Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 77 đến tiết 80

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 77 đến tiết 80

A. Mức độ cần đạt

- Đọc – hiểu tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới.

- Cảm nhận được tình yêu quê hương đằm thắm và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả trong bài thơ.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở trong bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm.

- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết.

 2. Kỹ năng

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.

- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.

 3. Thái độ: Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.

 

doc 8 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2098Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 77 đến tiết 80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Ngày soạn: 12/01/2013
Tiết: 77 	 Ngày dạy: 14/01/2013 
QUÊ HƯƠNG
(Tế Hanh)
A. Mức độ cần đạt
- Đọc – hiểu tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới.
- Cảm nhận được tình yêu quê hương đằm thắm và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả trong bài thơ.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở trong bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm.
- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.
- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.
 3. Thái độ: Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 
 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên. Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản của bài thơ?
 3. Bài mới: Tình yêu quê hương đất nước bao giờ cũng là tình cảm thiêng liêng, cao qúy. Quê hương là cảm hứng dạt dào, vô tận. Từ hồi thanh niên đến tuổi trưởng thành và nhất là những năm tháng đi học xa nhà, Tế Hanh luôn viết về làng quê của mình với những lời thơ nhẹ nhàng, sâu sắc. Bài thơ mà chúng ta học hôm nay sẽ nói lên điều ấy.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
- Gv yêu cầu một em học sinh đọc chú thích (*), lưu ý các em một số nét về tác giả, tác phẩm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
GV nêu yêu cầu giọng đọc – HS đọc bài. Gv nhận xét, uốn nắn giọng đọc cho các em.
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bố cục, phương thức biểu đạt của bài thơ.
Hai câu thơ đầu có nhiệm vụ gì? Cách giới thiệu có gì đặc biệt? (bình dị, tự nhiên)
** HS đọc lại sáu câu tiếp
Những ý nào nói về không gian? Ý nghĩa của nét không gian ấy?-> tạo sự phấn khởi.
Nghĩa của từ “trai tráng” là gì?
Chi tiết nào đặc tả con thuyền và cánh buồm? Nghệ thuật? Nêu cảm xúc của tác giả qua các hình ảnh đó?
- GV tích hợp với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Đoàn thuyền trở về với không khí ra sao? Loại từ gì được dùng ở đây?
Không khí chung của làng lúc này ra sao?
Niềm vui của người dân chài lúc này là gì? 
Tìm hiểu ý nghĩa của câu “Nhờ ơn trời”?
Người dân chài được đặc tả qua chi tiết điển hình nào của người vùng biển?
Thảo luận: Nêu cảm nhận của em về người dân chài và sự cảm nhận của tác giả về người dân chài?
Con thuyền sau khi trở về được tác giả đặc tả ra sao? Tác dụng?
** Học sinh đọc 4 câu cuối.
Xa quê, tác giả nhớ về quê qua những hình ảnh nào? Hình ảnh thơ có gì đặc biệt?
Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả giành cho quê hương của mình?
- GV liên hệ giáo dục tình yêu quê hương.
Em hãy khái quát lại nét chính về nghệ thuật và nội dung bài thơ?
Một em đọc lại ghi nhớ.
Từ đó, em hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs lắng nghe, thực hiện.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: (SGK/17)
2. Tác phẩm 
- Xuất xứ: In trong tập Nghẹn ngào (1939), sau đó được in trong tập Hoa niên (1945).
 - Thể loại: thơ 8 chữ (thơ mới).
