I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Nắm được cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp diễn dịch và quy nạp.
II .TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.
2. Kỹ năng:
- Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp.
- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.
- Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội.
3.Thái độ:
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác trong học tập.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Bài soạn.Tài liệu tham khảo,
- HS: Chuẩn bị bài soạn
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1.Tổ chức lớp (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (5P)
-Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề giải quyết trong bài văn nghị luận?
3. Bài học mới:
GV giới thiệu bài mới
Tuần 27 Ngày dạy: TPPCT:100 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Nắm được cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp diễn dịch và quy nạp. II .TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức: - Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận. - Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp. 2. Kỹ năng: - Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp. - Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận. - Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội. 3.Thái độ: - Giáo dục cho HS ý thức tự giác trong học tập. III. CHUẨN BỊ: - GV: Bài soạn.Tài liệu tham khảo, - HS: Chuẩn bị bài soạn IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1.Tổ chức lớp (1P) 2. Kiểm tra bài cũ: (5P) -Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề giải quyết trong bài văn nghị luận? 3. Bài học mới: GV giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1 (15P) -Gv gọi Hs đọc ví dụ ở sgk. -GV : Xác định câu chủ đề nêu luận điểm trong các đoạn văn và vị trí của nó trong đoạn văn ? Xác định kiểu đoạn văn gì?Nhận xét về luận cứ ,lời văn và cách lập luận của đoạn văn? -Hs trình bày. -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. -GV : Qua phân tích ví dụ ta cần chú ý điều gì khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận ? -Hs kết luận nội dung cần ghi nhớ,đọc ghi nhớ -GV củng cố nội dung ghi nhớ HĐ2(15p) -Gv hướng dẫn hs luyện tập -Gv chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu hs thảo luận nhóm . +Nhóm 1: Bài tập 2 +Nhóm 2: Bài tập 3a +Nhóm 3: Bài tập 3b +Nhóm 4: Bài tập 4 -Hs thảo luận(mỗi hs đưa ra ý kiến,cả nhóm thống nhất ý kiến trình bày kết quả vào giấy lớn .Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.Các nhóm khác nhận xét,bổ sung chéo nhau. Cần có các luận cứ sau : - Mục đích của văn giải thích, viết ra để người đọc hiểu rõ hơn một vấn đề một luận điểm nào đó -Giải thích càng khó hiểu thì viết càng xa mục đích đã đề ra, người đọc cũng như chẳng thấy lối ra - Giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ hiểu, dễ nhớ dễ làm theo - Văn giải thích nhất thiết phải viết cho dễ hiểu - Nghĩa là viết ngắn gọn, giải thích rõ ràng, cụ thể, kèm theo ví dụ, chứng minh I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận 1.Ví dụ: * Đoạn văn a : - Câu chủ đề nằm ở cuối cùng : “Thật là chốn muôn đời” -> Đoạn văn quy nạp * Đoạn văn b : - Câu chủ đề là câu đầu đoạn nêu luận điểm :Tinh thần yêu nước nồng nàn của đồng bào ta ngày nay. ->Đoạn văn diễn dịch * Nhận xét : - Luận cứ đưa ra rất toàn diện đầy đủ - Lập luận rất mạch lạc,hợp lý,chặt chẽ,hệ thống làm sáng tỏ luận điểm. -Lời văn diễn đạt trong sáng,thuyết phục * Đoạn văn c: - Câu chủ đề nêu luận điểm ở cuối đoạn -> Đoạn văn quy nạp - Cách lập luận tương phản có tác dụng chứng minh và làm rõ luận điểm: bản chất chó má của giai cấp địa chủ. - Nếu sắp xếp ngược lại: đưa luận cứ Nghị Quế giở giọng chó má lên trước làm cho luận điểm mờ nhạt đi. - Mục đích : Làm cho đoạn văn xoáy vào luận điểm, vào vấn đề, vừa làm cho bản chất chó, bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra bằng hình ảnh với cái nhìn khái quát và kinh bỉ của người phê bình 2-Ghi nhớ : sgk II-Luyện tập Bài tập 2 : - Câu chủ đề là câu đầu của đoạn -Luận cứ 1;Câu 2;luận cứ 2;câu 4 - Nhận xét : Các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, càng sâu, cao, càng tinh tế dần. Nhờ vậy mà người đọc càng thấy hứng thú tăng dần khi đọc phê bình thơ của