Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Thành Lập

Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Thành Lập

Tuần: 8

Tiết: 22,23

TẤM CÁM

 (Truyện cổ tích)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột giữa ghì ghẻ con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội.

- Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.

- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc.

2. Kĩ năng:

- Tóm tắt được văn bản tự sự.

- Phân tích một truyện cổ tích thần kỳ theo đặc trưng thể loại.

II. CHUẨN BỊ :

- GV: Soạn giáo án, SGK, SGV, sơ đồ diễn biến mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm với mẹ con Cám.

- HS: Đọc và tóm tắt cốt truyện, vẽ sơ đồ các lần biến hoá của Tấm.

 

doc 6 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Thành Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8
Tiết: 22,23	 	 
TẤM CÁM
 (Truyện cổ tích)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột giữa ghì ghẻ con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội.
- Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. 
2. Kĩ năng:
- Tóm tắt được văn bản tự sự.
- Phân tích một truyện cổ tích thần kỳ theo đặc trưng thể loại..
II. CHUẨN BỊ :
- GV: Soạn giáo án, SGK, SGV, sơ đồ diễn biến mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm với mẹ con Cám. 
- HS: Đọc và tóm tắt cốt truyện, vẽ sơ đồ các lần biến hoá của Tấm.
III.ø PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề với gợi mở, vấn đáp, thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp:
 2.. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* HĐ 1: 
- HS: Nêu các loại truyện cổ tích và những đặc điểm của truyện cổ tích thần kì.
- GV: Chốt lại các ý chính và y/c HS gạch chân trong Tiểu dẫn sgk
* HĐ 2: 
 - HS: Trình bày tóm tắt cốt truyện. 
 - GV: Nhận xét, bổ sung bằng sơ đồ tóm tắt.
 -HS: Trao đổi, trả lời câu hỏi 1 sgk
 ( Phân tích các sự việc: chiếc yếm đỏ, con cá bóng, Tấm đi xem hội, thử giày, cái chết của Tấm,..)
- GV: Nhận xét, phân tích bổ sung
Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện là gì?
- HS: Phát biểu
- GV: Khái quát
- HS: Trả lời câu hỏi 2 sgk và nhận xét bổ sung.
- GV: Nhận xét, phân tích bổ sung.
Nêu ý nghĩa hành động trả thù của Tấm ?
- HS: Phát biểu 
- GV: Gợi ý, bổ sung
Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện Tấm Cám ?
* HĐ 3: 
- GV: Ý nghĩa văn bản?
- HS: Phát biểu, đọc lại phần Ghi nhớ.
*HĐ 4: 
- GV: Nêu vấn đề HS thảo luận:
1. Đồng tình với cách trả thù của Tấm. Cho rằng như thế là hợp lí, là đích đáng. Mẹ con Cám đáng bị trừng trị như vậy.
2. Không đồng tình với cách trả thù của Tấm, Cho rằng như thế là trái với bản chất hiền hậu của Tấm, làm giảm vẻ đẹp thuần khiết của nhân vật. So với Thạch Sanh, Tấm không bằng, Tấm cũng hẹp hòi, tàn nhẫn.
- HS: Phát biểu tự do.
- GV định hướng về nhà cho HS 
I. TÌM HIỂU CHUNG :
1. Các loại truyện cổ tích:
2. Truyện cổ tích thần kì : Tấm Cám
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN :
1. Mâu thuẫn dẫn đến xung đột giữa Tâấm và mẹ con Cám:
- Mẹ con Cám: tàn nhẫn, độc ác, muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm; muốn tiêu diệt Tấm đến cùng.
- Tấm: Chăm chỉ, hiền lành, nết na,
+ Lúc đầu bị động và phản ứng yếu ớt.
+ Về sau phản ứng mạnh mẽ hơn và cuối cùng đã hành động quyết liệt.
- > Mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình phụ quyền thời cổ.
-> Mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội.
2. Quá trình biến hoá của Tấm:
 a. Các hình thức biến hoá:
 - Vàng anh: báo hiệu sự có mặt của mình.
 - Xoan đào, khung cửi: tuyên chiến với kẻ thu.ø
 - Cây thị: trở về với đời thường.
 b. Ý nghĩa:
 - Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm: không một lực lượng thù địch nào có thể tiêu diệt được.
 - Khẳng định cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng, cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lí.
3. Hành động trả thù của Tấm: 
Hành động của cái thiện trừng trị cái ác, phù hợp với quạn niệm của nhân dân “ Ở hiền gặp lành”, “Aùc lai ác báo”
4. Nghệ thuật:
- Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng tiến.
- Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập cùng tồn tại song song và phát triển.
- Có nhiều yếu tố thần kì.
- Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc.
 III. Ý NGHĨA VĂN BẢN:
 Ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí và chính nghĩa.
 IV. LUYỆN TẬP: 
