Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 21

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 21

A.Mục tiêu bài dạy.

Giúp HS:

-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bở ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B. Chuẩn bị

- GV: Soạn giáo án, sưu tầm bài thơ bài hát về ngày khai trường.

- HS: Xem trước nội dung bài học.

C.Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định lớp

 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

 3. Bài mới: Giới thiệu bài

 Bài đầu tiên của chương trình NV7, em đã học bài gì? Của ai ? Nội dung bài ấy nói về chuyện gì ? Thể hiện tâm trạng gì ? Của ai ? Bài ấy thuộc kiểu văn bản gì ?

 

doc 37 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1716Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 01
 Tiết 01
Tên bài dạy: Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
A.Mục tiêu bài dạy. 
Giúp HS:
-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bở ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn giáo án, sưu tầm bài thơ bài hát về ngày khai trường.
- HS: Xem trước nội dung bài học.
C.Tiến trình lên lớp
 1. ổn định lớp
 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
 Bài đầu tiên của chương trình NV7, em đã học bài gì? Của ai ? Nội dung bài ấy nói về chuyện gì ? Thể hiện tâm trạng gì ? Của ai ? Bài ấy thuộc kiểu văn bản gì ?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chung
GV: Giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu
HS chú ý
GV đọc mẫu gọi HS 2"4 HS đọc hết bài
GV hướng dẫn đọc thầm chú thích (*) và trình bày ngắn gọn về tác giả.
HS đọc thầm
GV lưu ý chú thích 2,7 y/c HS giải thích lại và hỏi thêm.
-Ông đốc là danh từ chung hay danh từ riêng?
-Lạm nhận có phải là nhận bừa, nhận vơ?
-Văn bản này thuộc thể loại văn bản nào?
-Có thể gọi đây là văn bản nhật dụng, văn bản biểu cảm được hay không? Vì sao
-Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên. Vậy ta có thể tạm ngắt thành những đoạn ntn?
GV nhận xét, chốt
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
1. Đọc: 
2. Tìm Hiểu chung:
a. Tác giả
- Thanh Tịnh(1911-1988)
- Quê quán: Huế
b. Tác phẩm.
- Tôi đi học in trong tập Quê mẹ xuất bản năm 1941.
c. Từ khó:
- Ông đốc
- Lạm nhận
d. Thể loại, bố cục
-Văn biểu cảm: Cảm xúc tâm trạng nhân vật trong buổi tựu trường.
-Truyện có 5 đoạn
Đ1: Từ đầu " rộn rã. Khơi nguồn nổi nhớ
Đ2: Buổi mai " ngọn núi.Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ tới trường.
Đ3:Trước sân trường"trong các lớp:Tâm trạng cảm giác nhân vật tôi khi đứng giữa sân trường nhìn mọi người các bạn.
Đ4: Ông đốc"chút nào hết: Tâm trạng cảm giác nhân vật tôi khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp
Đ5: Còn lại.Tâm trạng của tôi khi ngồi vào chổ mình và đón nhận tiết học đầu tiên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
GV y/c HS đọc 4 câu đầu
-Nổi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào ? Vì sao?
-Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm cũ ntn? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc
HS tìm hiểu phân tích đối chiếu và trả lời
GV bình: Những cảm xúc, cảm giác ấy không mâu thuẩn trái ngược nhau mà gần gũi bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại và cảm xúc thực sự của tôi khi ấy. Từ láy góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại
GV y/c HS đọc diễn cảm toàn đoạn, HS đọc
-Tác giả viết: “Con đường.. . tôi đi học”
tâm trạng đó thay đổi ntn? 
-Những chi tiết nào trong cử chỉ, trong hành động và lời nói của nhân vật tôi khiến em chú ý? Vì sao?
II. Tìm hiểu chi tiết.
1.Khơi nguồn kỉ niệm
-Thời điểm gợi nhớ.Cuối thu(đầu tháng 9), thời điểm khai trường.
+Cảnh thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
+Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
-Lí do: Sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ.
-Cảm xúc tâm trạng của nhân vật tôi: náo nức, mơn man, tưng bừng rộn rã.
2. .Tâm trạng và cảm giác của tôi khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên.
-Trang trọng và đứng đắn.
-Hành động: thèm, bặm, ghì, xệch, muốn.
"Khiến người đọc hình dung dễ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu của bé.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Em hãy nhớ và diễn tả lại tâm trạng của mình khi lần đầu tiên đi học.
- Học bài, nắm kĩ nội dung bài học.
- Nghiên cứu kĩ các đoạn còn lại để tiết sau học tiếp.
........................................................o0o........................................................
Tiết 02
Tên bài dạy: Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
A.Mục tiêu bài dạy. 
Giúp HS:
-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bở ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B.Chuẩn bị:
-GV Đọc bài, soạn giáo án.
-HS xem trước nội dung bài học
C.Tiến trình lên lớp
1.ổn định lớp
2. Bài cũ:
HS1: Nổi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?
HS2: Nêu tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường buổi đầu tiên?
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
GV đọc lại đoạn văn và nêu vấn đề
-Tâm trạng của tôi khi đến trường, khi đứng giữa sân trường, khi cảnh dày đặc cả người...là tâm trạng lo sợ vẫn vơ, vừa bở ngỡ vừa ao ước thầm vụng, lại cảm thấy chơ vơ vụng về, lúng túng. Cách kể, tả như vậy thật tinh tế và hay, ý kiến của em?
HS nhận xét
GV bình: Hồi trống đầu năm khai trường cũng vang vọng lên như mọi năm , mọi lần nhưng với các cô các cậu học trò mới nó mới vang dội, rộn rã, nhanh gấp, giục giã làm sao.Bởi vì hoà với tiếng trống trường còn có cả nhịp tim thình thịch của các cậu cũng vang lên như tiếng trống trường.
-Tâm trạng của tôi khi nghe ông đốc đọc bản danh sách HS mới như thế nào?
-Vì sao tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc khi chuẩn bị bước vào lớp, có thể nói chú bé này tinh thần yếu đuối hay không.
GV y/c HS đọc đoạn cuối cùng
1HS đọc, cả lớp chú ý.
-Tâm trạng và cảm giác của tôi khi bước vào chổ ngồi lạ lùng như thế nào ?
-Hình ảnh con chim non liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao có phải là hình ảnh thực không?
-Dòng chữ tôi đi học kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
II. Tìm hiểu chi tiết
3. Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đến trường.
-Từ tâm trạng háo hức hăm hở chuyển sang tâm trạng lo sợ vẩn vơ rồi bở ngỡ ngập ngừng, e sợ, thèm vụng, ước ao thầm, không còn cảm giác rụt rè nữa
" Hợp quy luật tâm lí trẻ.
- Tâm trạng cảm thấy chơ vơ vụng về, lúng túng, muốn bước nhanh mà sao toàn thân cứ thấy run run, cứ đềnh đoàng, chân co duổi chính là sự thể hiện tâm trạng buồn cười đó.
4. Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi nghe ông đốc gọi danh sách học sinh mới và khi rời tay mẹ bước vào lớp.
-Đã lúng túng càng lúng túng hơn.
-Tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ và khóc nức nở khi bước vào lớp
" Cảm giác nhất thời của đứa trẻ nông thôn rụt rè, ít được tiếp xúc với đám đông.
5. Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi ngồi vào chổ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên.
- Thấy cái gì cũng mới lạ hay hay.
- Lạm nhận.
- Nhìn bạn chưa quen thấy quyến luyến.
- Không đơn thuần là hình ảnh thực có ý nghĩa tượng trưng nhớ tiếc những ngày đã qua.
- Cách kết thúc tự nhiên bất ngờ vừa khép lại văn bản vừa mở ra một thế giới mới, một bầu trời mới, một giai đoạn mới.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập
GV hướng dẫn HS tóm lược những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật
-Nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của văn bản này là gì?
-Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
GV nhận xét, chốt
GV hướng dẫn HS làm BT1 và BT2 phần luyện tập.
HS chú ý và luyện tập
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật
-Bố cục truyện theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
-Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
1.Sức cuốn hút của tác phẩm
-Tình huống truyện
-Tình cảm ấm áp của người lớn đối các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
-Hình ảnh tự nhiên và cách so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.
IV. Luyện tập
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 - Giáo viên đọc bài thơ về ngày tựu trường đầu tiên.
- Học bài nắm nội dung bài
- Xem trước bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 
........................................................o0o........................................................
Tiết 03
Tên bài dạy: Cấp độ kháI quát của nghĩa từ ngữ
A.Mục tiêu bài dạy. 
Giúp HS:
-Hiểu rõ cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 -Thông qua bài học rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
B.Chuẩn bị:
-GV Đọc bài, soạn giáo án.
-HS xem trước nội dung bài học
C.Tiến trình lên lớp
1.ổn định lớp
2. Bài cũ:
3.Bài mới:
ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Lấy ví dụ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong hai nhóm trên? 
 (Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau trong một câu văn cụ thể.
Các từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: khái niệm từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
GV treo bảng phụ y/c HS quan sát
GV gọi HS đọc các câu hỏi a,b,c
? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
? Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu,chim nhỏ hơn hay lớn hơn nghĩa của từ tu hú, sáo, cá; rộng hơn hay hẹp hơn cá rô, cá thu
-Nghĩa của các từ thú,chim,cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
 -Thế nào là một từ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
-Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao?
GV chỉ định 1 HS đọc chậm rõ ghi nhớ
GV khái quát 
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
1.Ví dụ
 Động vật
Thú
Chim
Cá
Voi, hươu... Tu hú, sáo... Cá rô, cá thu
2.Nhận xét.
a.Nghĩa của từ: động vật rộng hơn nghĩa của thú, chim, cá.
" Vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá.
b.Các từ thú chim cá có phạm vi nghiã rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu.
Lí do như câu a
c.Các từ thú, chim, cá có phạm vi rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu và hẹp hơn từ động vật.
3.Kết luận.
-Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
-Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
-Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp vì tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập
GV gọi HS đọc bài tập 1
- Yêu cầu của bài tập là gì? 
HS trả lời
GV hướng dẫn
GV gọi HS trình bày và nhận xét
GV gọi HS đọc BT2. Nêu y/c của BT
-Tìm từ có nghĩa rộng so với nghĩa các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây?
GV gọi 2"3 HS lên bảng trình bày
GV nhận xét
GV y/c HS đọc thầm BT3
GV nêu yêu cầu của BT và gọi 
GV nhận xét
GV y/c HS đọc BT4, Chỉ ra y?c của BT
-Chỉ ra những từ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau
GV hướng dẫn, HS tự làm BT vào vở
II. Luyện tập.
Bài tập 1.
Bài tập 2. Tìm từ có nghĩa rộng
Chất đốt.
Nghệ thuật.
Thức ăn.
Nhìn.
Đánh.
Bài tập 3. Tìm từ có nghĩa hẹp
Từ xe cộ: Xe đạp, xe máy, xe hơi...
Kim loại: đồng, chì, sắt...
Hoa quả: táo, nhãn, xoài...
Họ hàng: họ nội, họ ngoại, bác, chú...
