Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Thành Lập

Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Thành Lập

Tuần:12

Tiết:34-35 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

 TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu được sự hình thành và phát triển của văn học trung đại qua các giai đoạn.

 - Nắm được những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học thời kì này.

 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng vào việc đọc - hiểu tác phẩm văn học cụ thể.

 - Bồi dưỡng lòng yêu mến, giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ

 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP:

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

 

doc 7 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1709Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 12 - GV: Nguyễn Thành Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:12
Tiết:34-35	 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
	 TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được sự hình thành và phát triển của văn học trung đại qua các giai đoạn.
 - Nắm được những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học thời kì này.
 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng vào việc đọc - hiểu tác phẩm văn học cụ thể.
 - Bồi dưỡng lòng yêu mến, giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ
 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1-Ổn định lớp.
 2-Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: Chúng ta vừa được tiếp cận với bộ phận VHDG. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét khái quát về VH viết VN từ tk X đến hết tk XIX.
HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ 1: Tìm hiểu các thành phần của VH :
- HS: Nêu các đặc điểm cơ bản của 2 thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm
- GV: Nhận xét và khái quát các ý chính.
* HĐ 2: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển :
- GV: Cho Hs hoạt động nhóm
+ N1: Giai đoạn TK X->XIV
+ N2: Giai đoạn TK XV->XVII
+ N3: Giai đoạn TK XVIII-> nửa đầu XIX
+ N4: Giai đoạn nửa cuối TK XIX
- HS: Thảo luận nhóm về hoàn cảnh, nội dung, nghệ thuật, TP chính của từng gđ.
 Cử đại diện trình bày
 Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV: Chốt ý chính.
* HĐ 3: Tìm hiểu những đặc điểm lớn về nội dung :
- GV: Nêu đặc điểm của chủ nghĩa yêu nước giai đoạn này ? Những phương diện cụ thể ? Các TP tiêu biểu ?
- HS: Dựa vào sgk, trả lời
- GV: Chốt lại các ý chính trong từng đặc điểm
 Phân tích lại các nội dung để HS nắm
- GV: Nguồn gốc, các phương diện của chủ nghĩa nhân đạo ? Các TP tiêu biểu ?
 - HS: Trả lời, bổ sung
 - GV: Chốt ý
* HĐ 4: Tìm hiểu các đặc điểm về nghệ thuật :
- GV: Thế nào là tính quy phạm ? Sự phá vỡ tính quy phạm ? Chứng minh ?
- HS: Trả lời
 Bổ sung
- GV: Nhận xét, phân tích, chứng minh
 Khái quát.
- GV: Trang nhã? Bình dị? Chứng minh? 
- HS: Trả lời
- GV: Bổ sung, chốt ý.
- GV: Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài như thế nào? 
- HS: Trả lời
- GV: Khái quát
I. Các thành phần của VH từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
 1. Văn học chữ Hán:
 - Sáng tác bằng chữ Hán của người Việt
 - Xuất hiện sớm
 - Thể loại: chủ yếu tiếp thu từ TQ (chiếu, cáo, hịch, kí sự, tiểu thuyết chương hồi,)
 2. Văn học chữ Nôm:
 - Sáng tác bằng chữ Nôm
 - Ra đời muộn hơn (khoảng cuối tk XVIII)
 - Thể loại :chủ yếu là thơ, ít văn xuôi; xuất hiện các thể loại văn học dân tộc.
II. Các giai đoạn phát triển của VH từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX:
 1. Gđ từ tk X đến hết tk XIV:
 - Hoàn cảnh lịch sử: chống xâm lược, xây dựng đất nước.
 - Văn học: 
 + Nội dung: yêu nước với âm hưởng hào hùng (hào khí Đông A)
 + Nghệ thuật: VH chữ Hán với những thể loại tiếp thu từ TQ như văn chính luận (chiếu, hịch), văn xuôi viết về ls, văn hoá (sử kí), thơ phú,..
 2. Gđ từ tk XV đến hết tk XVII:
 - Hoàn cảnh lịch sử: cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, chế độ pk đạt đến đỉnh cao cực thịnh, có biểu hiện khủng hoảng ở tk XVI
 - Văn học: VH chữ Hán và VH chữ Nôm:
+ Nội dung: Từ nd yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nd phản ánh, phê phán hiện thực XHPK .
+ Nghệ thuật: * VH chữ Hán: phát triển với nhiều thể loại phong phú ( Văn chính luận, văn xuôi tự sự. ) * VH chữ Nôm: có sự Việt hóa (Thơ Nôm viết theo thể ĐL và ĐL xen lục ngôn, khúc ngâm, khúc vịnh theo thể STLB, diễn ca ls theo thể LB, )
 3. Gđ từ tk XVIII đến nửa đầu tk XIX:
 - Hoàn cảnh lịch sử: nội chiến pk và p.trào nông dân khởi nghĩa; chế độ pk từ khủng hoảng đến suy thoái
 - Văn học:
 + Nội dung: trào lưu nhân đạo chủ nghĩa 
 + Nghệ thuật: văn học phát triển mạnh cả văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán và chữ Nôm.
* VH chữ Nôm đạt tới đỉnh cao: thơ Nôm viết theo thể ĐL, ngâm khúc viết theo thể STLB, truyện thơ viết theo thể LB,
* VH chữ Hán: VX tự sự đạt được nhiều thành tựu về tiểu thuyết chương hồi, thể kí.
 4. Gđ nửa cuối tk XIX:
 - Hoàn cảnh lịch sử: Thực dân Pháp xâm lược VN, xã hội VN chuyển dần từ XHPK sang XHTD nửa PK
 - Văn học:
 + Nội dung: yêu nước mang âm hưởng bi tráng 
 + Nghệ thuật: chủ yếu là thơ theo thể loại và thi pháp truyền thống (chữ Hán và chữ Nôm). Có sự xuất hiện 1 số tp bằng chữ quốc ngữ.
III. Những đặc điểm lớn về nội dung của VH từ tk X đến hết tk XIX:
Chủ nghĩa yêu nước:
- Nội dung lớn và xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐ VN.
 - Gắn liền tư tưởng “trung quân ái quốc”
 - Một số phương diện: ý thức đl tự chủ, tự hào dt, lòng căm thù giặc, quyết chiến thắng kẻ thù, tự hào trước chiến công, truyền thống ls, ca ngợi những người hi sinh vì nước, tình yêu thiên nhiên đất nước,
 2. Chủ nghĩa nhân đạo:
- Nội dung lớn và xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐ VN.
- Nguồn gốc: truyền thống nhân đạo của người Việt, VHDG, tư tưởng Phật, Nho, Đạo giáo. 
- Phương diện: Lòng thương người; lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người; kđ, đề cao con người về phẩm chất, tài năng, khát vọng về quyền sống, 
3. Cảm hứng thế sự:
IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của VH từ tk X đến hết tk XIX:
1.Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm:
 - Tính quy phạm: là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu.
 + Quan điểm VH: mđ giáo huấn (thơ nói chí, văn chở đạo)
 + Tư duy ng.thuật: kiểu mẫu ng.thuật đã thành công thức
 + Thể loại VH: quy định chặt chẽ về kết cấu
 + Cách sử dụng thi liệu: điển tích, điển cố, văn liệu quen thuộc
 VHTĐ thiên về tính ước lệ, tượng trưng
 - Phá vỡ tính quy phạm: sáng tạo cả nội dung và hình thức .
 2.Khuynh hướng trang nhã và xhướng bình dị:
 - Trang nhã: đề tài, chủ đề hướng đến cái cao cả, trang trọng; h.tượng ng.thuật hướng đến cái tao nhã, mĩ lệ; ở ng.ngữ ng.thuật: chất liệu ng.ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên
 - Bình dị: gần với đsống thực, tự nhiên, gần gũi
 3. Tiếp thu và dt hoá tinh hoa VH nước ngoài:
 - Tiếp thu VH TQ: ng.ngữ dùng chữ Hán; thể loại thơ ĐL, hịch, cáo, truyện kí,tiểu thuyết chương hồi, thi liệu: điển cố, thi liệu Hán văn
 - Dân tộc hoá: sáng tạo chữ Nôm; Việt hoá thể thơ ĐL thành thơ Nôm ĐL, ĐL thất ngôn xen lục ngôn; s.tạo các thể thơ dt: lục bát, song thất LB, hát nói; sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân
* Ghi nhớ : SGK
4. Hướng dẫn tự học: 
- Học kĩ bài, tìm một số tác phẩm văn học thời kì trung đại minh họa. - - - Soạn bài : Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
V. RÚT KINH NGHIỆM:	
Tiết: 36	 
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được khái niệm , hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những đặc trưng cơ bản.
- Kĩ năng lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Có ý thức lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, SGV
 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, thảo luận.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1-Ổn định lớp.
 2-Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: 
HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ 1: Tìm hiểu kn và các dạng b.hiện của ngôn ngữ sinh hoạt : 
- HS: Đọc đoạn ghi chép sgk
- GV : + Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu? Khi nào? Các NVGT là những ai?
 + Nội dung và mục đích của cuộc hội thoại là gì?
 + Từ ngữ và câu văn trong đoạn hội thoại có đặc điểm gì?
- HS: Trao đổi, trả lời
+ KG: khu tập thể X 
+ TG: buổi trưa.
+ Các NVGT: Lan, Hùng, Hương, một người đàn ông, mẹ Hương.
+ ND: báo đến giờ đi học
+ MĐ: đến lớp đúng giờ quy định
+ Sử dụng từ hô gọi, tình thái( ơi, à, chứ, gớm, chết thôi,), từ ngữ thân mật, khẩu ngữ( chúng mày, lạch bà lạch bạch)
+ Sử dụng câu ngắn gọn, câu tỉnh lược, câu đặc biệt.
- GV: Nhận xét , gợi ý
 Ngôn ngữ sinh hoạt là gì?
- HS: Trả lời
- GV: Nêu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?
- HS: Trả lời 
- GV: Chốt ý
* HĐ 2 : Luyện tập :
- GV: Cho Hs hoạt động nhóm
+ N1: bài tập a
+ N2: bài tập b
- HS: Trao đổi, phát biểu
- GV: Nhận xét, gợi ý Hs sửa chữa.
I. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt :
1. Khái niệm :
 Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
 2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:
 Có 2 dạng:
- Dạng nói (độc thoại, đối thoại)
- Dạng viết ( thư từ, nhật ký, hồi ức cá nhân)
- Trong các tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện.
* Ghi nhớ (sgk)
3. Luyện tập:
 a)- Câu “Lời nói chẳng mất tiền mua”: cần suy nghĩ thật thận trọng, chính chắn, lựa chọn từ ngữ, khi nói năng.
 - Câu “Vàng thì thử lửa thử lời “: lời nói là biểu hiện của phẩm chất, tính nết, đạo đức con người.
 b) Ngôn ngữ sh ở dạng lời nói tái hiện.
 Từ ngữ của nhân vật trong đoạn trích là từ ngữ địa phương Nam Bộ ( ghe, rượt, qưới).
4. Hướng dẫn tự học:ï 
- Nhận xét ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình hoặc giữa bạn bè. 
- Soạn bài: Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão
NTL, ngày 01 tháng 11 năm 2010
Ký duyệt
Tăng Thanh Bình
V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docT12.doc