- Thưởng phạt trong truyện cổ tích bắt nguồn từ triết lí ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Thạch Sanh: cái hùng gắn với cái hiền, sự độ lượng bao dung của người chiến thắng.
- Tấm: dịu hiền gắn với cái đáo để và nhu cầu trả thù của người bị áp bức, bóc lột.
 4. Hướng dẫn tự học: 
- Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về cảnh kết thúc truyện?
- Tại sao nói Tấm Cám rất tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện cổ tích nhất là truyện cổ tích thần kì?
- Xem trước phần luyện tập trong bài: miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
 V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết: 24	 
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
 - Biết kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Soạn giáo án , SGK, SGV
 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
III. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm và vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và vai trò của quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một số văn bản tự sự.
- Biết quan sát, liên tưởng, tưởng tượng trong khi trình bày các chi tiết, sự việc.
- Biết vận dụng các kiến thức trên để đọc- hiểu các văn bản tự sự.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
Gợi mở, vấn đáp, thảo luận.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
HĐ của GV-HS
Nội dung
* HĐ 1: HD tìm hiểu m.tả và b.cảm trong văn tự sự : 
- HS: Đọc đoạn văn và trả lời các câu 1,3,4) 
- GV: Nhận xét, gợi ý .
- HS: Trả lời câu hỏi số 2 
- GV: Chốt lại 
 -HS: Đọc mục 1 phần Ghi nhớ
* HĐ 2: Tìm hiểu vai trò của quan sát, liên tưởng, tưởng tượng :
- HS: Thảo luận từng câu hỏi và đại diện nhóm trình bày
 Nhóm khác có ý kiến bổ sung
1.a) Liên tưởng
 b) Quan sát
 c) Tưởng tượng
 2. Vai trò của qsát, ltưởng, ttượng đối với việc mtả và bcảm trong bài văn tự sự:
 - “Trong đêm, tiếng suối reo văng vẳng trong không gian”: quan sát
 - “Cô con gái nom như  đám cưới sao”: tưởng tượng
 - “Cuộc hành trình trầm lặng nghĩ đến đàn cừu lớn”: liên tưởng
 3. Đánh giá ở ý (d) không chính xác vì chỉ có tiếng nói của trái tim chưa đủ nó mang tính chủ quan. Những suy nghĩ chân thành, sâu sắc chỉ có thể từ quan sát đến liên tưởng và tưởng tượng các sự vật, sự việc xung quanh mình.
- GV: Sửa chữa, chốt lại và nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của việc quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
* HĐ 3: Luyện tập:
-HS: Làm bài tập 1
+ Yếu tố miêu tả: một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, những chiếc lá nhân tạo sẽ rất thô kệch.
+ Yếu tố biểu cảm: Nếu như  mà thôi. Mọi người  run rẩy.
-GV: Nhận xét và hướng dẫn hs sửa chữa
I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản
 tự sự :
 1. – Miêu tả là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.
 - Biểu cảm: bộc lộ tình cảm chủ quan trước sự vật, sviệc, hiện tượng, con người
 2. Phân biệt: 
- Mục đích sử dụng yếu tố miêu tả: giúp cho các sự việc được tái hiện lại một cách sinh động.
- Mục đích sử dụng yếu tố biểu cảm: giúp cho câu chuyện có sức truyền cảm mạnh mẽ.
 3. Căn cứ: miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào.
 4. Đây là đoạn văn tsự nhưng nhờ có yếu tố mtả và bcảm mà đv sinh động hẳn lên.
* Ghi nhớ .
II. Quan sát, ltưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự :
- Quan sát là xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.
- Liên tưởng là từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.
- Tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt hoặc chưa hề gặp.
=> Đây là những điều kiện quan trọng giúp cho việc tìm ý, triễn khai ý khi miêu tả, biểu cảm được cụ thể, sinh động.
III. Luyện tập :
 Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm: nhờ có yếu tố mtả và bcảm, người đọc cảm thấy đang tận mắt chứng kiến một bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu vàng trên vùng rừng núi phương Bắc xa xôi và thấy càng thêm yêu tha thiết cuộc đời thơ mộng này
 =>Hiệu quả của 2 yếu tố trên là nhờ tình yêu của nhà văn đối với cuộc sống và ở khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng tinh tế và mới mẻ ở nhà văn.
 4. Hướng dẫn tự học: 
- Tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong các văn bản tự sự đã học.
- Viết một đoạn văn kể về một chuyến đi mang lại cho anh (chị) nhiều cảm xúc. - Soạn bài Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.
 VI. RÚT KINH NGIỆM:
NTL, ngày 4 tháng 10 năm 2010
Ký duyệt
Tăng Thanh Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc