩa của từ tu hú, sáo, cá; rộng hơn hay hẹp hơn cá rô, cá thu
-Nghĩa của các từ thú,chim,cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
 -Thế nào là một từ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
-Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao?
GV chỉ định 1 HS đọc chậm rõ ghi nhớ
GV khái quát 
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
1.Ví dụ
 Động vật
Thú
Chim
Cá
Voi, hươu... Tu hú, sáo... Cá rô, cá thu
2.Nhận xét.
a.Nghĩa của từ: động vật rộng hơn nghĩa của thú, chim, cá.
" Vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá.
b.Các từ thú chim cá có phạm vi nghiã rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu.
Lí do như câu a
c.Các từ thú, chim, cá có phạm vi rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu và hẹp hơn từ động vật.
3.Kết luận.
-Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
-Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
-Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp vì tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập
GV gọi HS đọc bài tập 1
- Yêu cầu của bài tập là gì? 
HS trả lời
GV hướng dẫn
GV gọi HS trình bày và nhận xét
GV gọi HS đọc BT2. Nêu y/c của BT
-Tìm từ có nghĩa rộng so với nghĩa các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây?
GV gọi 2"3 HS lên bảng trình bày
GV nhận xét
GV y/c HS đọc thầm BT3
GV nêu yêu cầu của BT và gọi 
GV nhận xét
GV y/c HS đọc BT4, Chỉ ra y?c của BT
-Chỉ ra những từ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau
GV hướng dẫn, HS tự làm BT vào vở
II. Luyện tập.
Bài tập 1.
Bài tập 2. Tìm từ có nghĩa rộng
Chất đốt.
Nghệ thuật.
Thức ăn.
Nhìn.
Đánh.
Bài tập 3. Tìm từ có nghĩa hẹp
Từ xe cộ: Xe đạp, xe máy, xe hơi...
Kim loại: đồng, chì, sắt...
Hoa quả: táo, nhãn, xoài...
Họ hàng: họ nội, họ ngoại, bác, chú...
Mang: xách, khiêng, gánh...
Bài tập 4. 
a.Thuốc lào
b.Thủ quỹ
c.Bút điện
d.Hoa tai 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Cho các từ ngữ: sống, chết, tươi, xanh...Hãy đặt  ... hệ thống hoá kiến thức bài học
 - Học thuộc lòng bài thơ
........................................................o0o......................................................
Tiết 68
Tên bài dạy: trả bài kiểm tra tiếng việt
A.Mục tiêu.
 Giúp học sinh:
 - Đánh giá được những thành công và hạn chế của cá nhân qua bài kiểm tra Tiếng việt
B.Chuẩn bị.	
- Giáo viên:Giáo án chấm chữa bài kiểm tra
- Học sinh: Ôn bài
C.Các bước lên lớp.
1.ổn định lớp:
2.Bài cũ: 
3. Bài mới:
1.ổn định tổ chức:
2.Chữa bài:
GV giúp HS xây dựng đáp án, biểu điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
A
C
A
A
C
D
B
C
B
C
D
D
B
B
D
Câu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
Đáp án
A
C
B
B
C
B
A
C
A
D
C
B
B
* Đáp án, biểu điểm:
- Từ câu 1 đến câu 28: (7. điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
A
C
A
A
C
D
B
C
B
C
D
D
B
B
D
Câu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án
A
C
B
B
C
B
A
C
A
D
C
B
B
- Cõu 29: ( 1.0 điểm) Điền các từ, cụm từ thích hợp vào chỗ chấm để có các câu ghép hoàn chỉnh.
+ Mỗi vế câu đúng: 0.25 điểm.
+ Mỗi câu đúng: 0.5 điểm.
Ví dụ:
a. Nếu trời mưa thì đường sẽ lầy lội.
b. Vì lười học nên bài kiểm tra của Nam bị điểm kém.
- Cõu 30: Điền được các quan hệ từ thích hợp và chỗ trống để tạo câu ghép hoàn chỉnh về hình thức và ý nghĩa.
+ Mỗi quan hệ từ đúng: 0.25 điểm.
+ Mỗi câu ghép đúng: 0.5 điểm.
+ Ví dụ:
a. Tuy nhà em xa trường nhưng em luôn đến trường đúng giờ.
b. Càng học, Nam càng tiến bộ.
- Cõu 31: (1.0 điểm) Điờ̀n vào phõ̀n thích hợp vào chỗ chấm để có khái niệm hoàn chỉnh về các dṍu cõu.
+ Mỗi dấu câu đúng: 0.25 điểm
TT
Dấu câu
Công dụng
a
Dấu chấm
Dùng cuối câu trần thuật để kết thúc câu.
b
Dấu chấm hỏi
Đặt cuối câu hỏi
c
Dấu chấm lửng
-Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết.
- Lời nói ngập ngừng ngắt quãng
- Làm giãn nhịp điệu câu văn hài hước dí dỏm.
d
Dấu gạch ngang
- Đánh dấu các bộ phận giải thích, chú thích trong câu.
- Dấnh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
- Biểu thị sự liệt kê
- Nối các từ nằm trong một liên danh
3.GV nhận xét
*Ưu điểm
-HS xác định được yêu cầu đề ra.
-Xác định được đáp án đúng.
*Nhược điểm
-Một số em chọn nhiều đáp án trong một câu, hoặc tẩy xóa nhiều trong khi làm bài.
- Nhiều em chưa nê được tên của dấu chấm lửng và dấu gạch ngang trong câu 31.
4.Giáo viên trả bài
-Yêu cầu HS đọc bài của mình so sánh với đáp án để nhận rõ ưu nhược điểm của mình.
-Yêu cầu HS trao đổi bài với bạn để nhận ra lỗi sai.
5.GV hướng dẫn HS rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra của mình.
GV lưu ý cho HS những điểm sau:
-Xác định đúng yêu cầu đề, bám sát yêu cầu của đề
-Chú ý hình thức làm bài
- Cân nhắc kỹ trước khi tiến hành khoanh tròn đáp án đúng.
*Kết quả
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yờ́u, kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
81
1
5
2
10
14
70
3
15
82
9
42.8
6
28.6
6
28.6
0
0
 7.Củng cố-dặn dò: 
Chuẩn bị bai: “Hoạt động Ngữ Văn: Làm thơ 7 chữ”
........................................................o0o......................................................
 Tiết 69 + 70
Tên bài dạy: kiểm tra học kỳ i
(Chờ đề của phòng GD&ĐT Tuyên Hóa)
 Hết tuần 17
 Ngày 20 tháng 12 năm 2010
 Ký duyệt của tổ CM
 Tổ trưởng
 Đoàn Khắc Đạm
........................................................o0o......................................................
 TUầN 18
Tiết 69 + 70
Tên bài dạy: kiểm tra học kỳ i
(Chờ đề của phòng GD&ĐT Tuyên Hóa)
 Hết tuần 18
 Ngày 27 tháng 12 năm 2010
 Ký duyệt của tổ CM
 Tổ trưởng
 Đoàn Khắc Đạm
........................................................o0o......................................................
 TUầN 19
Tiết 71
Tên bài dạy: hoạt động ngữ văn
Làm thơ bảy chữ
A.Mục tiêu.
 Giúp học sinh:
- Biết cách làm thơ 7 chữ với yêu cầu tối thiểu: 
đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
-Tạo không khí mạnh dạn sáng tạo.
B.Chuẩn bị.	
- Giáo viên: Giáo án, một số bài thơ 7 chữ
- Học sinh: Xem lí thuyết về thơ 7 chữ, sưu tầm một số bài thơ 7 chữ, tập làm thơ.
C.Các bước lên lớp.
1.ổn định lớp:
2.Bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: hướng dẫn nhận diện luật thơ
GV y/c HS đọc mục a
GV chuẩn bị bảng phụ
y/c HS gạch nhịp
? Hãy chỉ ra tiếng gieo vần của bài thơ
GV gọi HS đọc bài sưu tầm của mình và cho biết vị trí ngắt nhịp gieo vần và quy luật bằng trắc
-Từ VD đó, em hãy rút ra tổng kết về thơ bảy chữ
GV nhận xét, chốt ý
GV y/c HS đọc bài Tối
-Hãy phát hiện chổ sai trong bài thơ trên
I.Nhận diện luật thơ
a. -Nhịp: 4/3
-Vần: về - lề
-Mối quan hệ B T 
Câu (1) (4) niêm với nhau
Câu (2) (3) niêm với nhau
*Kết luận
-Số tiếng: 7
-Số dòng: 4-8 không quy định
-Vị trí gieo vần: Tiếng cuối câu 2-4 có khi cả câu 1
-Luật B-T theo mô hình sau:
1. Bánh trôi nước
B B B T T B B
T T B B T T B
T T T B B T T
B B T T T B B
2.Đi
B T B B T T B
T B B T T B B
T B T T B B T
T T B B T T B
b. Ngọn đèn mờ, toả ánh xanh xanh
-sai nhịp
-ánh xanh xanh: sai vần
Hoạt động 2: hướng dẫn tập làm thơ
Y/c HS hoàn thiện bài thơ còn dở dang
GV gợi ý chuyện chú Cuội ở cung trăng
GV nhận xét
Y/C GV: Hai câu đầu mùa hè thì hai câu sau phải nói chuyện mùa hè
II.Tập làm thơ.
a.Câu thơ tiếp theo luật
B B T T B B T
T T B B T T B
b.Luật thơ
B B T T T B B
T T B B T T B
Hoạt động 3: củng cố - dặn dò 
 - GV đọc bài mẫu
 - Tập sáng tác thơ bảy chữ.
 - Chuẩn bị tiết sau: Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối kì.
 ........................................................o0o......................................................
 Tiết 72
Tên bài dạy: trả bài kiểm tra học kỳ i
A. Mục tiêu.
Giúp HS:
-Xây dựng đáp án, biểu điểm đúng
-Nhận xét rõ ưu, khuyết điểm của mình, sửa sai, rút kinh nghiệm cho bài làm văn sau.
