Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Tiết 97 đến tiết 100

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Tiết 97 đến tiết 100

A. Mức độ cần đạt

- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.

- Thấy được chức năng, yêu cầu, nội dung, hình thức của bài Hịch.

- Nắm được đăc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Sơ giản về thể Cáo.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.

- Nội dung tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, về dân tộc.

- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.

 2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể Hịch.

- Nhận biết được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể cáo.

 3. Thái độ: Có ý thức, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; thêm yêu nước, căm thù giặc.

 

doc 12 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1695Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Tiết 97 đến tiết 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Ngày soạn: 02/03/2013
Tiết: 97 Ngày dạy: 04/03/2013 
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
(Nguyễn Trãi)
A. Mức độ cần đạt
- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.
- Thấy được chức năng, yêu cầu, nội dung, hình thức của bài Hịch.
- Nắm được đăc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Sơ giản về thể Cáo.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
- Nội dung tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, về dân tộc.
- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
 2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể Hịch.
- Nhận biết được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể cáo.
 3. Thái độ: Có ý thức, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; thêm yêu nước, căm thù giặc. 
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 
 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm một đoạn văn trong bài Hịch tướng sĩ mà em cho là hay nhất. Luận điểm chính của tác giả trong đoạn đó là gì? 
 3. Bài mới: Lê Trí Viễn - Những bài giảng văn ở đại học có nói về đoạn trích: đoạn văn 8 câu, 16 vế ngắn gọn, chứa đựng bao điều lớn lao. Nó vang lên sang sảng tiếng vàng, tiếng thép, rắn mà trong. Nó dõng dạc nghiêm nghị như hồi trống, hồi chiêng, gióng lên trước hương khói một bàn thờ tổ quốc Nó như những lời phán quyết trước lịch sử, bất di bất dịch
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Em hãy nêu vài nét về tác giả? (Sgk lớp 7)
(Án tru di 09/1442 -> Lê Thánh Tông là người giải oan) 
Toàn đức: yêu nước thương dân, an dân trừ bạo;
Toàn tài: tài năng đa dạng: chính trị, ngoại giao, chiến lược kiệt xuất, nhà văn nhà thơ lớn; Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Trong bố cục của bốn phần của bài đại cáo, đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần nào? 
Vb này thuộc thể loại gì? Hãy nêu những hiểu biết của em về thể loại đó? -> Thể cáo để trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc – hiểu văn bản 
Gv cùng hs đọc: Gịong điệu trang trọng, hùng hồn, tự hào. Chú ý tình chất câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng - Gọi hs đọc chú thích trong sgk. Gv giải thích nhan đề: Chu nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, từng xưng là Ngô Vương, sau trở thành Minh Thái Tổ. Do đó, nhiều người cho rằng tác giả dùng từ Ngô chỉ nhà Minh.
Vb này chia làm mấy phần? nêu nội dung từng phần? 
- 2 câu đầu: tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến 
- 8 câu tiếp theo:vị trí và nội dung chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. 
- Còn lại: dẫn chứng thực tiễn làm rõ nguyên lí nhân nghĩa. 
Tại sao Bình Ngô đại cáo lại mang ý nghĩa trọng đại?
 -> Được xem là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta sau đại thắng quân Minh: bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc; về đạo lý nhân nghĩa; là bản cáo trạng tội ác kẻ thù, là bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
VB này được viết bằng phương thức gì? Vì sao em biết? 
Gọi hs đọc 2 câu đầu
Em hiểu “yên dân” là gì? Dân ở đây là ai? Kẻ bạo ngược là ai? -> Dân là dân nước Đại Việt. Kẻ bạo ngược là quân xâm lược nhà Minh. Thương xót nhân dân bị tàn hại mà dấy binh, trừng phạt kẻ có tội, tiêu diệt quân bạo tàn (trừ bạo) mang lại yên vui và hạnh phúc cho nhân dân (yên dân). Đó là việc nhân nghĩa, vì dân, vì nước. Làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. 
Qua câu đầu, em thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chỗ nào là tiếp thu của Nho giáo, chỗ nào là sáng tạo, phát triển của ông? -> Là khái niệm của đạo đức Nho giáo, nói về đạo lý, tình thương giữa con người với nhau. Chữ nhân có nội dung rất rộng, tuy nhiên hạt nhân của nó chỉ là sự tương thân tương ái giữa người với người. Trong chữ nhân có khuynh hướng trọng dân, đòi hỏi đối với dân phải khoan, huệ, nhân ái, phản đối chính trị hà khắc, bạo ngược đối với dân, nghĩa là hợp với lẽ phải, với đạo lý. Ở đây tác giả tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc.
Bình ngô đại cáo là bản tổng kết cuộc kháng chiến thắng lợi chống quân Minh, được mở đầu bằng tư tưởng nhân nghĩa vì dân. Từ đó em hiểu gì về: Tính chất của cuộc kháng chiến này? Tư tưởng của người viết bài cáo này? 
-> Chính nghĩa phù hợp với lòng dân. Thân dân, tiến bộ. 
Gọi hs đọc 8 câu tiếp
Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
Lãnh thổ riêng (Núi sông bờ cõi đã chia)
Phong tục riêng (phong tục Bắc Nam cũng khác)
Lịch sử riêng (Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, )
Thử so sánh bài “Nam Quốc sơn hà” và bài “Bình Ngô Đại Cáo”? 
(NQSH là bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc, BNĐC là bản tuyên ngôn thứ 2 có sự tiếp nối sâu sắc hơn. Nếu trong NQSH có 2 ý chính là: “lãnh thổ và chủ quyền” thì trong BNĐC được bổ sung: văn hiến, phong tục, tập quán, lịch sử và chủ quyền. Nguyễn Trãi đã ý thức được “văn hiến” là ý thức cơ bản nhất và là hạt nhân xác định dân tộc, Ng Trãi đã khẳng định Nam đế làm chủ không chỉ bằng Thiên thư, lịch sử, so sánh Đại Việt với phương bắc đó là tầm cao tư tưởng của Ức Trai.
Núi sông đã chia, phong tục cũng khác, các lí lẽ này nhằm khẳng định biểu hiện nào của văn hiến Đại Việt? 
-> Đại Việt là nước độc lập vì có lãnh thổ riêng, văn hoá riêng. 
Tác giả đã sử dung biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng.
-> So sánh ta với TQ, dùng các câu văn biền ngẫu. Khẳng định tư cách độc lập của nước ta. Tạo sự uyễn chuyển nhịp nhàng cho lời văn, dễ nghe, dễ đi vào lòng người. 
Từ đây, tư tưởng và tình cảm nào của người viết Bình Ngô đại cáo được bộc lộ? -> Đề cao ý thức dân tộc. Tình cảm tự hào dt.
Gọi hs đọc phần còn lại
Nền văn hiến Đại Việt còn được làm rõ hơn qua các chứng cớ còn ghi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Đó là gì?
 Lưu Cung tham công nên thất bại 
 Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Các câu văn này được viết theo cấu trúc gì? Sử dụng nghệ thuật ntn? Tác dụng? -> câu văn biền ngẫu: Làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch. Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn, dễ nghe, dễ nhớ.
Ở đây, tư tưởng và tình cảm nào của người viết tiếp tục được bộc lộ? -> Khẳng định độc lập của nước ta. Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta.
* Hướng dẫn tổng kết
Nội dung nhân nghĩa và dân tộc được trình bày trong hình thức văn chính luận cổ có gì nổi bật? 
-> Giàu chứng cớ lịch sử, giàu cảm xúc tự hào, giọng văn hùng hồn, lời văn biền ngẫu nhịp nhàng, ngân vang. 
Học qua đoạn trích này, em hiểu được những điều sâu sắc nào về nước Đại Việt ta? (Ghi nhớ sgk)
Từ nội dung vb này, em hiểu gì về Nguyễn Trãi? 
-> Đại diện tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ. Giàu tình cảm và ý thức dân tộc. Giàu lòng yêu nước thương dân. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, hs nghe, thực hiện.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
2. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh ra đời: BNĐC được viết cuối năm Đinh Mùi (1428) khi quân Minh buộc phải rút khỏi nước ta.
- Xuất xứ: Trích phần đầu bài “Bình Ngô đại cáo”.
- Thể loại: Cáo
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần.
2.2. Phương thức biểu đạt
Tự sự kết hợp miêu tả.
2.3. Phân tích
a. Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo lo trừ bạo
-> Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, trong quan hệ giữa người với người và dân tộc với dân tộc.
-> Sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi.
 b. Vị trí và nội dung chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt 
- Lãnh thổ riêng: Núi sông bờ cõi đã chia
- Phong tục riêng: Phong tục Bắc Nam cũng khác
- Lịch sử, chủ quyền riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, 
- Nhân tài hào kiệt: đời nào cũng có 
-> Nền văn hiến lâu đời. 
-> So sánh ta với TQ, dùng các câu văn biền ngẫu, kết hợp lí và tình.
=> Khẳng định tư cách độc lập, vị thế đáng tự hào của nước ta. Đề cao ý thức dân tộc Đại Việt.
c. Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa và sức mạnh của chân lí độc lập dân tộc 
Lưu Cung tham công nên thất bại..
 Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
 -> Cấu trúc biền ngẫu, liệt kê làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch. Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu. 
=> Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
b. Nội dung
=> Ghi nhớ: (Sgk
* Ý nghĩa văn bản: “Nước Đại Việt ta” thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
III. Hướng dẫn tự học 
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Hành động nói 
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 26 Ngày soạn: 02/03/2013
Tiết: 98 Ngày dạy: 04/03/2013 
HÀNH ĐỘNG NÓI
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được khái niệm hành động nói.
- Một số kiểu hành động nói.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Khái niệm hành động nói.
- Các kiểu hành động nói thường gặp.
 2. Kỹ năng
- Xác định hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp.
- Tạo lập được hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp.
 3. Thái độ: Có ý thưc dùng hành động nói phù hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 
 2. Bài cũ: Nêu đặc điểm hình thức, chức năng của câu phủ định? Cho một ví dụ.
 3. Bài mới: Hành động nói là một phần học mới mẻ ở bậc THCS, tuy nhiên các hiện tượng liên quan đến nó được đưa ra xem xét như là đối tượng học tập thì lại vốn rất quen thuộc trong giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đời sống thường ngày của chúng ta. Vậy đây là một đối tượng mới nhưng không lạ. Cô trò ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Hs đọc vd trong sgk/62. 
Hãy xác định lời của nhân vật Lí Thông?
Lí Thông nói với Thạch Sanh nhắm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy? -> Lí Thông nói với TS nhằm đẩy TS đi để mình hưởng lợi: Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.
Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó? -> Có : Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ... kiếm củi nuôi thân. 
Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện nào? -> Bằng lời nói.
Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của LT có phải là một hành động không? Vì sao? -> Việc làm của LT là một hành động, vì nó có mục đích. 
Gv mời cả lớp đứng lên, ngồi xuống. Vậy tôi đã dùng hành động bằng tay hay bằng lời nói để điều khiển lớp?
-> Tôi đã thực hiện hành động nói, là hành động được thực hiện bằng cách nói ra một điều gì đó, trường hợp này là đã nói ra sự yêu cầu. (xin lỗi cả lớp ...  trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô thì mục đích của của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không? Vì sao? -> Không đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La. 
Từ đó có thể rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài văn nghị luận? 
Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài 1 trong phần III
Hãy trình bày rõ: “Vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập”, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống này, lí giải vì sao?
- Hệ thống 1 đạt được các điều kiện ghi trong mục III.1
- Hệ thống thứ 2 không đạt được các điều kiện đó là bởi: Trong hệ thống đó, có những luận điểm chưa chính xác (không thể chỉ đối mới phương pháp là kết quả học tập sẽ được nâng cao; cũng không thể đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới cách học tập nếu không có lí do chính đáng), cũng có luận điểm chưa phù hợp với vấn đề (chưa chăm học và nói chuyện riêng đều không phải là khuyết điểm về phương pháp học tập). Vì chưa chính xác nên luận điểm (a) không thể làm cơ sở để dẫn tới luận điểm (b). Bởi không bàn về phương pháp học tập nên luận điểm ( c) không liên kết được với các luận điểm đứng trước và sau nó . Do đó, luận điểm (d) cũng không kế thừa và phát huy được kết quả của 3 luận điểm a,b,c trên đó. Nếu viết theo hệ thống luận điểm này thì bài làm không thể rõ ràng mạch lạc (bởi mạch văn không thông suốt)
Từ sự tìm hiểu trên, chúng ta rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bài 1: 
 Luận điểm của phần văn bản này không phải “Nguyễn Trãi là một ông tiên”, cũng không hẳn là “Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc”, mà là “Nguyễn trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”
Bài tập 2 yêu cầu chúng ta điều gì?
Bài 2:
a. Các luận điểm được lựa chọn phải có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của vấn đề “giáo dục là chìa khoá của tương lai” ( hiểu theo nghĩa: giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất). Đấy là vấn đề nghị luận, đồng thời cũng là luận điểm trung tâm.Vì thế, không thể chọn những ý không có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung cơ bản này (như: Nước ta có truyền thống giáo dục lâu đời) làm luận điểm của bài văn. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm luận điểm 
1.1. Phân tích ví dụ
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/75)
2. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận 
2.1. Phân tích ví dụ
- Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề. Luận điểm thể hiện, giải quyết từng khía cảnh của vấn đề một cách đầy đủ, toàn diện.
- Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề. Luận điểm cần phải đủ để giải quyết vấn đề. 
2.2. Ghi nhớ 2,3: (Sgk/75)
3. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận 
3.1. Phân tích ví dụ
- Các luận điểm trong bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tựhợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.
3.2. Ghi nhớ 4: (Sgk/75)
II. Luyện tập
Bài 1: 
Bài 2:
b. Có thể sắp xếp các luận điểm đã được lựa chọn và sửa chữa theo trình tự: 
Giáo dục được coi là chìa khoá của tương lai vì những lẽ sau: 
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số; thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống, trong tương lai. 
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai. 
- Do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. 
- Cũng do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế chính trị và cho tiến bộ xh sau này. 
III. Hướng dẫn tự học
- Tự làm lại bài tâp.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tiết sau : Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 26 Ngày soạn: 25/02/2013
Tiết: 100 Ngày dạy: 27/02/2013 
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
A. Mức độ cần đạt
Nắm được cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp diễn dịch, quy nạp.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
1. Kiến thức
- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.
2. Kỹ năng
- Viết đoạn văn diễn dich, quy nạp.
- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong bài văn nghị luận.
- Viết một đoạn văn trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về vấn đề chính trị,xã hội.
3.Thái độ: Có ý thức xây dựngđoạn văn trình bày luận điểm sắc sảo, mạch lạc theo các cách quy nạp, diễn dịch.
C. Phương pháp:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................) 2. Bài cũ: Luận điểm là gì ? Luận điểm cần phải đảm bảo nững yêu cầu nào ? 
Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận ntn?. 
3. Bài mới: Ai cũng biết rằng , công việc làm văn nghị luận không dừng ở chỗ tìm ra luận điểm . Người làm bài còn phải tiếp tục thực hiện một bước đi rất khó khăn và quan trọng khác : trình bày những luận điểm mà mình đã tìm ra. Không biết trình bày luận điểm thì mục đích nghị luận sẽ không thể nào đạt được, cho dù người làm bài đã tập hợp đủ các quan điểm, ý kiến cần thiết cho việc giải quyết vấn đề. Vậy, để làm được điều đó, chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học này. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung :
 Gọi hs đọc 2 đoạn văn a, b
Hãy tìm những câu nê chủ đề (luận điểm) trong mỗi đọn văn trên?
- Câu chủ đề có nhiệm vụ thông báo luận điểm của đoạn văn một cách rõ ràng, chính xác. Nhờ câu chủ đề, ta dễ dàng nhận thấy rằng đoạn văn (a) có luận điểm : “(Thành Đại La) thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muônđời”
b, Có luận điểm : “Đồng bào ta ngày nay cũng (nồng nàn yêu nước) rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước “
Câu chủ đề của mỗi đoạn văn nằm ở vị trí nào? 
- a, ở cuối đoạn . b ở đầu đoạn 
Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo qui nạp? phân tích cách diễn dịch và qui nạp trong mỗi đoạn 
a.O cuối đoạn–qui nạp;b ở đầu đoạn- diễn dịch 
Yêu cầu hs chú ý đoạn văn 2 
Xác định luận điểm của đoạn văn, câu chủ đề đặt ở vị trí nào?Từ đó xác định kiểu đoạn văn trên?
- Câu chủ đề đặt ở cuối đoạn , đó là câu : Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà , nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
* Nội dung luận điểm diễn đạt gọn lại là : bản chất giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế thể hiện rõ qua việc chúng mua chó 
Nhà văn có lập luận theo cách tương phản không ? Vì sao? (Cách lập luận tương phản : đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, quí chó vồ vập mua chó, sung sướng, bù khú về chó bên cạnh giọng chó mávới người bán chó (chị Dậu) cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việc chứng minh và làm rõ luận điểm :bản chất chó má của giai cấp địa chủ) 
?Nếu thay đổi chật tự sắp xếp khác thì liệu có ảnh hưởng đến đoạn văn ntn? 
- Nếu sắp xếp ngược lại : đưa luận cứ Nghị Quế giở giọng chó má lên trước luận cứ vợ chồng địa chủ yếu quí gia súc thì tất sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi , lỏng lẻo hơn . vậy cách sắp xếp luận cứ của tác giả rất chặt chẽ , không thể đảo tuỳ tiện 
CNhững cụm từ :chuyện chó giọng chó rước chó chất chó đểu được sắp xếp cạnh nhau nhắm mục đích gì ? 
- Đây là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn của mình vừa xoáy vào một ý chung , vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng , lí thú
CQua đó em có nhận xét gì về cách diễn đạt lập luận đó ? (sgk)
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bài 3
A. Luận điểm : Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài 
- Luận cứ 1 : Làm bài tập chính là thực hành bài học líthuyết.Nó làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại, sâu hơn, bản chất hơn 
-Luận cứ 2:Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn 
-Luận cứ 3:Làm bài tập là rèn luyện kĩ năng của tư duy, đặt biệt là tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán 
-Lận cứ 4:Vì vậy,nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thìhọc mới đầy đủ và vững chắc 
B. Luận điểm : Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy 
- Luận cứ 1 : học vẹt là học thuộc lòng , có khi không cần hiểu , hoặc hiểu lơ mơ 
- Luận cứ 2 : Học không hiểu mà cứ ọc thì rất chóng quên và khó có thể vận dụng thành công những điều đã học trong thực tế 
- Luận cứ 3 : học vẹt chỉ mất thời gian , công sức mà chẳng đem lại hiệu quả gì thiết thực 
- Luận cứ 4 : Ngược lại học vẹt còn làm cùn mòn đi năng lực tư duy , suy nghĩ
- Luận cứ 5 : Bởi vậy không thể theo cách học vẹt . Học bao giờ phải cũng trên cơ sở hiểu , gắn với nhận thức đúng về sự vật , vấn đề 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện.
I. Tìm hiểu trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận 
1. Phân tích ví dụ
* Đoạn 1: 
a, câu chủ đề: (Thành Đại La) thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước ; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”
 Vị trí : nằm ở cuối đoạn văn – qui nạp 
b, Có luận điểm : “Đồng bào ta ngày nay cũng (nồng nàn yêu nước) rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước “
 Vị trí : nằm ở đầu đoạn văn – diễn dịch 
 Ghi nhớ : 1,2 sgk 
* Đoạn 2 
- Câu chủ đề đặt ở cuối đoạn , đó là câu : Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà , nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
- Cách lập luận tương phản : đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, quí chó vồ vập mua chó, sung sướng, bù khú về chó bên cạnh giọng chó mávới người bán chó (chị Dậu) cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việc chứng minh và làm rõ luận điểm : bản chất chó má của giai cấp địa chủ
- Đây là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn của mình vừa xoáy vào một ý chung , vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng , lí thú
 Diễn đạt trong sáng , hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục 
2. Ghi nhớ: (Sgk)
II. Luyện tập
Bài 1: Diễn đạt ý mỗi câu thành một luạn điểm ngắn gọn hơn :
A.Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu 
B. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ 
Bài 2: Đoạn văn được viết trìnhbày luận điểm: “Tế Hanh là một người tinh lắm”. Luận điểm ấy được cứng thực qua 2 luận cứ 
+ tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương 
+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ , cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật 
- Các luận cứ đó được tác giả xếp đặt theo trình tự tăng tiến , luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước . Nhờ sự sắp xếp ấy mà độc giả càng đọc càng thấy hứng thú không ngừng được tăng thêm
III. Hướng dẫn tự học
- Tự viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các nội dung đã học.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Bàn luận về phép học.
E. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docNV8 TUAN 26.doc