Giáo án Ngữ văn 6 tuần 10 đến 18

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 10 đến 18

Tuần 10

tiết 37+ 38 Tập làm văn

Viết bài Tập làm văn số 02

Văn kể chuyện

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Qua bài viết số 02 văn kể chuyện giáo viên giúp học sinh :

- Kể một câu chuyện có ý nghĩa.

- Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.

 

doc 77 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 10 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/ 10/ 2010 
Tuần 10
tiết 37+ 38
Tập làm văn
Viết bài Tập làm văn số 02
Văn kể chuyện
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Qua bài viết số 02 văn kể chuyện giáo viên giúp học sinh :
Kể một câu chuyện có ý nghĩa.
Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
 - Củng cố khắc sõu về văn tự sự
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh.
 - Vận dụng để viết một văn bản hoàn chỉnh, kĩ năng diễn đạt, bố cục văn bản
3. Thỏi độ:
 - Nghiờm tỳc, độc lập, tự giỏc.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRề:
1. Giỏo viờn: Ra đề, đáp án và biểu điểm.
 - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài
2. Học sinh: Ôn tập, chuẩn bị tốt kiến thức làm bài.
C. phương pháp: 
 Gợi mở, tổng hợp kiến thức, khái quát, thực hành.
D. Tiến trình dạy và học :
+ Tổ chức : ổn định lớp, KT sĩ số HS.
+ Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS.
+ Bài viết : 
 I. Đề bài :
 Hãy kể về một kỉ niệm thời thơ ấu còn đọng mãi trong lòng em?
 II. Yêu cầu và biểu điểm:
 1. Yêu cầu : 
 * Bài làm phải kể được một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc của bản thân.
Sự việc kể không bó buộc về chủ đề.
Bố cục bài viết phải cân đối, hài hoà, mạch lạc, đủ ba phần:
 ( Mở bài, thân bài, kết bài )
Bài viết phải thể hiện được thứ tự kể:
 (Hồi tưởng hoặc thời gian )
Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
Lời kể: Trong sáng, giàu cảm xúc.
 * Thang điểm cụ thể.
 + Bài đạt điểm 8- 9 -10: 
- Trình bày được các ý trên và thực hiện tốt yêu cầu của đề.
 	- Bài viết phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc, thể hiện được cảm xúc chân thành và có ý nghĩa sâu sắc 
- Văn viết trôi chảy, trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết đẹp.
+ Bài đạt 5- 6 -7: 
- Trình bày được hầu hết các ý trên, văn viết trôi chảy, diễn đạt ít mắc lỗi.
 	- Trình bày bài đẹp, chữ viết rõ ràng.
 + Bài đạt 3-4-5: 
- Trình bày được một số ý cơ bản trên, còn thiếu xót.
 	- Trình bày còn chưa thực sự khoa học. Chữ viết còn sai lỗi.
 	 + Bài điểm 1-2 : Là những bài còn lại.
 (Tùy từng mức độ giáo viên có thể lựa chọn và cho điểm)
 + Hướng dẫn học bài:
Giáo viên thu bài, nhận xét giờ làm bài.
Làm lại dàn ý chi tiết cho đề văn vào vở bài tập.
Chuẩn bị bài: Luyện nói văn kể chuyện.
--------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 18/ 10/ 2010 
tiết 39
văn bản
ếch ngồi đáy giếng
(Truyện ngụ ngôn)
A.Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của nhõn vật, sự kiện, cốt truyện trong một tỏc phẩm ngụ ngụn.
- í nghĩa giỏo huấn sõu sắc của truyện ngụ ngụn.
 - Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để núi chuyện con người, ẩn bài học triết lớ, tỡnh huống bất ngờ, hài hước, kớn đỏo.
 - Tích hợp với phần tập làm văn ở : “Kĩ năng luyện nói kể chuyện”; với phần tiếng Việt ở: “Danh từ, cụm danh từ”
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngụn.
- Liờn hệ cỏc sự việc trong truyện với những tỡnh huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
3. Thỏi độ:
 Cần mở mang học hỏi nhiều, phờ phỏn những người kiờu ngạo, chủ quan.
B. Chuẩn bị:
Thầy: Đọc SGK, SGV, sách tham khảo, soạn bài , bảng phụ.
 Tranh ảnh có liên quan đến bài dạy.
Trò : Đọc SGK, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
C. PHƯƠNG PHÁP :
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, bình giảng, khai thác kênh hình
 D. Tiến trình dạy và học:
+ Tổ chức : ổn định lớp, KT sĩ số HS.
+ Kiểm tra bài cũ :
 - Kể lại câu chuyện : “Ông lão đánh cá và con cá vàng ?
 - Kết thúc câu chuyện này có gì khác và giống các kết thúc của truyện cổ tích Việt Nam?
+ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS đọc.
GV đọc mẫu, HS đọc.
Đọc chậm, rõ ràng nhấn mạnh vào các chi tiết có ý nghĩa.
Chúa tể có nghĩa là gì?
Dềnh lên?
Nhâng nháo?
Qua việc đọc truyện trên em thấy đó là loại truyện ngụ ngôn. Vậy em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn?
Nhân vật chính trong truiyện là ai?
Cách sống của ếch có gì dặc biệt?
Vì sao trong giếng ếch có thể kêu vang ồm ộp được?
Sống cùng ếch là những con vật nào?
Điều kiện sống này có tác động gì đến ếch?
Cách nhìn ấy của ếch đúng hay sai?
Từ cách nhìn ấy tạo ra tính cách của ếch như thế nào?
Vì sao ếch bị giẫm bẹp?
Em có nhận xét gì về cái chết của ếch?
Cái chết của ếch để lại bài học gì?
Qua nhân vật ếch dân gian muốn nói tới điều gì?
ý nghĩa của câu chuyện?
I. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích:
GV đọc một lần
Gọi 2-3 HS đọc
Nhận xét cách đọc của HS.
- Chúa tể: Kẻ có quyền lực cao, chi phối kẻ khác.
- Dềnh lên: Dâng cao.
- Nhâng nháo: Ngông nghênh, không coi ai ra gì.
2. Phân tích văn bản:
a. Truyện ngụ ngôn: 
- Là loại truiyện kể bằng văn xuôi hay văn vần, mượn truyện loài vật, đồ vật hoặc con người để kín đáo nói chuyện về con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người.
b. Nội dung của truyện:
- Nhân vật chính trong truyện là: ếch.
- Sống lâu ngày trong giếng.
- Kêu vang động trong giếng: ồm ộp.
GV: Trong giếng không gian hẹp, sâu nên vang động.
- Sống cùng chỉ có các con vật nhỏ, yếu như: cua, ốc nhái
=> ếch tưởng mình to nhất, chúa tể, chưa đi đâu ra khỏi giếng, ếch nhìn trời nhỏ bằng cái vung.
- Từ đôi mắt nhìn của ếch thì đúng, nhưng ếch lại đánh giá mọi cái đều rất nhỏ bé thì rất sai lầm.
- ếch không coi ra gì nên nghênh ngang, ngạo mạn, đáng ghét.
=> ếch bị giẫm bẹp vì: 
- Nước tràn ra giếng, ếch dời chỗ ở cũ.
- Song thói quen cũ nghênh ngang, nhâng nháo không thèm để ý đến ai ở xung quanh => ếch bị trâu giẫm bẹp.
=> Đó là kết quả khó tránh khỏi vì thói kiêu căng, hợm hĩnh => Chết vì do nhận thức kém.
c. Bài học rút ra:
- Chế giễu, phê phán thói sống kiêu căng, huyênh hoang, lúc nào cũng coi mình là nhất thiên hạ.
- Mượn truyện nói về ếch để nói về con người sống phải biết khuôn phép, khiêm tốn, chớ hách dịch, kiêu căng.
3. Ghi nhớ: (SGK trang 101)
HS đọc lại nhiều lần ghi nhớ.
GV nhắc lại để khắc sâu.
 II. Luyện tập:
Đọc lại câu chuyện? Kể lại truyện ?
Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn?
Bài học được rút ra từ câu chuyện?
 + Hướng dẫn học bài:
Đọc lại truyện ? Tập kể truyện ?
Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 101?
Đọc và soạn văn bản: “Thầy bói xem voi”
-------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 18/ 10/ 2010 
tiết 40
văn bản
thầy bói xem voi
(Truyện ngụ ngôn)
A.Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
	- Với truyện ngụ ngôn: “Thầy bói xem voi” học sinh hiểu được rõ hơn về bản chất, đặc trưng của truyện ngụ ngôn.Yếu tố hài hước trong truyện ngụ ngôn.
- Đặc điểm của nhõn vật, sự kiện, cốt truyện trong một tỏc phẩm ngụ ngụn.
- í nghĩa giỏo huấn sắc của truyện ngụ ngụn.
- Cỏch kể chuyện ý vị, tự nhiờn, độc đỏo.
- Tích hợp với phần tập làm văn ở : “Kĩ năng luyện nói kể chuyện”; với phần tiếng Việt ở: “Danh từ, cụm danh từ”
2. Kĩ năng:
	- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngụn.
	- Liờn hệ cỏc sự việc trong truyện với những tỡnh huống, hoàn cảnh thực tế.
	- Kể diễn cảm truyện Thầy búi xem voi.
3. Thỏi độ:
 Phải cú cỏi nhỡn toàn diện khi xem xột sự việc.
B. Chuẩn bị:
Thầy: Đọc SGK, SGV, sách tham khảo, soạn bài , bảng phụ.
 Tranh ảnh có liên quan đến bài dạy.
Trò : Đọc SGK, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
C. phương pháp: 
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, bình giảng, khai thác kênh hình
D. Tiến trình dạy và học:
+ Tổ chức : ổn định lớp, KT sĩ số HS.
+ Kiểm tra bài cũ : - Kể lại câu chuyện : “ếch ngồi đáy giếng’’ ?
 - ý nghĩa của câu chuyện?
 + Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Đọc thể hiện giọng của từng nhân vật: cả quyết, đầy tự tin, hăm hở và mạnh mẽ. (GV đọc một lần. Gọi2-3 HS đọc lại. Nhận xét cách đọc của HS)
Thầy bói nghĩa là gì?
Chuyện gẫu là chuyện như thế nào?
Tác giả đã mở ra câu chuyện bằng chi tiết nào?
Cách mở truyện như vậy có hấp dẫn không? Vì sao?
Năm ông thầy bói đã xem voi như thế nào?Họ đã phán về voi ra sao?
Thái độ và lời lẽ của các thầy sau khi xem voi?
Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng cả về con vật này . Vì sao?
Vậy sai lầm của họ là ở chỗ nào?
Vậy trong kho tàng VHDG 6 đã có câu tục ngữ nào nói về hiện tượng như vậy?
Qua việc tìm hiểu nội dung truyện . Em cho biết truyện có ý nghĩa như thế nào ?
Bài học rút ra từ câu chuyện ?
HS thảo luận nhóm .
GV cho các nhóm tự do phát biểu ý kiến. Sau đó GV kết luận chung.
Qua câu chuyện tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì?
I. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích:
- Thầy bói: Người chuyên đoán chuyện lành, chuyện dữ cho người khác (theo mê tín)
- Chuyện gẫu: Nói chuyện linh tinh cho qua thời gian.
(HS tìm hiểu các chú thích còn lại)
2. Phân tích văn bản:
a. Nội dung của truyện:
- Năm ông thầy bói mù ế hàng, rủ nhau đi xem voi.
=> Cách mở truyện hấp dẫn. Vì cả 5 ông thầy bói cùng mù mà đòi đi xem voi.
=> Cách mở truyện ngắn gọn, gây cười.