B. Chuẩn bị
-Giáo viên: Sổ chấm chữa, bài văn
 -Học sinh: Ôn bài
C. Tiến trình lên lớp
 1.ổn định lớp
 2.Giáo viên cùng học sinh xây dựng đáp án, biểu điểm
1.Yêu cầu của đề.
Mã đề 01:
Câu 1: (2.0 điểm)
Học sinh viết được đoạn văn đúng yêu cầu:
- Viết đoạn văn có nội dung phù hợp. (0.5 điểm)
- Đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn đúng chức năng của nó. (1.0 điểm)
- Đoạn văn diễn đạt trôi chảy. (0.5 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau: Mỗi ý đúng được 0.5 điểm.
* Tác giả:
- Phan Bội Châu (1867 - 1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam. Quê ở xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Năm 33 tuổi ông đỗ giải Nguyên. Ông là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc ta trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ XX, từng xuất dương sang Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước.
- Phân Bội Châu là một nàh văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ. Tất cả tác phẩm của ông đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường.
* Hoàn cảnh ra đời: Viết vào đầu năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam.
Câu 3: Thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình mà em thích nhất
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài văn thuyết minh.
- Bố cục rành mạch, hợp lý, đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Các ý trình bày rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ, lời văn trong sáng, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn.
- Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung và Biểu điểm:
Các ý trong bài có thể được sắp xếp, trình bày tách, gộp và theo những cách khác nhau, miễn là đạt được các nội dung sau:
a. Mở bài: (1.0 điểm)
Giới thiệu khái quát về đồ dùng đó.
b. Thân bài: (4.0 điểm)
Thuyết minh được các ý sau:
- Nguồn gốc. (1.0 điểm)
- Đặc điểm, hình dáng. (1.0 điểm)
- Cấu tạo. (1.0 điểm)
- Công dụng của nó trong đời sống. (1.0 điểm)
c. Kết bài. (1.0 điểm)
Cảm nghĩ của em về sự cần thiết của đồ dùng đó trong đời sống.
Mã đề 02:
Câu 1: (2.0 điểm)
Học sinh viết được đoạn văn đúng yêu cầu:
- Viết đoạn văn có nội dung phù hợp. (0.5 điểm)
- Đoạn văn có sử dụng dấu chấm đúng chức năng của nó. (1.0 điểm)
- Đoạn văn diễn đạt trôi chảy. (0.5 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau: Mỗi ý đúng được 0.5 điểm.
* Tác giả:
- Phan Châu Trinh (1872 - 1926), hiệu Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã. Quê ở làn Tây Lộc. Huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam.
- Ông đỗ Phó bảng, được bổ nhiệm một chức quan nhỏ, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã bỏ quan, chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước. Trong những năm đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam. Hoạt động cứu nước của ông đa dạng và phong phú.
- Ông là người có tài văn chương. Văn chính luận của ông rất hùng biện, đanh thép, thơ văn trữ tình đều thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ. Ông có nhiều tác phẩm thơ văn có giá trị.
* Hoàn cảnh ra đời: Năm 1908, Phan Châu Trinh bị khép vào tội xúi dục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nên bị bắt đày ra Côn Đảo; đến tháng 6.1910, nhờ có sự can thiệp của Hội Nhân quyền (Pháp), ông mới được tha. Bài thơ làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.
Câu 3: Thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình mà em thích nhất
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài văn thuyết minh.
- Bố cục rành mạch, hợp lý, đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Các ý trình bày rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ, lời văn trong sáng, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn.
- Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung và Biểu điểm:
Các ý trong bài có thể được sắp xếp, trình bày tách, gộp và theo những cách khác nhau, miễn là đạt được các nội dung sau:
a. Mở bài: (1.0 điểm)
Giới thiệu khái quát về đồ dùng đó.
b. Thân bài: (4.0 điểm)
Thuyết minh được các ý sau:
- Nguồn gốc. (1.0 điểm)
- Đặc điểm, hình dáng. (1.0 điểm)
- Cấu tạo. (1.0 điểm)
- Công dụng của nó trong đời sống. (1.0 điểm)
c. Kết bài. (1.0 điểm)
Cảm nghĩ của em về sự cần thiết của đồ dùng đó trong đời sống.
3.Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.
*ưu điểm. 
-Nhìn chung các em đã làm bài trắc nghiệm khá chính xác
-Đọc kĩ đề tự luận nắm vững phương pháp làm văn thuyết minh về loài vật
-Trình bày tương đối sạch sẽ.
*Nhược điểm.
-Một số em còn yếu phần trắc nghiệm
-Một số em xác định đề ra chưa đúng nên lạc đề và một số em chưa làm rõ bố cục của bài viết.
4.Giáo viên trả bài cho học sinh.
5.Giáo viên cho học sinh tự đúc rút kinh nghiệm.
IV.Bài học kinh nghiệm.
Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề văn thuyết minh.
V.Kết quả.
 Chất lượng
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
0
0
04
25
7
43,8
05
31,2
0
0
 Hết tuần 19
 Ngày 27 tháng 12 năm 2010
 Ký duyệt của tổ CM
 Tổ trưởng
 Đoàn Khắc Đạm
........................................................o0o......................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn 8 Ki I - Năm học 2010 - 2011.doc