Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 2 - GV: Nguyễn Thành Lập

Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 2 - GV: Nguyễn Thành Lập

Tuần: 2

Tiết: 4 KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm được những nét khái quát về văn học dân gian cùng những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này.

- Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy văn học dân gian.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: Gio n, sgk, sgv, sách tham khảo về VHDG

 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà, một số tư liệu về VHDG

 

doc 5 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1432Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 2 - GV: Nguyễn Thành Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2	
Tiết: 4 	 KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những nét khái quát về văn học dân gian cùng những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này.
- Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy văn học dân gian.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, sgk, sgv, sách tham khảo về VHDG
 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà, một số tư liệu về VHDG
III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC. KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn học dân gian.
- Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- Những thể loại chính của avưn học dân gian
- Những giá trị chử yếu của văn học dân gian
2. Kĩ năng:
- Nhận thức khái quát về văn học dân gian.
- Có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian Việt Nam.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: ïNêu những hiểu biết của em về văn học dân gian Việt Nam ?
 3. Bài mới: 
HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ1: HD tìm hiểu khái niệm VHDG
- HS: Nêu khái niệm VHDG
- GV: Bổ sung, chốt ý
* HĐ2: HD tìm hiểu đặc trưng của VHDG :
- GV:Yêu cầu HS dựa vào những hiểu biết về VHDG được học ở THCS để phân tích từng đặc trưng của VHDG?
- HS: Phân tích
 HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến
 - GV: Nhân xét , giảng giải
* HĐ 3: HD tìm hiểu hệ thống thể loại của VHDG:
- GV: Cho biết VHDG có bao nhiêu thể loại?
- HS: Dựa và sgk trả lời.
* HĐ 4: HD tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG:
 - GV: Gọi 1 HS nêu các giá trị cơ bản của VHDG
 Dựa vào những hiểu biết về VHDG hãy phân tích, chứng minh cho từng giá trị của VHDG
 - HS: Phân tích , Bổ sung
- GV: Nhận xét, giảng giải
 Khái quát
I. Khái niệm VHDG:
VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
II. Đặc trưng cơ bản của VHDG :
1.VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (Tính truyền miệng)
- Do ra đời từ khi chưa có chữ viết nên sáng tác, lưu truyền bằng miệng là duy nhất và tất yếu.
- Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng miệng cho người khác.
- Truyền miệng theo không gian, thời gian.
 2.VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể ( Tính tập thể)
Lúc đầu do một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó những người khác ( địa phương khác, thời đại khác) tham gia sửa chữa, bổ sung làm cho tác phẩm biến đổi dần, phong phú, hoàn thiện hơn.
3. Tính biểu diễn
4. Tính dị bản
5.Tính địa phương
III. Hệ thống thể loại của VHDG :
 Gồm có: 12 thể loại
IV. Những giá trị cơ bản của VHDG :
 1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. 
 2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VH dân tộc.
 * Ghi nhớ ( SGK )
4. Hướng dẫn tự học:
- Nhớ lại những câu chuyện, những lời ru của bà, của mẹ mà anh chị đã từng nghe.
- Chuẩn bị bài Văn bản 
VI. RÚT KINH NGHIỆM:	
Tiết: 6 + 10	 	 
VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại VB.
 - Vận dụng được những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : GA, SGK, SGV
 2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
2. Kĩ năng:
- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
- Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
 Gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1- Ổn định lớp:
 2- Kiểm tra bài cũ:
 3- Bài mới :
HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ 1: HD tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của văn bản:
