Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Bài: Tổng quan văn học Việt Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Bài: Tổng quan văn học Việt Nam

 I. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

– Nắm được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.

– Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết Việt Nam.

– Nắm vững các thể loại văn học.

2.Kĩ năng

– Nhận diện được nền văn học dân tộc.

– Nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.

3.Thái độ

– Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc.

=> Từ kiến thức, kĩ năng, thái độ như trên sẽ góp phần hình thành cho học sinh những năng lực, phẩm chất sau:

4.Năng lực: Hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng công nghệ thông tin.

 II.Chuẩn bị bài học

1.Giáo viên

– Giáo án, tài liệu

– SGK Ngữ văn 10, tập 1.

– Sơ đồ trực quan về sự phát triển văn học.

2.Học sinh

– Hệ thống kiến thức đã học về văn học dân gian và văn học viết Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THCS.

– SGK Ngữ văn 10, tập 1.

– Bài soạn văn Tổng quan văn học Việt Nam.

 III. Tiến trình bài học

-Ổn định lớp

– Nhắc HS trật tự.

Kiểm tra bài cũ: Không

 

doc 5 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Bài: Tổng quan văn học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết số :
 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
 I.  Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
– Nắm được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
– Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
– Nắm vững các thể loại văn học.
2.Kĩ năng
– Nhận diện được nền văn học dân tộc.
– Nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3.Thái độ
– Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc.
=> Từ kiến thức, kĩ năng, thái độ như trên sẽ góp phần hình thành cho học sinh những năng lực, phẩm chất sau:
4.Năng lực: Hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng công nghệ   thông tin.
 II.Chuẩn bị bài học
1.Giáo viên 
–  Giáo án, tài liệu
– SGK Ngữ văn 10, tập 1.
– Sơ đồ trực quan về sự phát triển văn học.
2.Học sinh
– Hệ thống kiến thức đã học về văn học dân gian và văn học viết Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THCS.
– SGK Ngữ văn 10, tập 1.
– Bài soạn văn Tổng quan văn học Việt Nam.
 III. Tiến trình bài học
-Ổn định lớp
– Nhắc HS trật tự.
Kiểm tra bài cũ: Không
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản cần đạt
* Hoạt động khởi động
  Bước 1: GV giao nhiệm vụ – Chia lớp thành 2 nhóm, nhóm 1 kể tên những tác phẩm văn học dân gian, nhóm 2 kể tên những tác phẩm văn học viết.
Em hãy kể tên một vài tác phẩm văn học dân gian và văn học viết ở bậc THCS mà em em yêu thích nhất?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ – HS các nhóm tiến hành thảo luận nhanh và cử đại diện trình bày.
Bước 3: Nhóm còn lại nghe và bổ sung ý kiến.
Bước 4: GV nhận xét và đưa ra định hướng vào bài.
* Hoạt động hình thành kiến thức
 Tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
– Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm .
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm và thể loại của văn học dân gian.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về văn học viết.
– Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận , ghi kết quả vào giấy A4 và cử đại diện trình bày
– Bước 3: Cả lớp nghe và bổ sung ý kiến .
– Bước 4: GV nhận xét và hình thành  kiến thức, chỉ ra mối quan hệ của văn học dân gian với văn học viết.
Tìm hiểu quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam: văn học trung đại
– Bước 1: Cho lớp tiến hành thảo luận theo bàn mỗi bàn 1 nhóm .
Nghiên cứu SGK, tr.7+8, cho biết trong từng bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm: thời gian xuất hiện và tồn tại (chứng minh bằng các tác giả và tác phẩm tiêu biểu).
– Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận , ghi kết quả vào giấy A4 và cử đại diện trình bày
– Bước 3: Cả lớp nghe và bổ xung ý kiến .
– Bước 4: GV nhận xét và hình thành  kiến thức về sự phát triển của VHVN từ thế kỉ X-XIX.
- Các tác phẩm văn học dân gian ở THCS là:truyền thuyết Con rồng cháu tiên;truyện cổ tích :Thạch Sanh,Sọ Dừa,truyện cười : treo biển,nhưng nó phải bằng hai mày.
- Các tác phẩm của văn học viết là: Chiếu dời đô,Hịch tướng sĩ,Bình ngô đại cáo,Truyện Kiều,Lão hạc,Đoàn thuyền đánh cá,Làng.
=> Đó là những tác phẩm của các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
 Văn học dân gian
 Văn học viết
Khái niệm:
– Là sáng tác tập thể.
–  Được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng.
– Thể hiện tình cảm của nhân dân lao động.
→ Mang dấu ấn tập thể.
– Là sáng tác của trí thức.
– Được ghi lại bằng chữ viết (Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ).
– Thể hiện tư tưởng, tình cảm của cá nhân người viết.
→ Mang đậm dấu ấn cá nhân.
Thể loại:
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
+ Văn học trung đại:
Ø Văn học chữ Hán:
·     Văn xuôi: truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi
·     Thơ: thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc
·     Văn biền ngẫu: phú, cáo, văn tế
Ø Văn học chữ Nôm:
·     Thơ: thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói
·     Văn biền ngẫu: cáo, văn tế
+ Văn học hiện đại:
Ø Tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí
Ø Trữ tình: thơ trữ tình, trường ca
Ø Kịch: kịch nói, kịch thơ (chèo, tuồng, cải lương)
Mối quan hệ:
– Văn học dân gian là nguồn cội của văn học viết, trong quá trình tồn tại, bổ sung cho văn học viết.
– Trong quá trình phát triển, văn học viết góp phần lưu giữ, hoàn thiện văn học dân gian.
II. Quá tình phát triển của văn học viết Việt Nam
1. Văn học trung đại (văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
Văn học chữ Hán
Văn học chữ Nôm
– X->Hết XIX.
– Biểu hiện: “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi), “Bắc hành tạp lục”, “Nam Trung tạp ngâm” (Nguyễn Du)
+ Hiện tượng văn học lớn: thơ văn yêu nước và thơ thiền thời Lí – Trần.
+Thể loại văn xuôi  đạt đến đỉnh cao.
– Vai trò:
+ Là cầu nối tiếp nhận văn hóa:  các học thuyết lớn của phương Đông (Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão – Trang).
+ Là cầu nối tiếp nhận văn học: các thể loại và thi pháp văn học cổ – trung đại của Trung Quốc.
– Khoảng XII, XIII-> đầu XX.
– Biểu hiện:
Tác phẩm – tác giả tiêu biểu: “Quốc âm thi tập” (Nguyễn Trãi), “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), các bài thơ của: “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương
– Vai trò:
+ Là cầu nối tới quần chúng nhân dân lao động -> Ảnh hưởng sâu đậm văn học dân gian.
+ Khẳng định ý chí xây dựng một nền văn học độc lập của dân tộc ta.
-> Phản ánh quá trình dân tộc hoá và dân chủ hoá của văn học trung đại.
Tìm hiểu con người Việt Nam qua văn học
– Bước 1: Cho HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ.
+ Nhóm 1: Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên
Lấy ví dụ về tác phẩm dân gian, sáng tác thơ ca trung đại, sáng tác thơ văn hiện đại có đề tài thiên nhiên. Chứng minh các nội dung quan hệ với thiên nhiên.
+ Nhóm 2: Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc
Lấy ví dụ chứng minh thiên nhiên góp phần thể hiện vẻ đẹp con người.
(Ví dụ: hình ảnh ẩn dụ “mận”, “đào” để chỉ đôi thanh niên nam nữ trẻ trung; hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho nhân cách cao thượng của người quân tử).
+ Nhóm 3: Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội
 Ước mơ xây dựng một xã hội tốt đẹp trong văn học Việt Nam được thể hiện qua những phương diện nào? Ví dụ.
+ Nhóm 4: Con người Việt Nam và ý thức về bản thân
Ý thức của con người về bản thân có sự khác nhau như thế nào trong các hoàn cảnh lịch sử? Ví dụ?
Lí giải tại sao khi nhìn nhận vào chính bản thân mình thì xu hướng chung của văn học Việt Nam là xây dựng đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp?
– Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận , ghi kết quả vào giấy A0 và cử đại diện trình bày
– Bước 3: Cả lớp nghe và bổ xung ý kiến .
– Bước 4: GV nhận xét và hình thành  kiến thức về con người Việt Nam qua Văn học.
 * HĐ 3 : Luyện tập 
HS có thể vẽ sơ đồ tư duy theo nhiều hình dạng khác nhau miễn là ghi nhớ được nội dung bài học
* HĐ 4 : Hoạt động vận dụng và tìm tòi sáng tạo 
III. Con người Việt Nam qua văn học
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên
– Con người nhận thức, chinh phục, cải tạo thế giới tự nhiên (Thần thoại, truyền thuyết).
– Con người với tình yêu thiên nhiên (là nội dung quan trọng xuyên suốt văn học Việt Nam): thiên nhiên trở thành đề tài sáng tác, đặc biệt còn trở thành hình tượng nghệ thuật để thể hiện con người.
2. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc
Hình thành hệ thống tư tưởng yêu nước:
+ tình yêu thiên nhiên;
+ niềm tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc;
+ ý chí căm thù giặc; tinh thần dám hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
à Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn học Việt Nam.
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội
Ước mơ xây dựng xã hội công bằng tốt đẹp:
– Tố cáo, phê phán các thế lực chà đạp lên cuộc sống con người.
– Bày tỏ lòng cảm thông với những người dân bị áp bức.
– Tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội.
à Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân
– Ý thức của con người tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử:
+ Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo tự nhiên: đề cao ý thức cộng đồng. Nhân vật trung tâm thường mang trong mình tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng và đạo nghĩa cộng đồng. (Mẫu người hướng ngoại).
+Trong những hoàn cảnh khác: đề cao con người cá nhân. Nhân vật trung tâm mang ý thức về quyền sống cá nhân, tình yêu, hạnh phúc, cuộc sống trần thế (Mẫu người hướng nội).
Trong nền văn học Việt Nam, hai phương diện ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng có sự kết hợp hài hoà với nhau.
– Xu hướng chung của văn học Việt Nam là xây dựng đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp.
Rút kinh nghiệm bài học 
 Lãnh đạo duyệt Tổ trưởng CM Người soạn 
 Nguyễn Thị Thanh Nguyễn Thị Hương Nguyễn Xuân Đức

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_bai_tong_quan_van_hoc_viet_nam.doc