+ Năm ông thầy bói mỗi ông sờ một bộ phận của voi:
- Thầy sờ vòi =>voi sun sun như con đỉa.
- Thầy sờ ngà =>voi chần chẫn như cái đòn càn.
-Thầy sờ tai => voi bè bè như cái quạt thóc.
-Thầy sờ chân => voi sừng sững như cái cột đình.
-Thầy sờ đuôi => voi tun tủn như cái chổi xuể cùn.
=> Thái độ dứt khoát, quả quyết, tranh cãi quyết liệt:
Hoá ra không phải, đâu có, ai bảo, các thầy nói không phải
- Năm thầy chỉ nói đúng từng bộ phận của con voi chứ không nói đúng cả một con voi.
=> Sai lầm lớn nhất của cả 5 thầy là chỉ xét bộ phận mà không xét tổng thể toàn bộ con voi.
- Thành ngữ: “Thầy bói xem voi”
Hay: “Thấy cây chẳng thấy rừng”
 “Nhắm mắt nói mò”
b. ý nghĩa và bài học của truyện :
+ ý nghĩa:
- Cả 5 thầy đều đúng, nhưng chỉ đúng từng bộ phận của cơ thể con voi, thậm chí cách miêu tả của các thầy là hoàn toàn chính xác không có gì phải bàn cãi.Song cả 5 thầy đều sai,vì đã khái quát, nhận xét một cách vội vã, lấy bộ phận để áp đặt toàn thể.
+ Bài học:
- Qua đây bài học rút ra là: Muốn xem xét, đánh giá một sự vật, sự việc cụ thể nào cần phải xem xét một cách thận trọng, toàn diện bằng nhiều giác quan khác nhau. Một mặt mạnh dạn, tự tin vào ý kiến của mình, song mặt khác cũng cần phải lắng nghe ý kiến của người khác. Sai lầm về phương pháp dẫn đến kết quả sai lầm là điều tất yếu không thể tránh khỏi.
3. Ghi nhớ: (SGK trang 103)
- Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phá về voi của năm ông thầy bói mù, truyện khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
 II. Luyện tập:
Đọc và kể lại câu chuyện?
Bài học được rút ra từ câu chuyện?
 + Hướng dẫn học bài:
Đọc lại truyện ? Tập kể truyện ?
Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 103?
Đọc thêm văn bản; “Đeo nhạc cho mèo”
Đọc và soạn văn bản: “Chân, tay, tai, mắt miệng”
.....................
Ngày 20 tháng 10 năm 2010
Nhận xét của tổ chuyên môn
Phạm Thanh Nga
Ngày soạn: 25/ 10/ 2010 
Tuần 11 :tiết 41
Tiếng Việt
Danh từ (Tiếp theo)
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
	- Nắm được định nghĩa của danh từ.
- ễn lại các tiểu loại danh từ chỉ sự vật:danh từ chung và danh từ riờng.
- Qui tắc viết hoa danh từ riờng
2. Kĩ năng:
	- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng. ...  địa phương (Phần tiếng Việt)
Rèn luyện chính tả
A/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Biết được một số lỗi chính tả thường mắc phải ở địa phương: Lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Sửa được những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
3. Thái độ:
- Tìm hiểu kho tàng văn hoá địa phương. Từ đó thêm hiểu, yêu, tự hào về quê hương. 
B/ Chuẩn bị:
 1.Thầy: -Đọc SGK, SGV, soạn bài,
 2. Trò: Đọc SGK, ôn bài
c. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp, khái quát
 d/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS
* Bài mới:
 I. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà :
- Phân công các tổ chuẩn bị theo 5 vấn đề SGK – 172.
- Tập kể chuyện dân gian đời thường.
- Sưu tầm, tập trò chơi dân gian đời thường.
 Ii. Hoạt động trên lớp:
- Trên cơ sở học sinh đã được tổ chức tham quan bảo tàng huyện, các em viết quy hoạch, giáo viên thu và đọc nhanh một số bài, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh trình bày những văn bản văn học dân gian sưu tầm được, giáo viên có thể hiệu đính.