- Hs: thảo luận lần lượt các BT trong SGK Các nhóm còn lại nêu ý kiến bổ sung
Câu 1: Tạo ra trong HĐGT, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm. VB có thể gồm 1 câu, nhiều câu, có thể bằng thơ hoặc văn xuôi
 Câu 2: VB (1) đề cập đến một kinh nghiệm sống, VB (2) nói đến số phận người phụ nữ trong XHPK, VB (3) kêu gọi toàn dân VN đứng lên kháng chiến chống Pháp
 Câu 3: Các câu trong VB (2) và (3) đều có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện một chủ đề; VB (3) được tổ chức theo kết cấu 3 phần
 Câu 4: Phần mở đầu và phần kết thúc có dấu hiệu hình thức riêng
 Câu 5: Mđ tạo lập VB: mang đến cho người đọc một kinh nghiệm sống (1); nói lên thân phận người phụ nữ trong XHPK trước đây (2); kêu gọi toàn dân chống lại sự xâm lăng của td Pháp
- Gv: nhận xét, bổ sung thiếu sót và cho điểm nhóm có câu trả lời nhanh và đúng
 Hãy nêu khái niệm văn bản và các đặc điểm của văn bản
* HĐ 2: HD tìm hiểu các loại văn bản:
- Hs: Đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi 1,2 (nhóm hoặc hs xin phát biểu)
Câu 1:
 - Vấn đề trong mỗi VB (mục I.2)
 - Từ ngữ: VB 1,2 dùng các từ ngữ thông thường; VB 3 dùng nhiều từ ngữ chính trị, xã hội
 - VB 1,2 trình bày nội dung thông qua những hình ảnh cụ thể, có tính hình tượng; VB 3 dìng lí lẽ và lập luận để khẳng định
 VB 1,2 thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; VB 3 thuộc pcnn chính luận
Câu 2:
 - Phạm vi sử dụng: VB 2 trong lĩnh vực GT có tính NT; VB 3 trong lĩnh vực GT chính trị; VB trong SGK thuộc lĩnh vực GT tiếp KH; đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh trong lĩnh vực GT hành chính
 - MĐGT: VB 2 nhằm bộc lộ cảm xúc; VB 3 nhằm kêu gọi toàn quốc kc; VB SGK nhằm truyền thụ kiến thức KH; đơn và giấy khai sinh nhằm trình bày ý kiến, nguyện vọng
 - Từ ngữ;VB SGK dùng nhiều từ ngữ KH; đơn và giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính
 - Kết cấu: VB 2 có kc ca dao thể lục bát; VB 3 có kc 3 phần; VB SGK có kc mạch lạc, chặt chẽ; đơn và giấy khai sinh có mẫu in sẵn
- Gv: Nhận xét, bổ sung từng câu trả lời 
Từ việc tìm hiểu các bài tập trên, em hãy nêu các loại văn bản mà em biết.
-Hs: Trả lời.
-Gv: chốt lại và bổ sung thêm một số loại VB khác. Gọi một HS đọc lại phần ghi nhớ
* HĐ 3ù:(HD luyện tập):
- Yêu cầu HS suy nghĩ độc lập và trả lời từng câu hỏi
- Cho HS xin phát biểu và gọi HS khác bổ sung, nêu ý kiến
- GV bổ sung và cho điểm
 * Nếu không đủ thời gian, GV có thể kiểm tra vở bài tập chuẩn bị ở nhà của HS (cho điểm những HS chuẩn bị bài tốt, phê bình những HS chưa chuẩn bị bài)
I. Khái niệm, đặc điểm :
 * Khái niệm:
VB là sản phẩm của HĐGTBNN, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn.
* Đặc điểm của văn bản :
- Mỗi văn bản triển khai một chủ đề trọn vẹn.
- Được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ.
- Có dấu hiệu thể hiện tính hoàn chỉnh về nội dung.
- Thể hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
 Ghi nhớ – SGK
II. Các loại văn bản :
1 . Theo phương thức biểu đạt:
Văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành.
 2. Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp:
- VB thuộc PCNNSH ( thư, nhật kí,)
- VB thuộc PCNNNT (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch, )
- VB thuộc PCNNKH (sgk, tài liệu học tập, luận văn, luận án, )
- VB thuộc PCNNHC (đơn, biên bản, nghị quyết, nghị định,)
- VB thuộc PCNNCL (bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn,)
- VB thuộc PCNNBC (bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn, tiểu phẩm,)
III. Luyện tập:
 1.a) Chủ đề của đoạn văn tập trung ở câu 1, các câu sau tập trung thể hiện ý câu chủ đề.
 b) Ý được triển khai bằng dẫn chứng về quan hệ của lá cây trong những môi trường khác nhau.
 c) Nhan đề: mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường
 2. Sắp theo thứ tự 1-3-5-2-4 hoặc 1-3-4-5-2
 3. Sửa, nhận xét bài làm HS chuẩn bị ở nhà và cho điểm. 
 4. Hướng dẫn và yêu cầu HS viết một lá đơn (thực hiện trên bảng).
 4- Huớng dẫn về nhà: 
 - Tìm hiểu thêm các văn bản để nhận diện các văn bản theo phong cách biểu đạt.
 - Chuẩn bị viết bài văn số 1.
 V- RÚT KINH NGHIỆM:	
NTL, ngày tháng năm 2010
Ký duyệt
Tăng Thanh Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docT2.doc