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 4 phần.
2.2. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.
2.3. Phân tích
a. Giới thiệu về làng
 “Làng tôi ngày sông.”
à Giới thiệu ngắn gọn, tự nhiên về vị trí và nghề nghiệp của làng quê.
b. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
- “Khi trời trong vượt trường giang.”
- Không gian thoáng đãng, trong trẻo 
- Dân trai tráng: trẻ , khỏe.
- Thuyền -> con tuấn mã (hăng, phăng, vượt)
-> So sánh, động từ mạnh.
=> Vẻ đẹp hùng tráng, đầy sức sống.
- Cánh buồm thâu góp gió...
à So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, bút pháp lãng mạn.
=> Hình ảnh cánh buồm căng gió biển quen thuộc bỗng trở nên thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài.
c. Cảnh thuyền trở về
- Ngày hôm sau “Nhờ ơn trời đầy ghe”.
-> Từ láy đặc tả.
-> Bức tranh lao động đầy ắp niềm vui và sự sống.
- Những con cá  thở vị xa xăm.
à Hình ảnh vừa hiện thực, gần gũi vừa lãng mạn.
=> Người dân chài trong dáng vẻ từng trải nhuộm nắng, nhuộm gió của biển cả.
- Chiếc thuyền im... Nghe chất muối... thớ vỏ
à Hình ảnh nhân hoá.
=> Con thuyền như một sinh thể vừa mệt mỏi vừa thảnh thơi, hài lòng, mãn nguyện.
=> Cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
d. Nỗi nhớ quê
- Nay xa cách lòng tôi... Tôi thấy nhớ cái mùi 
=> Đó là mùi của rong rêu, của cá tươi, của thuyền, của lưới... Đó là mùi vị của quê hương.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
b. Nội dung
* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển.
III. Hướng dẫn tự học 
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Viết đoạn văn phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Khi con tu hú.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 20 Ngày soạn: 12/01/2013
Tiết: 78 	 Ngày dạy: 14/01/2013 
KHI CON TU HÚ
(Tố Hữu)
A. Mức độ cần đạt
- Đọc – hiểu tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của thơ Việt Nam hiện đại.
- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, lời thơ tha thiết và thể thơ lục bát quen thuộc.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh (thiên nhiên của cái đẹp cuộc đời tự do).
- Niềm khát khao tự do, lý tưởng cách mạng của tác giả.
2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tam trạng người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
3. Thái độ: Có niềm tin vào lý tưởng sống cao đẹp.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 
 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Qua bài thơ em cảm nhận được tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào?
 3. Bài mới: 19 tuổi đời đang say sưa hoạt động cách mạng sôi nổi ở thành phố Huế thì bị bọn thực dân Pháp bắt giam ở xà lim số 1, nhà lao Thừa Phủ. Trong những bài thơ tù được in trong Từ ấy phần 2: Xiềng xích có bài thơ lục bát Khi con tu hú. Tu hú báo hiệu mùa hè - mùa vải chín đã tới. Trong bài thơ, tu hú ngoài việc báo tin mùa hè còn có tác động như thế nào đến tâm trạng của người tù trẻ tuổi? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
- Học sinh đọc tiểu dẫn. Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
- Gv nêu yêu cần giọng đọc, gọi HS đọc bài rồi uốn nắn giọng đọc cho các em.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu bố cục và nội dung từng phần của bố cục, phương thức biểu đạt.
Em hiểu như thế nào ý nghĩa tựa đề của bài thơ?
Mở đầu bài thơ, em nghe được âm thanh gì? Âm thanh ấy biểu hiện điều gì? Em cảm nhận ntn về âm thanh đó?
Ngoài tiếng tú hú còn có âm thanh nào nữa? Tác dụng của các loại âm thanh trên?
Hè đến, những sự vật nào xuất hiện? Nhận xét về các hình ảnh ấy?
Ý nghĩa của hình ảnh “đôi con diều sáo...” là gì?
Cảm nghĩ của em về tác giả qua bức tranh mùa hè trên?
** HS đọc bốn câu cuối
Khi nghe các âm thanh báo hiệu mùa hè, nhà thơ có mong muốn gì? Em có nhận xét ra sao?