- Học sinh giới thiệu trò chơi dân gian đã sưu tầm được và biểu diễn trò chơi ấy theo nhóm đã chuẩn bị.
 iiI. Rèn chính tả:
1. Lựa chọn, điền phụ âm đầu cho phù hợp:
Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xoèn xoẹt, xuất hiện, rũ rượi, rắc rối, giảm giá, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp cá, lạc hậu, nói liều, gian lao, gian nan, nết na, lương thiện, lỗ chỗ, lén lút, nuột nà, nao núng, lung lay.
2. Điền từ cho phù hợp:
a) Vây cá, sợi dây, dây diện, giây phút, bao vây, dây dưa, vây cánh.
b) Giết giặc, da diết, văn viết, chữ viết, giết chết, yết hầu, chiết cành.
c) Hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách, rẻ đắt.
3. Điền phụ âm vào chỗ trống cho thích hợp:
- Bầu trời xám xịt như xà xuống mặt đất. Sấm rền vang, chớp loé sáng rạch xé cả không gian. Cây sung già trước cửa sổ, trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác khẳng khiu. Đột nhiên trận mưa đông sầm sập đổ, gõ lên mái tôn loảng xoảng.
- Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra; cùng một ruộc, con bạch tuộc, thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, trắng muốt, con chẫu chuộc.
- Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, ngày giỗ, lỗ mãng, đồ cổ, ngẫm nghĩ.
 *. Hướng dẫn về nhà :
- Rèn chính tả.
- Chuẩn bị tiểu phẩm, diễn kịch, hoạt cảnh vhdg.
..
Ngày soạn: 07/ 12/ 2010 
tiết 71 
Chương trình địa phương
(Phần Văn và Tập làm văn)
A/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Biết được một số truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hoá dân gian của địa phương
2. Kĩ năng:
- Kể chuyện dân gian đã sưu tầm được
- Biểu diễn một trò chơi dân gian hoặc sân khấu hoámột truyện cổ dân gian
3. Thái độ:
- Tìm hiểu kho tàng văn hoá địa phương. Từ đó thêm hiểu, yêu, tự hào về quê hương. 
B/ Chuẩn bị:
 1.Thầy: -Đọc SGK, SGV, soạn bài,
 2. Trò: Đọc SGK, ôn bài
c. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, tổng hợp, khái quát
 d/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS
* Bài mới:
 I. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà :
- Phân công các tổ chuẩn bị theo 5 vấn đề SGK – 172.
- Tập kể chuyện dân gian đời thường.
- Sưu tầm, tập trò chơi dân gian đời thường.
 Ii. Hoạt động trên lớp:
- Trên cơ sở học sinh đã được tổ chức tham quan bảo tàng huyện, tiếp tục hướng dẫn HS viết quy hoạch, 
- Học sinh trình bày những văn bản văn học dân gian sưu tầm được, giáo viên có thể hiệu đính.
- Học sinh giới thiệu trò chơi dân gian đã sưu tầm được và biểu diễn trò chơi ấy theo nhóm đã chuẩn bị.
1. Tìm hiểu chung:
- Trao đổi về một số truyện dân gian đã học hoặc một số truyện dân gian ở địa phương.
2. Luyện tập:
- Đọc các văn bản đã sưu tầm được, giới thiệu nguồn gốc
- Giới thiệu một sổtò chơi dân gian ở địa phương (chọi gà, đánh cờ, hát dân ca)
(Các tổ trình bày phần chuẩn bị của mình)
	3. Các tổ nhận xét chéo – Giáo viên nhận xét.
 *. Hướng dẫn về nhà :
- Tiếp tục sưu tầm các truyện dân gian.
- Tiếp tục chuẩn bị tiểu phẩm, diễn kịch, hoạt cảnh vhdg.
-------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 07/ 12/ 2010 
 tiết 67+ 68
kiểm tra học kỳ I
 A/ Mục tiêu bài học:
- Bài kiểm tra nhằm đánh giá được học sinh ở những phương diện sau:
+ Đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về môn Ngữ Văn trong học kỳ I.
+ Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá, suy luận lô gích vấn đề trên cơ sở kiến thức đã học.
+ Định hướng học tập môn Ngữ văn ở học kỳ II để đạt kết quả tốt hơn. 
 B/ Chuẩn bị:
 1.Thầy: -Đọc SGK, SGV, soạn bài,
 2. Trò: Đọc SGK, ôn bài
 C/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS
* Bài mới:
A. Đề bài 
Phần I: Trắc nghiệm: (4 điểm) (Khoanh tròn vào lựa chọn đúng )
 1. Từ phức gồm có bao nhiêu tiếng?
 A. Một
 B. Hai
C. Nhiều hơn hai
D. Hai hoặc nhiều hơn hai
 2. Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩ a của từ?
A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị;
B. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
C. Nghĩa của từ là tính chất, hoạt động mà từ biểu thị;
D. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị;
3. Sách ngữ văn 6 tập 1, giải thích Sơn Tinh: Thần núi, Thủy Tinh: Thần nước là giải thích nghĩa của từ theo cách nào?
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị;
B. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích;
C. .Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích;
D. Không theo ba cách trên
4.Cách giải thích nào về nghĩ a của từ không đúng?
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị;
B. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích;
C. Đọc nhiều lần từ cần được giải thích;
D..Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
5. Truyền thuyết là gì?
 A.Những câu chuyện hoang đường,
 B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhng có liên quan đến các sự kiện lịch sử của dân tộc,
 C.Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trongcác câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử,
 D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.
 6. ý nghĩa nổi bật nhất của hình tợng “cái bọc trăm trứng” là gì?
A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam, B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang,
C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc,
D. Dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau.
7. Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện lịch sử nào?
 A. Lê Thận bắt được lỡi gươm,
 B. Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc,
 C.Lê Lợi có báu vật là gươm thần,
 D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lan Sơn.
 8. Ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mợn gươm thần ?
 A. Long Vương, B. Long Nữ,
 C. Long Quân, D. Không phải ba nhân vật trên.
Phần II: Tự luận (6 điểm)
 Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại ngôi trường hiện nay em đang học? Tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
 B.đáp án và biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm: (4 điểm) (Mỗi lựa chọn đúng 0,5 điểm)
Câu1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
D
B
D
C
B
A
D
C
Phần II: Tự luận (6 điểm)
 Bài văn cần có các ý sau:
 A: Mở bài: (1 điểm)
 - Mười năm nữa khi đó em bao nhiêu tuổi? Em đã đi làm hay vẫn đang đi học hoặc là 1 chiến sỹ QĐNDVN  (0,5 điểm)
 - Em về thăm lại trường trong dịp nào? Lý do gì? (0,5 điểm)
 B: Thân Bài: (4 điểm)
 - Tâm trạng của em khi về thăm lại trường cũ. (1 điểm)
 - Cảnh tợng lớp sau bao ngày xa cách: cổng trường, cảnh các khu nhà, vườn hoa, sân chơi, bãi tập, lớp học... (1 điểm)
 - Hình ảnh các thầy cô giáo cũ nay gặp lại: Có thầy cô đã về hưu, có thầy cô nay đã già đi nhiều, có nhiều thầy, cô giáo mới. (1 điểm)
 - Hình ảnh các bạn cùng lứa nay đều đã lớn với nhiều công việc khác nhau, nhiều cách sử sự khác nhau nhưng tất cả vẫn thắm tình bạn bè. (1 điểm)
 C. Kết bài: (1 điểm)
 - ấn tượng: Cảm xúc, cảm động, yêu thương, tự hào về nhà trưrờng, thầy cô, bè bạn. (0,5 điểm)
 - Liên hệ	 (0,5 điểm)
* Hướng dẫn về nhà :
- Ôn tập các kiến thức về tiếng việt, tập làm văn, văn học đã được học 
- Chuẩn bị phần văn học địa phương.
