Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 1 - GV: Nguyễn Thành Lập

Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 1 - GV: Nguyễn Thành Lập

Tuần: 1

Tiết: 1, 2

 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

 Nắm một cách khái quát hai bộ phận của văn học Việt Nam; quá trình phát triển của văn học Việt Nam và nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

 2. Kĩ năng:

 Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: Gio n, sgk, sgv

 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm

 

doc 5 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1800Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 1 - GV: Nguyễn Thành Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1, 2	
 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Nắm một cách khái quát hai bộ phận của văn học Việt Nam; quá trình phát triển của văn học Việt Nam và nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
 2. Kĩ năng:
 Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, sgk, sgv
 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP:
 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: Nền văn học Việt Nam trải qua quá trình phát triển lâu dài cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Nhờ có văn học mà chúng ta có thể hiểu rõ hơn tâm hồn, tư tưởng của các thế hệ đã qua. Chúng ta điểm qua một số nét khái quát về nền văn học Việt Nam.
HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ 1: HD tìm hiểu “Các bộ phận hợp thành của VHVN”:
 GV: gọi 2 HS lập bảng so sánh những khác biệt giữa VHDG và VH viết
 HS:Dựa vào sgk so sánh
 Phát biểu, bổ sung 
 GV: Khái quát
* HĐ 2: HD tìm hiểu 2 thời đại lớn của VHVN:
 GV: Cho hs thảo luận theo nhóm (6 nhóm):
 + Nhóm 1,3,5 : Tóm tắt các ý chính về thời đại VHTĐ
 + Nhóm 2,4,6 : Tóm tắt các ý chính về thời đại VHHĐ
 HS: Thảo luận
 Đại diện nhĩm phát biểu 
 GV: nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
* HĐ 3: HD tìm hiểu con người VN qua VH
 GV: Yêu cầu hs nêu ý chính của từng nội dung. Dựa vào những tác phẩm cụ thể để phân tích, chứng minh.
 HS: phát biểu
 GV: Bổ sung, liên hệ tích hợp giáo dục môi trường. ( Cần làm gì để bảo vệ môi trường)
 Khái quát
I. Các bộ phận hợp thành của VHVN :
 1. Văn học dân gian (VHDG) :
 - Sáng tác tập thể và truyền miệng, thể hiện tình cảm của nhân dân lao động.
 - Các thể loại chủ yếu: Thần thoại, Sử thi, Truyền thuyết,
 - Các đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành.
 2. Văn học viết (VHV) : Là sáng tác của trí thức, ghi lại bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
 - Chữ viết: Hán, Nôm, Quốc ngữ.
 - Hệ thống thể loại:
 + Tk X đến hết tk XX: văn xuôi tự sự, thơ, văn biền ngẫu.
 + Đầu tk XX đến hết tk XX: tự sự, trữ tình, kịch
II. Hai thời đại lớn của VHVN:
 1. VH trung đại (từ tk X đến hết tk XIX) :
 - Chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm
 - Tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp VH cổ –trung đại Trung Quốc
 - Các thể loại VH chữ Hán: Văn xuôi (truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi), thơ Đường luật 
 - VH chữ Nôm phát triển mạnh từ từ TK XV. Thành tựu chủ yếu là thơ (thơ Nôm ĐL, các thể thơ dt như: lục bát, song thất LB, hát nói)
 2.VHHĐ (từ đầu tk XX đến hết tk XX) :
 - Chữ viết: quốc ngữ
 - Tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nền văn học thế giới.
 - Những điểm khác biệt so với VHTĐ: về tác giả, đời sống văn hoá, thể loại, thi pháp,.
 - Từ sau CM tháng 8, VH pt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Thành tựu đặc biệt thuộc về dòng VH yêu nước CM
 - Từ sau 1975, đặc biệt từ 1986, VH bước vào một giai đoạn pt mới
III. Con người Việt Nam qua văn học:
 1 .Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên : 
 Hình thành tình yêu thiên nhiên 
 2. Con người VN trong quan hệ quốc gia dân tộc : 
 Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng.
 3. Con người VN trong quan hệ xã hội :
 Nội dung chủ yếu là chủ nghĩa nhân đạo.
 4. Con người VN và ý thức về bản thân :
 Đạo lí làm người
 4. Hướng dẫn tự học: 
- Nhớ đề mục, các luận điểm chính của bài Tổng quan.
- Sơ đồ hoá các bộ phận của văn học Việt Nam.
 - Soạn bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”	
V. RÚT KINH NGHIỆM:	
Tiết: 3 + 5	
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được các kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 - Nâng cao những kĩ năng trong giao tiếp bàng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: giáo án , sgk, sgv
 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1. Kiến thức:
- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích và phương tiện.
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản.
- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
2. Kĩ năng:
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
HĐ của GV-HS
Nội dung
*HĐ1: HD tìm hiểu HĐGT bằng ngôn ngữ
GV: Chia nhóm (2 nhóm) thảo luận bài tập 1 và 2
- Nhĩm 1: bài tập 1
- Nhĩm 2: bài tập 2
HS: Trao đổi, thảo luận
 Đại diện nhóm bất kì trả lời 
 Các nhóm còn lại bổ sung ý kiến
1. a) Diễn ra giữa vua Nhân Tông và các bô lão. Vua: người lãnh đạo tối cao; các bô lão: đại diện các tầng lớp nhân dân. Quan hệ: vua – tôi
 b) Người nói và người nghe đổi vai cho nhau. HĐGT có 2 quá trình: tạo lập văn bản (VB) và lĩnh hội VB
 c) Hoàn cảnh: đất nước có giặc ngoại xâm. Địa điểm: Điện Diên Hồng
 d) Nội dung:thảo luận tình hình ĐN có giặc ngoại xâm và bàn sách lược đối phó. Vấn đề: có đánh hay không ?
 e) Mục đích GT: tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với giặc. Đạt được mđ: đánh
 2. a) Nhân vật giao tiếp (NVGT) là tg sgk với hs lớp 10
 - Người viết: có tuổi cao hơn, có vốn sống, có trình độ cao hơn
 - Người đọc: trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ thấp hơn
 b) Hoàn cảnh: giáo dục nhà trường
 c) Nội dung GT thuộc lĩnh vực VH; đề tài: tổng quan VHVN
 d) MĐGT:
 - Người viết: trình bày tổng quan một số vấn đề cơ bản về VHVN
 - Người đọc: Lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN; rèn luyện và nâng cao kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng VH
 e) Phương tiện và cách thức GT:
 - Dùng nhiều thuật ngữ VH
 - Câu văn mang đặc điểm của vb KH
 - Kết cấu vb mạch lạc, rõ ràng, đề mục lớn nhỏ, dùng chữ số, chữ cái đánh dấu các đề mục
GV: Nhận xét.
 Gợi dẫn hs trả lời
 Từ việc phân tích 2 BT trên, hãy nêu khái niệm về HĐGTBNG và các nhân tố trong HĐGT đó.
 GV chốt lại các ý chính và yêu cầu HS đọc lại phần Ghi nhớ
*HĐ 2: HD luyện tập:
 GV: gọi HS (hoặc xin phát biểu) thực hiện lần lượt các BT trên bảng
 HS: Xem lại bài tập đã chuẩn bị ở nhà
 Lên bảng làm bài tập
 Nhận xét, bổ sung
GV: gợi ý hs sửa chữa
 Hướng dẫn hs làm bài tập 5
 a) NVGT: Bác Hồ, với tư cách là chủ tịch nước, viết thư cho hs toàn quốc
 b) HCGT: đất nước vừa giành được đl
 c) NDGT: niềm vui sướng vì hs được hưởng nền đl của đn, tới nhiệm vụ và trách nhiệm của hs đối với đn
d) MĐGT: chúc mừng hs nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, để xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của hs
 e) Bác viết với lời lẽ vừa chân tình, gần gũi, vừa nghiêm túc xác định trách nhiệm của hs
I. Thế nào là HĐGTBNN :
* Khái niệm :
HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,
* Quá trình HĐGT: gồm 2 quá trình
- Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện)
- Lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện)
* Các nhân tố chi phối HĐGT:
- NVGT
- HCGT
- NDGT
- MĐGT
- PT – CTGT
II. Luyện tập :
1.a) NVGT: nam nữ trẻ tuổi
 b) HCGT: đêm trăng thanh
 c) NDGT: anh nói về việc tre non đủ lá và tính chuyện đan sàng chăng ? 
 MĐGT: họ đã trưởng thành, nên tính chuyện kết duyên
 d) Phù hợp với ND và MĐGT
 2.a) Hành động nói: chào, đáp lại, khen, hỏi, đáp lời
 b) Câu hỏi 1 là chào đáp lại, câu 2 là khen, câu 3 là câu hỏi
 c) Lời nói của 2 người bộc lộ thái độ kính mến của A Cổ và thái độ yêu quý, trìu mến của ông đối với cháu.
 3.a) Thông qua hình tượng “bánh trôi nước”, tg muốn bộc bạch với mọi người về vẻ đẹp, thân phận lận đận của người phụ nữ. Mđ: khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ cũng như bản thân mình.
 b) Căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ như: trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, tấm lòng son; cuộc đời tg: tài hoa nhưng lận đận tình duyên.
 4. Hướng dẫn tự học:
- Đọc kĩ và nắm vững phần ghi nhớ sgk .
- Vận dụng kiến thức trên để làm bài tâp 4 và 5
 - Chuẩn bị bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam. 
VI. RÚT KINH NGHIỆM:	
NTL, ngày tháng năm 2010
Ký duyệt
Tăng Thanh Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docT1.doc