Giáo án Ngữ văn 7 - Bài thơ đỏ chim trắng

Giáo án Ngữ văn 7 - Bài thơ đỏ chim trắng

I. Mức độ cần đạt:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đầm thắm của tình yêu và cuộc sống trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước của con người Bến Tre.

 - Hiểu được ngôn từ của bài thơ: từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

 - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước; nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc

II. Chuẩn bị:

 1. Thầy: Đọc văn bản, nghiên cứu tài liệu, soạn bài, sưu tầm tranh ảnh về các chiến sĩ giải phóng quân trong chống Mĩ.

 2. Trò: Phơ tơ ti liệu, xem bài thơ- soạn bài theo gợi ý GV.

 

doc 5 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 12979Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Bài thơ đỏ chim trắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20, Tiết 74 Ngày soạn: 31/01/2012
 Ngày dạy: 02/01/2013 
 Chương trình địa phương: 
 BÀI THƠ ĐỎ
 Chim Trắng
I. Mức độ cần đạt:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đầm thắm của tình yêu và cuộc sống trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước của con người Bến Tre.
 - Hiểu được ngôn từ của bài thơ: từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
 - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước; nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc
II. Chuẩn bị:
 1. Thầy: Đọc văn bản, nghiên cứu tài liệu, soạn bài, sưu tầm tranh ảnh về các chiến sĩ giải phóng quân trong chống Mĩ.
 2. Trò: Phơ tơ tài liệu, xem bài thơ- soạn bài theo gợi ý GV.
IV. Tiến trình tổ hoạt động dạy học: 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu( 2’): Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta đầy gian khổ nhưng cũng rất lạc quan và tự hào bởi lòng yêu nước và căm thù giặc. Chính vì thế mà các chiến sĩ ra đi chiến đấu thật hào hùng. Hình ảnh đẹp đẽ trên được thể hiện qua bài thơ đỏ của nhà thơ Chim Trắng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bài
* HĐ 2: HD đọc hiểu chú thích (5’)
MT: Sơ lược tác giả, tác phẩm 
- Em biết gì về tác giả: nêu một số tác phẩm tiêu biểu?
- Em hiểu biết gì về bài thơ ?
 ( Hoàn cảnh sáng tác, thể thơ)
- GV: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang góp sức cho cuộc kháng chiến chống Mĩ đến giai đoạn quyết liệt trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
* HĐ 3: HD đọc hiểu văn bản (26’)
- MT: Đọc, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- HD HS đọc bài thơ: Thơ tự do, câu ngắn dài khác nhau, ngắt nhịp dứt khoát, giọng điệu vui tươi đầy xúc cảm của người chiến sĩ ra trận với tinh thần tự nguyện.
- GV đọc mẫu- HS đọc" nhận xét
- Tìm hiểu bài thơ
- Em hiểu gì về tựa bài thơ?
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ có gì đặc biệt?
- GV: Năm 1968 cuộc kháng chiến chống Mĩ giai đoạn quyết liệt, nhân dân ta chuẩn bị nội dậy trong cuộc tổng tiến công giành thắng lợi để giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà
- Nội dung chính của bài thơ đề cập đến vấn đề gì?
- Câu thơ nào thể hiện điều đĩ?
- GV giảng: Tình yêu trong chiến đấu, chiến trường ác liệt nhưng tiếng súng không ngăn nổi tinh thần lạc quan.
Tình cảm lứa đôi gắn liền với tình quê hương xứ dừa, tình yêu nước cao cả 
- Tình yêu trong bài thơ được biểu hiện như thế nào?
- GV: Hai người yêu nhau đều ra mặt trận: một sự đồng cảm, đồng lòng và đồng chí. Hành động của họ cùng một mục đích và lý tưởng cao cả.
- Họ ra đi từ đâu? Xuất thân từ giai cấp nào?
- Tình yêu nước của họ được thể hiện như thế nào?
- GV: Nghĩ về đất nước, truyền thống dân tộc- tổ quốc gắn với những địa danh và chiến công của cha công: Trường Sơn, Hồng Hà, Cửu Long quang Trung, Trần Phú, Hồ Chí Minh