.............................................................................
Ngày soạn: 13/ 12/ 2010 
tiết 72
Trả bài :
kiểm tra học kỳ I
 A/ Mục tiêu bài học:
- Bài kiểm tra nhằm đánh giá được học sinh ở những phương diện sau:
+ Đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về môn Ngữ Văn trong học kỳ I.
+ Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá, suy luận lô gích vấn đề trên cơ sở kiến thức đã học.
 + Định hướng học tập môn Ngữ văn ở học kỳ II để đạt kết quả tốt hơn. 
 B/ Chuẩn bị:
 1.Thầy: -Đọc SGK, SGV, soạn bài,
 2. Trò: Đọc SGK, ôn bài
 C/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS
* Bài mới:
 A. Đề bài :
 (Tiết 67+ 68)
 HS đọc lại phần đề bài và yêu cầu của đề bài
. B. đáp án và biểu điểm :
Phần I: Trắc nghiệm: (4 điểm) 
 (Mỗi lựa chọn đúng 0,5 điểm)
Câu1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
D
B
D
C
B
A
D
C
Phần II: Tự luận: (6 điểm)
 Gọi HS lên bảng làm dàn ý.
 Gọi HS khác nhận xét.
 Bài văn cần có các ý sau:
 1: Mở bài: (1 điểm)
 - Mười năm nữa khi đó em bao nhiêu tuổi? Em đã đi làm hay vẫn đang đi học hoặc là 1 chiến sỹ QĐNDVN  (0,5 điểm)
 - Em về thăm lại trường trong dịp nào? Lý do gì? (0,5 điểm)
 2: Thân Bài: (4 điểm)
 - Tâm trạng của em khi về thăm lại trường cũ. (1 điểm)
 - Cảnh tợng lớp sau bao ngày xa cách: cổng trường, cảnh các khu nhà, vườn hoa, sân chơi, bãi tập, lớp học... (1 điểm)
 - Hình ảnh các thầy cô giáo cũ nay gặp lại: Có thầy cô đã về hưu, có thầy cô nay đã già đi nhiều, có nhiều thầy, cô giáo mới. (1 điểm)
 - Hình ảnh các bạn cùng lứa nay đều đã lớn với nhiều công việc khác nhau, nhiều cách sử sự khác nhau nhưng tất cả vẫn thắm tình bạn bè. (1 điểm)
 3. Kết bài: (1 điểm)
 - ấn tượng: Cảm xúc, cảm động, yêu thương, tự hào về nhà trưrờng, thầy cô, bè bạn. (0,5 điểm
- Liên hệ (0,5 điểm)
C. Giáo viên nhận xét chung:
+ Ưu điểm.
- Đa số các em hiểu bài, nắm khá vững kiến thức nên chất lượng làm bài tương đối cao.
- Phần viết đoạn văn thể hiện kỹ năng tự luận đã có những bài viết khá, ý nghĩa rõ ràng, diễn đạt lưu loát, câu văn có hình ảnh.
+ Khuyết điểm.
- Một vài bài văn làm còn thể hiện sự nhầm lẫn nên gạch, xoá chưa rõ ràng.
- Một vài ý trong bài văn làm còn chưa được nắm chắc nên chưa có kết quả đúng.
- Chữ viết chưa cẩn thận, chưa đẹp.
- Nhiều bài tự luận chưa đạt điểm cao do ý tứ còn nghèo nàn, câu văn diễn đạt chưa lưu loát.
- Đặc biệt là viết thành một bài văn hoàn chỉnh mà vẫn còn hiện tượng mắc lỗi chính tả nhiều.
 + Học sinh trao đổi bài cho nhau, tự chấm bài của bạn bằng bút chì và so sánh với kết quả chấm của giáo viên.
 * Hướng dẫn về nhà :
- Ôn tập các kiến thức về tiếng việt, tập làm văn, văn học đã được học 
- Chuẩn bị bài: “Bài học đường đời đầu tiên” 
.............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 - TUAN 10 - 18.doc