Mang: xách, khiêng, gánh...
Bài tập 4. 
a.Thuốc lào
b.Thủ quỹ
c.Bút điện
d.Hoa tai 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Cho các từ ngữ: sống, chết, tươi, xanh...Hãy đặt  ... mà: quan hệ tương phản
c.Cũng: quan hệ tiếp nối, liệt kê.
 Tuy nhiên: quan hệ đối lập
Bài tập 2.
a.Từ đó.
b.Nói tóm lại.
c.Tuy nhiên
d.Thật khó trả lời 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS đọc ghi nhớ
- Học bài, nắm nội dung chính
- Làm BT3. Chuẩn bị bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.	
 Hết tuần 04 
 Thanh Thạch, ngày 13 tháng 9 năm 2010
 Ký duyệt của tổ CM
 Tổ trưởng
 Đoàn Khắc Đạm
........................................................o0o........................................................
 TUầN 05
 Tiết 18
Tên bài dạy: từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
A.Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH đúng lúc đúng chổ.Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.
B.Chuẩn bị.
- Giáo viên soạn bài
- HS học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
C.tiến trình lên lớp.
1.ổn định lớp
2.Bài cũ:
HS1: Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình, cho VD?
HS2: Tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình?Làm BT5?
3. Bài mới. Giới thiệu bài:
 Tiếng Việt chúng ta vô cùng phong phú, mỗi địa phương, vùng miền đều có những vốn từ đặc thù.Chính nhờ nó mà chúng ta càng hiểu thêm nhiều từ ngữ dân tộc.Vậy từ ngữ địa phương là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều đó. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hình thành khái niệm từ ngữ địa phương.
Y/c HS đọc VD
?Từ bắp và bẹ ở đây có nghĩa là ngô, trong 3 từ, từ nào là từ ngữ địa phương từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân?
?Các từ mè đen, trái thơm có nghĩa là gì.Chúng là từ ở địa phương nào?
GV chốt lại mục ghi nhớ
HS đọc mục ghi nhớ
I.Từ ngữ địa phương.
1.Ví dụ.
-Ngô được dùng phổ biến vì nằm trong vốn từ vựng toàn dân
-Bắp, bẹ là từ ngữ địa phương
-Mè đen-vừng đen; trái thơm- dứa từ ngữ địa phương Nam Bộ.
2.Kết luận. 
Khác với từ toàn dân, từ ngữ địa phương chỉ sử dụng một hoặc một số địa phương nhất định.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ Xã hội
Y/c HS đọc mục VD-II
GV chia lớp thành hai nhóm thảo luận mục a,b
?Tại sao tg dùng từ mẹ, mợ để chỉ cùng một đối tượng?
?Trước c/m tháng 8 trong tầng lớp nào thường dùng cậu, mợ?
?Từ ngỗng, trúngtủ có ý nghĩa gì, tầng lớp XH nào thường dùng từ này?
?Gọi từ ngỗng, trúng tủ là biệt ngữ XH. Em hiểu biệt ngữ XH là gì?
GV chốt lại mục ghi nhớ
GV đưa bài tập nhanh ở bảng phụ
?Cho biết từ trẫm, khanh, long sàng, ngự thiện có nghĩa là gì?
?Tầng lớp XH nào thường dùng những từ ngữ này?
II. Biệt ngữ xã hội.
1.Ví dụ.
a.Mẹ: miêu tả suy nghĩ của nhânvật.
Mợ: xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh " tầng lớp XH thượng lưu.
b.Ngỗng: điểm 2
Trúng tủ: đúng với phần đã học.
" tầng lớp học sinh sinh viên.
2.Kết luận.
Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ XH chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
*Bài tập nhanh.
-Trẫm: cách xưng hô của vua.
-Khanh: cách vua gọi quan.
-Long sàng: giường của vua.
-Ngự thiện: vua dùng bữa.
"tầng lớp vua quan trong triều
Hoạt động 3: hướng dẫn luyện tập
Y/c HS đọc và nêu yêu cầu BT1
?Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết.Nêu những từ ngữ toàn dân tương ứng.
Y/c HS đọc và nêu y/c BT2
-Tìm một số từ ngữ thuộc tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp XH khác mà em biết, giải thích nghĩa của các từ đó?
Cho VD minh hoạ?
HS đọc BT 3, nêu y/c của bài tập
?Trong những trường hợp sau trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng?
HS trình bày tác dụng.
IV. Luyện tập.
Bài tập1.
Từ ngữ địa phương. Từ toàn dân
 Ngái Xa
 Chộ Thấy
 Chén Bát
 Vô Vào
 Heo Lợn
 Cươi Sân
Bài tập 2.
-Sao cậu học gạo thế (học thuộc lòng máy móc)
-Không nên học tủ (đoán học một số bài)
-Hôm qua tớ bị xơi gậy(điểm 1)
Bài tập 3.
-Trường hợp a- nên dùng
-Trường hợp d-tô đậm sắc thái địa phương
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- GV hướng dẫn đọc thêm
- Học bài, làm BT4,5
- Chuẩn bị bài Tóm tắt văn bản tự sự
........................................................o0o........................................................
 Tiết 19
Tên bài dạy: Tóm tắt văn bản tự sự
A.Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một vă bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
B.Chuẩn bị.
- Giáo viên soạn bài
- HS học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
C.tiến trình lên lớp.
1.ổn định lớp
2.Bài cũ:
HS1: Có thể sử dụng các phương tiện liên kết nào để thể hiện quan hệ đoạnvăn?
HS2: Làm BT3.
3. Bài mới. Giới thiệu bài:
 Chúng ta sống trong thời đại bùng nổ thông tin, để cập nhật thông tin chúng ta phải đọc và tóm tắt để ghi lại nội dung chính của văn bản, đòi hỏi kĩ năng tóm tắt văn bản.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn hình thành khái niệm
GV dẫn dắt
?Theo em yếu tố nào quan trọng nhất trong văn bản tự sự.
?Ngoài những yếu tố quan trọng còn có yếu tố nào khác?
?Khi tóm tắt văn bản phải dựa vào yếu tố nào là chính.
?Theo em mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?
GV y/c HS đọc mục I.2
HS đọc và thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời 
Y/c HS thảo luận nhóm
Lựa chọn câu trả lời và giải thích vì sao?
GV chốt lại ghi nhớ 1,2
I.Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
1.Văn bản tự sự.
-Yếu tố quan trọng: sự việc chính, nhân vật chính.
-Yếu tố khác: nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm.
-Khi tóm tắt phải dựa vào yếu tố: nhân vật và sự việc.
-Mục đích: kể lại cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của văn bản.
- Vì phù hợp với mục đích của việc tóm tắt văn bản
2. Kết luận:
*Ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách tóm tắt văn bản tự sự
Y/c HS đọc VD
?Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào. 
?Dựa vào đâu mà em biết điều đó.
?Văn bản trên có nêu được nội dung chính không. 
?So sánh văn bản tóm tắt với nguyên bản.
?Theo em khi tóm tắt một văn bản cần có những yêu cầu gì?
?Muốn tóm tắt văn bản ,em cần phải làm những việc gì.Theo trình tự nào?
GVchốt lại ghi nhớ 3
Y/c HS đọc ghi nhớ
II. Cách tóm tắt văn bản.
1.Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.
a.Văn bản.
- Sơn Tinh-Thuỷ Tinh.
- Dựa vào nhân vật chính, sự việc chính
- Văn bản trên nêu được nội dung chính.
b.So sánh
- Độ dài: ngắn hơn
- Số lượng nhân vật và sự việc ít hơn.
- Lời văn: của người viết
c.Yêu cầu.
- Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt.
- Đảm bảo tính khách quan trung thành với tác phẩm.
- Đảm bảo tính hoàn chỉnh giúp người đọc hình dung toàn bộ câu chuyện.
- Đảm bảo tính cân đối.
2. Các bước tóm tắt văn bản.
- Đọc kĩ văn bản.
- Lựa chọn sự việc chính và nhân vật.
- Sắp xếp cốt truyện hợp lí.
- Viết tóm tắt bằng lời văn.
* Ghi nhớ:
Hoạt động 3: củng cố - dặn dò
- Củng cố. Y/c HS đọc ghi nhớ
- Dặn dò . 
+ Nắm nội dung kiến thức bài học
+ Chuẩn bị Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
........................................................o0o........................................................
Tiết 20
Tên bài dạy: luyện tập Tóm tắt văn bản tự sự
A.Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Vận dụngcác kiến thức đã học ở bài 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
- Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
B.Chuẩn bị.