- Tinh thần của các chiến sĩ thể hiện ra sao?
- GV bình; Dù ở nơi đâu, cuối trời tổ quốc Cà Mau đến vùng Tây Bắc, nơi hương tràm đến hoa ban. Họ quyết chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Một tinh thần xung phong rực lửa, khí thế hiên ngang. Đó cũng là sự hối hả của cả nước.
- Bài thơ hay nổi lên những hình ảnh đẹp nào?
- GV: Hình ảnh quê hương và nhiều cảnh của đất nước.
- Từ ngữ được sử dụng như thế nào?
- Em có nhận xét gì về giọng điệu của tác giả qua bài thơ?
*HĐ 3: HD tổng kết: (5’)
MT: HDHS tổng kết nội dung và nghệ thuật.
- Bài thơ được sử dụng nghệ thuật tiêu biểu gì?
- Bài thơ thể hiện nội dung chính gì?
- Ý nghĩa văn bản?
* HĐ 4: HD luyện tập: (5’)
MT:Củng cố tồn bài.
- Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ
- Đọc 2 bài đọc thêm( Trang 22-> 26)
- Theo em, giữa những ngày chống Mỹ ác liệt, bài thơ đỏ ra đời cĩ ý nghĩa gì? 
- Từ đĩ, Gv giáo dục lịng tự hào dân tộc, nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì TQ
 - Chim Trắng tên thật là Hồ Văn Ba sinh năm 1938, quê ở xã Tam Phước, Châu Thành- Bến Tre- Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1985
- Sáng tác năm 1968
- Thể loại thơ tự do
- Nghe
- Nghe
- Đọc thơ
- Màu đỏ: sự chiến đấu và chiến thắng
-Xuân 1968 quân dân ta nổi dậy
- Nghe
- Nêu nội dung
- “ Nở giữa chiều tiễn đưa... Thương những bông dừa mới rụng
- Nghe
- Tình yêu đó gắn liền quê hương xứ sở.
- Nghe
- Từ vùng quê ruộng đồng, là những người nông dân
- Nghĩ về đất nước, truyền thống dân tộc- tổ quốc gắn với những địa danh và chiến công
- Nghe
- Tự nguyện, lạc quan, tin vào chiến thắng
- Nghe
- Hai người chiến sĩ, bông dừa rụng
- Bình dị, dễ hiểu, gần gũi với người dân vùng quê
- Náo nức, tươi vui; thể hiện nhiệt huyết tuổi thanh xuân, một hành động cao quí của người chiến sĩ
- Thơ tự do dễ dàng thể hiện cảm xúc, từ ngữ giản dị, nhiều hình ảnh sinh động
- Ca ngợi tình yêu, cuộc sống của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh hùng
- Trả lời.
- Đọc diễn cảm
- Đọc thêm
- Trả lời theo hiểu biết
- Nghe
 I. Tim hiểu chung:
1. Tác giả:
 Chim Trắng tên thật Hồ Văn Ba sinh năm 1938 quê ở xã Tam Phước- Châu Thành- Bến Tre
2. Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1968
- Thể loại thơ tự do
II. Đọc- hiểu văn bản:
1) Đọc: giọng điệu tự hào, lạc quan, tình cảm vui
2) Tìm hiểu bài thơ:
 a/ Nhan đề bài thơ: 
- Thơ đỏ: thơ nói về cuộc chiến đấu anh dũng.
- Bài thơ ra đời lúc quân dân tổng tiến công nổi dậy giành chiến thắng.
- Nội dung bài thơ: Ca ngợi tình yêu và cuộc sống
b/ Tình yêu và cuộc sống:
- Thương những bông dừa mới rụng...Gót chân còn ẩm đất phù sa" Ra đi từ vùng quê ruộng đồng.
- Sự quyết tâm chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc
“ Đánh thắng trận này còn hẹn tiếp trận sau”
 c/ Hình ảnh, giọng điệu và ngôn ngữ:
- Giàu hình ảnh đẹp, sinh động và gợi cảm xúc. Từ ngữ bình dị, mộc mạc.
- Giọng điệu thiết tha, hào hùng của người chiến sĩ.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: Thơ tự do, từ ngữ giản dị, giàu hình ảnh và cảm xúc, giọng điệu vui tươi
2. Nội dung: Ca ngợi tình yêu và cuộc sống của dân tộc trong chiến tranh chống Mĩ cứu nước rất lạc quan, anh dũng.
3. Ý nghĩa: Ngợi ca tình yên và cuộc sống của con người Việt Nam.
IV. Luyện tập:
 - Đọc diễn cảm bài thơ
 - Đọc thêm
D. HƯỚNG DẪN VIỆC Ở NHÀ: (2’)
- Đọc lại văn bản( thuộc); Sưu tầm thêm những bài thơ nói về cuộc đấu tranh chống Mĩ ở miền Nam nhất là ở Bến Tre.
- Soạn: Tìm hiểu chung về văn nghị luận
 + Khái niệm
 + Nhu cầu nghị luận
 + Đặc điểm chung của văn nghị luận.
E. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8(1).doc