Hoài Thanh Bài tập 3 : Triển khai luận điểm thành đoạn văn : a-Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài. Cần có các luận cứ sau : - Làm bài tập chính là thực hành bài học lý thuyết, làm cho kiến thức lý thuyết được nhận thức sâu hơn, bản chất hơn,nhớ kiến thức dễ dàng hơn - Làm bài tập và rèn luyện các kỹ năng tư duy, đặc biệt là tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh - Vì vậy nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc b- Cần có các luận cứ sau : -Học vẹt và học thuộc lòng, có khi không cần hiểu, hoặc hiểu lơ mơ - Học vẹt rất chóng quên, khó có thể tận dụng thành công những điều đã học trong thực tế - Học vẹt mất thời gian, chẳng đem lại hiệu quả thiết thực - Bởi vậy không nên theo cách học vẹt, mà học phải trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức đúng về sự vật, vấn đề Bài tập 4 4- Củng cố-dặn dò. (2p) -Nắm vững nội dung bài học.Hoàn thành bài tập. TTPCT:101 Ngày dạy: /02/ 2013 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Trích Luận học pháp) - La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp- I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại. - Hiểu được hoàn cảnh sử dụng và đặc điểm của thể tấu trong văn học trung đại. - Nắm được nội dung và hình thức của Bàn luận về phép học. II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về tấu. - Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước. - Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể tấu. - Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản. 3.Thái độ: -Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định III. CHUẨN BỊ - GV:Bài soạn. Tài liệu tham khảo. - HS: Chuẩn bị bài soạn IV. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1.Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 5P Đọc thuộc diễn cảm đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ,nêu ý nghĩa của đoạn trích? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1(10P) -HS đọc chú thích SGK. -GV hỏi: Trình bày những nét chính về Nguyễn Thiếp? -Hs trả lời -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. -GV hỏi: Dựa vào chú thích sgk, hãy nêu những đặc điểm chính của thể loại và hoàn cảnh ra đời của bản tấu? -Hs trả lời -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. GV hướng dẫn đọc,gọi hs đọc,nhận xét. -Gv yêu cầu hs nhớ được 10 yếu tố Hán Việt sử dụng trong văn bản -GV hỏi: Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? -Hs trả lời .Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý HĐ2(23p) - -Hs đọc đoạn 1 -GV hỏi: Mục đích của việc học theo Nguyễn Thiếp là gì? Tác giả sử dụng biện pháp gì để diễn đạt điều đó? -Hs trả lời -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. -GV hỏi: Tác giả nêu ra phương pháp học như thế nào? -Hs trả lời -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.GV liên hệ với chính sách giáo dục của đất nước ta hiện nay. -GV hỏi: Tác giả đã phê phán những biểu hiện gì trong việc học? -Hs trả lời -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. -GV hỏi: Tác giả quan niệm lối học chuông hình thức là như thế nào? lối học cầu danh lợi là sao? -Hs trả lời -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. -GV hỏi: Từ đó tác giả chỉ ra tác hại, của lối học lệch lạc đó như thế nào? -Hs trả lời -GV: Nhận xét, bổ sung, cho hs liên hệ thực tế rút ra bài học cho bản thân -Gv hỏi:Tác giả đã chỉ ra mối quan hệ của việc học với sự phát triển đất nước như thế nào? -Hs trả lời -GV: Nhận xét, bổ sung . HĐ3(5p) -GV hỏi: Nêu nội dung,đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ? -HS: Tổng kết,liên hệ mục đích,phương pháp học tập của bản thân. I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả:sgk 2-Tác phẩm. - Thể loại : Tấu (sgk) -Đoạn trích là một phần bản tấu Nguyễn Thiếp dâng vua Quang Trung khi ông vào Phú Xuân hội kiến với nhà vua(8 – 1791). 3-Đọc: II. Tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Quan điểm về sự học -Việc học dành cho đối tượng rộng rãi -Mục đích chân chính của việc học:để làm người tốt,vì sự thịnh trị của đất nước;học không cầu danh lợi. -Học phải có phương pháp(Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.);học rộng rồi tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất;học đi đôi với hành. 2.Phê phán những quan niệm không đúng về việc học: -Học để cầu danh lợi cho cá nhân (Học để có danh tiếng, được trọng vọng, nhàn nhã, nhiều lợi lộc) -Lối học chuộng hình thức.