(táo bạo, ngược với thực tế ...). Thử lí giải về tâm trạng của tác giả lúc này? 
* Liên hệ thơ một số nhà thơ cùng thời kì, sáng tác cùng chủ đề. (Thơ Bác: “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng/ Cay đắng chi bằng mất tự do.”)
Có gì khác nhau giữa âm thanh mở đầu và kết thúc bài thơ? Tiếng tu hú “cứ kêu” có ý nghĩa gì? (đối lập với bên ngoài)
Hướng dẫn tổng kết
Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của bài?
* Gọi một em đọc ghi nhớ.
Từ việc phân tích, tìm hiểu, em hãy rút ra ý nghĩa của văn bản?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs lắng nghe, thực hiện
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: Sáng tác khi tác giả bị giam trong nhà lao Thừa phủ. In trong tập Từ ấy.
- Thể thơ : Lục bát.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc – tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 2 phần.
2.2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
2.3. Phân tích
a. Nhan đề bài thơ:
- Chỉ là vế phụ của một câu trọn ý.
- Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, thèm khát cuộc sống tự do cháy bỏng ở bên ngoài.
b. Bức tranh mùa hè
- Âm thanh: tiếng tu hú, ve kêu.
-> đánh thức mọi vật.
- Màu sắc: + vàng (lúa, bắp)
 + xanh: vườn cây, trời..
 + hồng (đầy sân nắng đào)
- Hương vị: ngọt dần.
- Không gian: trời cao.
à Liệt kê, động từ, tính từ chỉ màu sắc, âm thanh rộn ràng.
=> Bức tranh về thiên nhiên tươi vui và tràn đầy sức sống. Mùa hè qua tâm tưởng của nhà thơ - người chiến sĩ trẻ đang bị giam trong tù.
c. Tâm trạng người tù
Ta nghe hè dậy bên lòng
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
à Nhịp thơ bất thường, hình ảnh sống động, động từ, thán từ, nói quá, điệp ngữ.
=> Tâm trạng ngột ngạt, uất ức, khao khát tự do của người chiến sĩ trẻ.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
b. Nội dung
* Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lý tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù.
III. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Liên hệ một số bài thơ sáng tác trong tù của các tác giả khác.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Câu nghi vấn (tt).
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 20 Ngày soạn: 12/01/2013
Tiết: 79 	 Ngày dạy: 16/01/2013 
CÂU NGHI VẤN 
(tiếp theo)
A. Mức độ cần đạt
 Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn để thể hiện các ý cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
1. Kiến thức
Các câu nghi vấn dùng với chức năng khác ngoài chức năng chính.
2. Kỹ năng :
Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3.Thái độ:
Dung câu nghi vấn linh hoạt trong hoàn cảnh giao tiếp.
C. Phương pháp:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 2. Bài cũ: Thê nào là câu nghi vấn ? Câu nghi vấn dùng để làm gì ? 
 3. Bài mới : Câu văn cũng như cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thay đổi thì câu văn cũng luôn luôn đổi thay để thực hiện chức năng diễn đạt chính xác tới mức tinh tế những cảm xúc, những tâm trạng vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp của con người. Vì thế, các em có thể gặp nhiều câu văn có hình thức giống như một câu nghi vấn, nhưng trên thực tế, nó lại không phải là một câu nghi vấn địch thực. Vậy câu nghi vấn còn chức năng nào khác. Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung:Về những chức năng khác.
gọi hs đọc vd sgk 
? Hãy tìm những câu có từ nghi vấn trong những ví dụ trên ? 
a, Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bao giờ ? 
b, Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? 
c, Có biết không ? ; Lính đâu? ; Sao bay giám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? ;Không cần phép tắc gì nữa à?
d, Cả đoạn trích là câu nghi vấn 
e, Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nó , cái con mèo hay lục lọi ấy ? 
? Hãy xác định chức năng của câu nghi vấn trong đoạn trích ? ( HSTLN)
a, Bộc lộ cảm xúc 
b, Đe doạ
c, Cả 4 câu đều dùng để đe doạ 
d, Khẳng định 
e, Bộc lộ cảm xúc 
? Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên ? 
- Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi . Câu nghi vấn thứ 2 ở (e) kết thúc bằng dấu chấm than , chức không phải là dấu chấm hỏi
? Qua phân tích các vd trên , hãy khái quát chức năng của câu nghi vấn và dùng dấu cuối câu ? 
(ghi nhớ sgk)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1 : Tìm câu nghi vấn và công dụng của những câu nghi vấn đó 
a, Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? ( Bộc lộ cảm xúc )
b, Trong khổ thư chỉ riêng “ Than ôi!” không phải là câu nghi vấn 
 * Phủ định ; bộc lộ cảm xúc 
c, Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ? 
Cầu khiến ; bộc lộ cảm xúc 
d, Oi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay? ( phủ định , bộc lộ cảm xúc ) 
Bài tập 3 : Đặt câu nghi vấn không dùng để hỏi 
a, Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “ cánh đồng hoang được không ? 
b, ( Lão Hạc ơi!) Sao đời lão khốn cùng đến thế 
Bài tẫp : Trong nhiều trường hợp giao tiếp , những câu như vậy dùng để cào . Người nghe không nhất thiết phải trả lời , có thể đáp lại bằng một lời chào khác.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
I.Tìm hiểu chung về những chức năng khác.
1. Phân tích ví dụ:
a, Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bao giờ ? 
=>Bộc lộ cảm xúc
b, Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? 
=>Đe doạ
c, Có biết không ? ; Lính đâu? ; Sao bay giám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? ;Không cần phép tắc gì nữa à?
=>Đe doạ
d, Cả đoạn trích là câu nghi vấn 
=>Khẳng định
e, Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả lẽ lại đúng là nó , cái con mèo hay lục lọi ấy ?
=>Bộc lộ cảm xúc (ngạc nhiên)
* Nhận xét về dấu kết thúc : Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi , có trường hợp câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm , dấu chấm than hoặc dấu chấm lững 
2. Ghi nhớ : sgk 
II. Luyện tập 
Bài 2 
a, Sao cụ lo xa quá thế ? ; Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? ; An mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệtu 
* Câu 1 phủ định ; câu 2 : khẳng định ; câu 3 : phủ định 
b, Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người , không ra ngợm ấy , chăn dắt làm sao? 
* Bộc lộ sụ băn khoăn ngần ngại 
c, Ai bảo thảo một tự nhiên không có tình mẫu tử ? (Khẳng định )
d, Thằng bé kia , mày có việc gì ? ; Sao lại đến đây mà khóc ? ( dùng để hỏi)
Trong những câu nghi vấn đó , câu c1thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn có ý nghĩa tương tự
a, Sao cụ phải lo xa quá thế . ; không nên nhịn đói mà tiền để lại . ; An hết thì lúc chết lấy gì mà lo liệu . 
b, Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không . 
c, Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử . 
III. Hướng dẫn tự học
- Học thộc ghi nhớ.
- Làm lại bài tập.
- Tìm các câu văn khác trong các văn bản đã học là câu nghi vấn đươc dùng với chức năng khác và phân tích tác dụng.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Thuyết minh về một phương pháp, cách làm.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 20 Ngày soạn: 12/01/2013
Tiết: 80 	 Ngày dạy: 16/01/2013 
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
 A .Mục tiêu cần đạt
 Luyện cách viết đoạn văn thuyết minh trong bài văn thuyết minh.
 B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
1.Kiến thức
-Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh .
-Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh .
2.Kĩ năng
-Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh .
-Diễn đạt rõ ràng, chính xác 
-Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ .
3.Thái độ: Có ý thức tự giác tự học
C. Phương pháp
Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 
2. Bài cũ : Thế nào là đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong văn bản? cấu tạo thường gặp của đoạn văn?
3. Bài mới: Ở tiết trước các em đã biết vận dụng chách viết đoạn văn và câu chủ đề để xây dụng đoạn văn trong văn bản tự sự. Để viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh như thế nào tiết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động I:Hướng dẫn tìm hiểu chung
GVgọi học sinh đọc 2 đoạn văn.
? Đoạn văn gồm mấy câu?
? Từ nào được nhắc lại trong các câu đó? Việc nhắc lại các từ đó có tác dụng gì?
? Vậy theo em chủ đề của đoạn văn là gì? Nó được thể hiện như thế nào?
? Hãy cho biết vai trò của từng câu trong việc thể hiện và phát triển chủ đề?
? Nêu mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn?
? Từ việc tìm hiểu hãy cho biết đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào?
? Đối tượng được nói đến trong đoạn văn là ai?
? Cách thể hiện chủ đề trong đoạn văn trên như thế nào?
? Xét về nội dung đoạn văn trên có gì khác so với đoạn 1?
-GV gọi Hs đọc 2 đoạn văn trong SGK
-GV yêu cầu HS chú ý vào đoạn 1
? Đoạn văn thuyết minh về cái gì? ( Đối tượng thuyết minh)
? Theo em trong đoạn văn trên phải trình bày những yêu cầu gì?
? Đối chiếu với những tiêu chuẩn ấy đoạn văn đã mắc những lỗi gì?
? Cần và nên sửa chữa bổ sung như thế nào?
-GV cho học sinh sửa
? Tương tự em hãy chỉ ra đối tượng yêu cầu và hạn chế của đoạn 2?
Gv cho học sinh sửa
? Qua tìm hiểu nhận dạng và sửa chữa các đoạn văn thuyết minh em hãy cho biết khi viếu một bài văn thuyết minh và các đoạn văn thuyết minh cần đảm bảo những yêu cầu gì?
-GV hướng dẫn học sinh viết đoạn văn thuyết minh
-GV gọi học sinh trình bày.
-GV nêu yêu cầu: Cho chủ đề”Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân”. Hãy viết thành đoạn văn chứng minh?
? Với yêu cầu trên cần thuyết minh như thế nào?
GV nhận xé
GV khái quát lại bài học
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
HS đọc bai3ta65p SGK
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
I. Tìm hiểu chung về đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
1. Nhận dạng đoạn văn thuyết minh.
a. Đoạn văn:
- Đoạn văn gồm 5 câu
- Từ nước được nhắc đi nhắc lại nhiều lần đó là từ quan trọng nhất thể hiện chủ đề trong đoạn văn.
- Chủ đề của đoạn văn được thể hiện ở câu 1: Thế giới thiếu nước sạch nghiêm trọng .
- Đoạn văn thuyết minh.
* Đoạn 2:
Đồng chí Phạm Văn Đồng( chủ đề)
Câu 1: Vừa giới thiệu chủ đề vừa giới thiệu quê quán, khảng định phẩm chất và vai trò của ông: Nhà cách mạng , nhà văn hóa.
- Đây là một đoạn văn thuyết minh giới thiệu về một danh nhân.
2. Sửa lại những đoạn văn chưa chuẩn
* Đoạn 1:
-Giới thiệu một dụng cụ học tập quên thuộc, một đồ dùng thông dụng: Cái bút bi.
- Nêu rõ chủ đề
- Cấu tạo của bút bi, công dụng của bút nó.
- Cách sử dụng
*Nhược điểm: Không rõ câu chủ đề, chưa rõ ý công dụng, các ý lộn xộn, thiếu mạch lạc.
*Sửa
- Cần tách thành 3 ý nhỏ rõ ràng, cấu tạo, công dụng, sử dụng.
* Đoạn 2:
- Đoạn văn trình bày cấu tạo của chiếc đèn bàn.
- Hạn chế: Đoạn văn sắp xếp các ý lộn xộn, rắc rối, phức tạp khi giới thiệu chiếc đèn bàn.
- Câu 1 và câu sau gắn kết gượng gạo.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1: Viết đọan mở bài và kết bài cho đề văn” Giới thiệu trường em”
Y/c ngắn gọn từ 1 đến 2 câu.
Giới thiệu ấn tượng kết hợp miêu tả biểu cảm, kể chuyện.
2. Bài tập 2:
- Năm sinh, năm mất, quê quán.
- Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp
- Vai trò cống hiến to lớn đối với dân tộc và thơie đại.
III. Hướng dẫn tự học
-Về nhà học ở nhà, vận dụng làm bài tập còn lại,
 -Chuẩn bị bài mới
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docnv8 tuan 20.doc