- Giáo viên: giáo án
- Học sinh: học bài cũ chuẩn bị bài tập.
C.tiến trình lên lớp.
1.ổn định lớp
2.Bài cũ:
HS1: Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự?
HS2: Một văn bản tóm tắt cần có yêu cầu gì?
HS3: Nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự?
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn TìM HIểU MụC 1 ở SGK
GV y/c HS đọc thầm mục 1và y/c 1
GV y/c HS thảo luận y/c 1 theo nhóm, đại diện nhóm trình bày.
?Hãy sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí?
GV y/c HS làm việc cá nhân
? Viết tóm tắt truyện lão Hạc bằng văn bản ngắn khoảng10 dòng.
GV hướng dẫn cả lớp nhận xét bài của bạn.
GV nhận xét bổ sung.
1. Bài tập1.
- Bản liệt kê đã nêu được các sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng nhưng lộn xộn thiếu mạch lạc.
- Sắp xếp:
 1-b 4-c 7-i
 2-a 5-g 8-h
 3-d 6-e 9-k
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành 
Y/c HS đọc mục 2, xác định y/c của bài tập.
?Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
GV y/c viết thành văn bản tóm tắt 10 dòng.
GV tổng kết nhận xét chấm điểm.
?Tại sao nói các văn bản: Tôi đi học. Trong lòng mẹ rất khó tóm tắt. Nếu
Muốn tóm tắt phải làm gì?
GV nhận xét, bổ sung
Bài tập 2.
Nêu diễn biến đoạn trích:Tức nước vỡ bờ
a.Anh Dậu ốm nặng đang run rẫy cha kịp húp cháo thì cai lệ và người nhà lính trưởng ập đến.
b.Trước lời lẽ sặc mùi chết chóc, anh Dậu bất tỉnh.
c.Chị Dậu nhẫn nhục van xin nhưng tên cai lệ không bằng lòng.
d.Khi chúng cố tình hành hạ anh Dậu chị vùng lên quyết liệt.
e.Cuộc chiến diễn ra phần thắng nghiêng về chị Dậu, khẳng định tính đúng đắn của qui luật: Tức nước vỡ bờ. 
Bài tập 3.
-Vì đó là những văn bản trữ tình, chủ yếu miêu tả những diễn biến trong đời sống nội tâm của nhân vật, ít kể lại sự việc.
"Muốn tóm tắt phải viết lại truyện, cần phải có thời gian và vốn sống.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu học sinh nắm lại lý thuyết về Tóm tắt văn bản tự sự.
- Luyện tập thêm về Tóm tắt các văn bản tự sự.
........................................................o0o........................................................
 Tiết 21
Tên bài dạy: trả bài tập làm văn số 1
A.Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Ôn lại kiến thức văn tự sự kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng về ngôn ngữ và kĩ năng xây dựng văn bản.
- Đánh giá chất lượng bài làm những ưu, nhược điểm của HS về việc xây dựng đoạn văn và tổ chức bài văn. Rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra lần sau.
B.Chuẩn bị.
- Giáo viên: Đáp án, biểu điểm, bài kiểm tra.
- Học sinh: Ôn bài
C.tiến trình lên lớp.
1.ổn định lớp
2.Chữa bài
-GV cùng HS xây dựng đáp án, biểu điểm.
3. Giáo viên nhận xét
* Ưu điểm:
- Phần lớn các em đọc kĩ đề, xác định được yêu cầu đề ra.
- Bài làm có bố cục rõ ràng, diễn đạt các ý, các câu văn mạch lạc, liên kết.
- Đã kết hợp được kể và biểu cảm rất nhuần nhuyễn.
* Nhược điểm
- Một số em chưa xác định được yêu cầu của đề ra nên bài làm không đi vào trọng tâm của bài mà sa vào kể lan man, dài dòng.
- Một số em dùng từ thiếu chính xác, lỗi chính tả còn nhiều.
4. Giáo viên trả bài cho học sinh.
-Giáo viên yêu cầu học sinh tự sửa lỗi.
-Giáo viên yêu cầu học sinh cùng bàn bạc trao đổi bài để sửa lỗi cho nhau.
5.Giáo viên cho học sinh tự rút kinh nghiệm qua bài làm.
6. Đọc bài mẫu
7. Giáo viên thu bài - Nhận xét:
- Nhắc nhở HS trong quá trình làm bài phải đọc kĩ đề để định hướng làm bài.
- Yêu cầu học sinh kiểm tra bài kĩ sau khi hoàn thành văn bản.
 Hết tuần 05 
 Thanh Thạch, ngày 27 tháng 9 năm 2010
 Ký duyệt của tổ CM
 Tổ trưởng
 Đoàn Khắc Đạm
........................................................o0o........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 8(2).doc