( Học thuộc câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không có thực chất.) 3-Tác dụng của việc học chân chính(mối quan hệ của việc học với sự phát triển đất nước) -Tạo được nhiều người giỏi,nhiều nhân tài sẽ góp phần làm cho xã hội phát triển hưng thịnh,đất nước vững mạnh. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật : -Lập luận:đối lập hai quan niệm về việc học,lập luận của Nguyễn Thiếp bao hàm sự lựa chọn.Quan niệm,thái độ phê phán ấy cho thấy trí tuệ,bản lĩnh,nhận thức tiến bộ của người trí thức chân chính.Quan niệm ấy còn có ý nghĩa đối với chúng ta hôm -Luận điểm rõ ràng,lý lẽ chặt chẽ,lời văn khúc chiết,thể hiện tấm lòng của một trí thức chân chính đối với đất nước. 2.Ý nghĩa văn bản: -Bằng hình thức lập luận chặt chẽ,sáng rõ,Nguyễn Thiếp nêu lên quan niệm tiến bộ của ông về sự học 4.Củng cố-dặn dò(2p) -Nắm vững nội dung bài học.Đọc thêm tài liệu tham khảo về tác giả,tác phẩm. -Chuẩn bị bài mới: Thuế máu. TPPCT: 102,* Ngày dạy: /02/ 2013 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT -Hiểu biết rõ hơn về cách xây dựng và trình bày luận điểm. II .TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức -Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch, quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. 2. Kỹ năng: - Nhận biết sâu hơn về luận điểm. - Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn. 3.Thái độ: - Tích cực chủ động học tập nghiêm túc, vận dụng lí thuyết vào thực hành. III. CHUẨN BỊ - GV: Bài soạn.Tài liệu tham khảo, - HS: Chuẩn bị bài soạn IV. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1-Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1 Gv: Yc hs chuẩn bị theo yc sgk HĐ2 -Gv gọi Hs đọc hệ thống luận điểm sgh +Nhận xét về hệ thống luận điểm này ? -Hs nhận xét. -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. -GV hỏi: Cần sắp xếp luận điểm lại như thế nào cho hợp lý ? -Các nhóm hs đã chuẩn bị cử đại diện trình bày trước lớp. -Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung chéo nhau. -Gv:đánh giá,bổ sung,lưu ý,thống nhất -Gv yêu cầu hs nhắc lại những điều cần chú ý khi trình bày luận điểm. -Hs đã chuẩn bị theo nhóm ở nhà cử đại diện trình bày các yêu cầu 2a,b,c,d;3. -Các nhóm nhận xét,bổ sung chéo nhau. -Gv:đánh giá,bổ sung,sửa lỗi cho hs -Hs bổ sung,củng cố kiến thức ,kỹ năng đọc,trình bày miệng,viết đoạn văn,rút kinh nghiệm luyện viết lại đoạn văn theo yêu cầu. I-Chuẩn bị ở nhà Đề bài: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn. Lập dàn bài các luận điểm, luận cứ và dự kiến cách trình bày. II-Luyện tập trên lớp 1-Xây dựng hệ thống luận điểm: *Nhận xét hệ thống luận điểm SGK: - Luận điểm a chưa chính xác - Còn thiếu những luận điểm cần thiết : + Đất nước bao giờ cũng cần người tài giỏi + Người tài giỏi không phải tự nhiên mà có mà phải qua quá trình học tập chăm chỉ. - Sắp xếp luận điểm chưa hợp lý *Xây dựng lại hệ thống luận điểm như sau: a- Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên đài vinh quang, sánh vai với bạn bè 5 châu b-Quanh ta đang có những tấm gương của các bạn hs phấn đấu học giỏi để đáp ứng được yêu cầu của đất nước c-Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải học chăm d-Một số bạn của lớp ta còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thầy cô và các bậc phụ huynh rất lo buồn e-Nếu bây giờ không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống g-Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở nên người có ích trong cuộc sống, và nhờ đó tìm được niềm vui chân chính lâu bền. 2-Trình bày luận điểm: a- Trình bày luận điểm thành đoạn văn -Câu 1,3 giới thiệu luận điểm. -Bổ sung:Nhưng đáng tiếc và buồn là một số bạn chưa thấy rằng b-Sắp xếp luận cứ: -Như SGK -Có thể thay đổi:2-3-1-4 hoặc 4-2-3-1 c-Viết câu kết đoạn -Có thể có hoặc không *Ví dụ:Lúc bấy giờ các bạn muốn vui chơi liệu có được không? d-Xác định cách trình bày đoạn văn: -Diễn dịch hay quy nạp 3-Trình bày luận điểm đã viết-sửa lỗi , rút kinh nghiệm. 4-Hướng dẫn hs hoc ở nhà -Nắm vững nội dung luyện tập.Làm bài tập 4 -Chuẩn bị bài mới: Viết bài Tập làm văn số 6-văn nghị luận TPPCT:100-102,* Ngày /02/2013 Châu Thanh Gương Tuần 27
Tài liệu đính kèm: