Giáo án Ngữ văn Lớp 10 (Cả năm)

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 (Cả năm)

 A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

 I. Tên bài học : hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

- Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa.

- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 I. Kiến thức:

- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng tình cảm, hành động, )

- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc)

- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.

II. Kĩ năng: -Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp

- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu

III. Thái độ: Hiểu rõ các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và sử dụng đạt mục đích giao tiếp

 IV. Định hướng năng lực hình thành

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực thẩm mĩ

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực hợp tác

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC

 

docx 304 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 (Cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Ngày soạn: 
Ngày kí:	
Tiết 1, 2: Văn học
 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
 I. Tên bài học : Tổng quan văn học Việt Nam.
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Phương tiện, thiết bị: 
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
Tổng quan văn học Việt Nam.
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Nắm được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Nắm vững các thể loại văn học.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được nền văn học dân tộc.
- Nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3.Thái độ
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam
- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và văn học viết)
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các thời kì văn học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học Việt Nam;
- Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản cần đạt
* Hoạt động 1: Khởi động
 Bước 1: GV giao nhiệm vụ - Chia lớp thành 2 nhóm: 
+ Nhóm 1: Kể tên những tác phẩm văn học dân gian ở bậc THCS mà em yêu thích nhất?
 + Nhóm 2: Kể tên những tác phẩm văn học viết ở bậc THCS mà em yêu thích nhất?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS các nhóm tiến hành thảo luận nhanh 
Bước 3: Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm còn lại nghe và bổ xung ý kiến.
Bước 4: GV nhận xét và đưa ra định hướng vào bài.
Các tác phẩm văn học dân gian ở THCS là:
- Truyện cổ tích Thạch sanh, Bánh trưng bánh dày; Truyền thuyết Thánh gióng, Sơn tinh – thủy tinh. 
- Các tác phẩm của văn học viết: bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
=>Đó là những tác phẩm thuộc văn học dân gian và văn học viết Việt Nam
Các tác phẩm văn học dân gian ở THCS là:
- Truyện cổ tích Thạch sanh, Bánh trưng bánh dày; Truyền thuyết Thánh gióng, Sơn tinh 
– thủy tinh. 
- Các tác phẩm của văn học viết: bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1:Tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
-Hình thức: Làm việc cá nhân
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
VHVN bao gồm mấy bộ phận lớn ? Đó là những bộ phận văn học nào?
B2: Hs suy nghĩ trả lời
B3: Hs trình bày
B4: GV chốt lại kiến thức
1: Tìm hiểu văn học dân gian: 
-Hình thức: Làm việc nhóm
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
Nhóm 1: VHDG là gì ?
Nhóm 2: VHDG gồm những thể loại nào? 
Nhóm 3: Nêu đặc trưng của VHDG ?
B2: Các nhóm hs suy nghĩ trả lời
B3: Đại diện các nhóm trình bày
B4: GV chốt lại
2:Tìm hiểu văn học viết : 
-Hình thức: Làm việc nhóm
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
Nhóm 1: Văn học viết là gì ?
Nhóm 2: Văn học viết được ghi lại bằng những thứ chữ nào ?
Nhóm 3: Nêu các thể loại của văn học viết?
B2: Các nhóm hs suy nghĩ trả lời
B3: Đại diện các nhóm trình bày
B4: GV chốt lại
Thao tác 2:Tìm hiểuquá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:
GV cho HS đọc mục II
-Hình thức: Làm việc cá nhân
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
? Văn học viết Việt Nam có mấy thời kì lớn? Đó là những thời kì văn học nào?
B2: HS suy nghĩ trả lời
B3: Hs trả lời cá nhân
B4: Gv chốt kiến thức
1: Tìm hiểu về văn học trung đại Việt Nam(từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) 
-Hình thức: Làm việc nhóm
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
Nhóm 1 : Trình bày bối cảnh xã hội,đặc điểm của văn học viết Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết XIX ?
Nhóm 2 : Nêu những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học giai đoạn từ thế kỉ X đến hết XIX ?
B2: Các nhóm hs suy nghĩ trả lời
B3: Đại diện các nhóm trình bày
B4: GV chốt lại ý chính.
2: Tìm hiểu về văn học hiện đại Việt Nam(từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) 
-Hình thức: Làm việc nhóm
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV nêu câu hỏi
Nhóm 1 : Trình bày bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển của văn học viết Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến hết XX ?
Nhóm 2 : Nêu đặc điểm của văn học giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến hết XX chia thành các giai đoạn nào?
B2: Các nhóm hs suy nghĩ trả lời
B3: Đại diện các nhóm trình bày
B4: GV chốt lại ý chính.
B1: Gv nêu câu hỏi
? Trình bày sự khác biệt của văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam ? (về tác gỉ, về đời sống văn học, về thể loại, về thi pháp)
B2: Hs suy nghĩ trả lời
B3: HS trả lời cá nhân
B4: GV chốt lại ý chính.
Thao tác 3:Con người Việt Nam qua văn học:
B1: GV nêu câu hỏi
Hình ảnh con người Việt Nam được thể hiện trong văn học qua những mối quan hệ nào ?
B2: Hs suy nghĩ trả lời
B3: HS trả lời cá nhân
B4: GV chốt lại ý chính.
- Đối tượng của văn học: con người và xã hội loài người ® văn học là nhân học.
- Qua các mối quan hệ: Với thế giới tự nhiên, quốc gia, dân tộc, xã hội, và ý thức về bản thân.
Nêu những biểu hiện cụ thể về hình ảnh con người VN qua mối quan hệ với tự nhiên ? Lấy ví dụ minh hoạ qua những tác phẩm văn học ?
HS: suy nghĩ trả lời
HS: Trả lời cá nhân
GV: Chốt lại kiến thức
VD: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi), Qua đèo Ngang (Bà huyện Thanh Quan), Thi vịnh, Thu điếu, Thu ẩm (Nguyễn Khuyến), Rằm tháng giêng của Bác.
B1: GV nêu câu hỏi
Nêu những biểu hiện cụ thể về hình ảnh con người VN qua mối quan hệ với quốc gia, dân tộc ? Lấy ví dụ minh hoạ qua những tác phẩm VH ?
B2: Hs suy nghĩ trả lời
B3: HS trả lời cá nhân
B4: GV chốt lại ý chính.
-Lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì tự do, độc lập của quốc gia, dân tộc. Các bài Nam quốc sơn hà (LTK), Hịch tướng sĩ (TQT), Bình Ngô đại cáo (NT), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ... chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn xuyên suốt của nền VHVN.
B1: GV nêu câu hỏi
Những biểu hiện cụ thể về hình ảnh con người VN qua mối quan hệ xã hội ? Lấy ví dụ minh hoạ qua những tác phẩm văn học ?
B2: Hs suy nghĩ trả lời
B3: HS trả lời cá nhân
B4: GV chốt lại ý chính.
- Thể hiện qua ý thức xây dựng và bảo vệ nền độc lập, tự chủ về lãnh thổ (Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo...).
- Lòng yêu nước thể hiện qua tình yêu quê hương, lòng căm thù giặc, niềm tự hào dân tộc, lòng tự trọng danh dự quốc gia (Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo...)., lòng căm thù quân xâm lược (Bình Ngô đại cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...). Khẳng định truyền thống văn hoá, quyền lợi của nhân dân... (Bình Ngô đại cáo)...
B1: GV nêu câu hỏi
Nêu những biểu hiện cụ thể về hình ảnh con người VN qua ý thức cá nhân ? Lấy ví dụ minh hoạ qua những tác phẩm văn học?
B2: Hs suy nghĩ trả lời
B3: HS trả lời cá nhân
B4: GV chốt lại ý chính.
I . Các bộ phận hợp thành của VHVN:
Gồm hai bộ phận: Văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
1.Văn học dân gian : 
- Khái niệm: VHDG là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Các tri thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ những đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân.
+ Gồm các thể loại như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca, vè, truyện thơ, chèo .
- Đặc trưng của VHDG là tính truyền miệng, tính tập thể, và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Văn học viết :
- Khái niệm: Là sáng tác của tri thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân. Tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả.
 - Hình thức văn tự của văn học viết được ghi lại chủ yếu bằng ba thứ chữ: Hán, Nôm, Quốc ngữ .
 - Thể loại:
 + Từ thế kỉ X -XIX có ba nhóm thể loại chủ yếu: 
* Văn xuôi ( truyện, kí tiểu thuyết chương hồi).
* Thơ ( thơ cổ phong đường luật, từ khúc).
* Văn biền ngữ ( phú, cáo, văn tế).
* Chữ Nôm có thơ Nôm đường luật, từ khúc, ngâm khúc, hát nói
 + Từ đầu thế kỉ XX đến nay: Loại hình thể loại văn học có ranh giới tương đối rõ ràng hơn: loại hình tự sự, trữ tình, kịch.
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:
- Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước
- Có ba thời kì lớn:
 + Từ thế kỉ X đến XIX.
 + Từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/ 1945
 + Sau CMT8/ 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là văn học trung đại
- Hai thời kì sau (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) tuy mỗi thời kì có những đặc điểm riêng nhưng đều nằm chung trong xu thế phát triển văn học theo hướng hiện đại hoá nên có thể gọi chung là văn học hiện đại.
 1.Văn học trung đại: (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) :
+ XHPK hình thành ,phát triển và suy thoái,công cuộc xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm 
- Chữ Hán du nhập vào VN từ đầu công nguyên nhưng đến thế kỷ X khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập, văn học viết mới thực sự hình thành .
- Văn học thời kì này được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm do ảnh hưởng chủ yếu văn học trung đại Trung Quốc (Phong kiến xâm lược). Văn học chữ Hán là cầu nối để dân tộc ta tiếp nhận các học thuyết Nho giáo, Phật giáo, Lão Tử. Sáng tạo các thể loại trên cơ sở ảnh hưởng các thể loại của văn học Trung Quốc. Văn học Chữ Nôm phát triển là bằng chứng hùng hồn cho ý thức xây dựng 1 nền văn học độc lập của dân tộc ta.
- Tác phẩm, tác giả tiêu biểu:
 + Chữ Hán.
 + Chữ Nôm.
=> Sự phát triển chữ Nôm và văn học chữ Nôm luôn gắn với những truyền thống của dân tộc: lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện thinh thần ý thức dân tộc đã phát triển cao
2.Văn học hiện đại : (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) :
* Bối cảnh lịch sử: Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học để đổi mới. Đặc biệt là tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nền văn học Âu – Mĩ, làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm và cách nói của người Việt Nam.
* Chia 4 giai đoạn: 
+ Từ đầu XX đến năm 1930
+ Từ 1930 đến năm 1945
+ Từ 1945 đến năm 1975
+ Từ 1975 đến nay
* Đặc điểm chung:
- Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hoá.
* Sự khác biệt của văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam: 
- Về tác giả: Đã xuất hiện nhà văn nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ là nghề nghiệp.
- Về đời sống văn học: Nhờ có báo chí, kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn, mối quan hệ giữa độc giả và tác giả m ... nhẹ nhàng trong thơ Ba- sô
Hoạt động 3: Luyện tập
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
Câu hỏi 1: Bài thơ sau đây của Ba-sô miêu tả cảnh gì ?
  Trên cành khô/chim quạ đậu/chiều thu
a. Một chiều thu bình dị.
b. Một chiều thu cô tịch, úa tàn
c. Một bức tranh thu sống động.
d.Một mùa thu buồn man mác
Câu hỏi 2: Bài thơ sau đây của Ba-sô thể hiện điều gì ?
Lệ trào nóng hổi/tan trên tay tóc mẹ/ làn sương thu
a. Xúc động khi gặp lại mẹ sau ngày tháng xa cách
b. Mong ước được trở lại gặp mẹ
c. Đau buồn khi nghe tin mẹ mất nhưng không trở về thăm mẹ được
d. Nỗi đau đớn khi cầm trên tay mớ tóc bạc của người mẹ đã mất
Câu hỏi 3:Dòng nào sau đây nêu nhận xét về đặc sắc trong sự cảm nhận và miêu tả thiên nhiên trong thơ của Ba-sô và Bu-son không chính xác:
a. Thiên nhiên hiện lên trong cảm xúc của con người
b. Cảnh và tình,con người và thiên nhiên giao hoà tinh tế
c. Đằng sau mỗi bức tranh thiên nhiên là cả một không gian bao la cho trí tưởng tượng của người đọc
d. Ẩn đằng sau bức tranh thiên nhiên là bóng dáng xã hội đương thời trên con đường suy thoái.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
TRẢ LỜI
b. Một chiều thu cô tịch, úa tàn
d. Nỗi đau đớn khi cầm trên tay mớ tóc bạc của người mẹ đã mất
d. Ẩn đằng sau bức tranh thiên nhiên là bóng dáng xã hội đương thời trên con đường suy thoái.
Hoạt động 4: Vận dụng
Bước 1:GV giao nhiệm vụ:
Sưu tầm thêm một số bài thơ Hai cư và nêu cách hiểu về những bài thơ đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đứng trước biển, trước những chuyển động của đất trời, con người càng ý thức về bản ngã của mình và lắng nghe được bước chuyển của thiên nhiên:
Bể động
Trải ra phía đảo Sađô
Sông ngân hà (Bashô)
Một cánh hoa Asagaô ban mai vô tình rơi xuống giếng cũng đủ làm xao động tâm hồn người thi sĩ: 
A! hoa Asagaô
Dây gàu vương hoa bên giếng
Đành xin nước nhà bên          (Chiyô)
Trong làn nước trong xanh, vào buổi sớm tĩnh lặng, người ta không nỡ làm tan biến đóa hoa Asagaô nhỏ nhoi vương vào dây gàu. Phải chăng tác giả muốn nâng niu, gìn giữ đóa hoa Asagaô vì nó mang tên "gương mặt buổi sớm" hay chính nhà thơ không muốn khấy động những giây phút huyền diệu của một buổi sớm mai. Ở đây hoa và người như hòa làm một hóa thân vào thế giới đầy lung linh huyền ảo và rồi người lấy nước phải lẳng
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
- Đứng trước biển, trước những chuyển động của đất trời, con người càng ý thức về bản ngã của mình và lắng nghe được bước chuyển của thiên nhiên:
Bể động
Trải ra phía đảo Sađô
Sông ngân hà (Bashô)
Một cánh hoa Asagaô ban mai vô tình rơi xuống giếng cũng đủ làm xao động tâm hồn người thi sĩ: 
A! hoa Asagaô
Dây gàu vương hoa bên giếng
Đành xin nước nhà bên          (Chiyô)
Trong làn nước trong xanh, vào buổi sớm tĩnh lặng, người ta không nỡ làm tan biến đóa hoa Asagaô nhỏ nhoi vương vào dây gàu. 
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Bước 1:GV giao nhiệm vụ:
Tìm quý ngữ cho một số bài thơ Hai cư sau?
Khi nhìn kĩ
Tôi thấy Nazma nở hoa
Bên hàng dậu              (Bashô)
Ôi chim cu
Bay lượn và ca hát
Bận rộn xiết bao (Bashô)
Trăng thu
Suốt đêm tôi dạo
Loanh quanh bên hồ   (Bashô)
Cây chuối trong gió thu
Ta nghe giọt mưa rơi tí tách
Rơi vào bể đêm                       (Bashô)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
Quý ngữ: Mùa xuân - bông hoa đại nazma nở e ấp bên hàng dậu 
Khi nhìn kĩ
Tôi thấy Nazma nở hoa
Bên hàng dậu              (Bashô)
Quý ngữ: Miêu tả cảnh sắc mùa hè bằng tiếng cu gáy:
Ôi chim cu
Bay lượn và ca hát
Bận rộn xiết bao (Bashô)
Quý ngữ: Mùa thu với những đêm dài thanh vắng và những ánh trăng suông buồn bã:
Trăng thu
Suốt đêm tôi dạo
Loanh quanh bên hồ   (Bashô)
Quý ngữ: Một bức tranh mùa thu ban đêm thật buồn và hiu quạnh, có gió, có mưa, có tiếng xào xạc, tí tách trong vườn chuối được chấm phá như một bức tranh thủy mặc
Cây chuối trong gió thu
Ta nghe giọt mưa rơi tí tách
Rơi vào bể đêm                       (Bashô)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày kí:
Tiết: 54
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 4
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
- Tên bài học: Trả bài viết số 4
- Hình thức dạy: Dạy học trên lớp
- Chuẩn bị của GV và HS:
+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). 
+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà 
Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học: 
Ôn tập, củng cố kiến thức về văn đọc hiểu và văn nghị luận văn học
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học. 
1.Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố kiến thức trong chương trình ngữ văn lớp 10 học kì I
- Tích hợp với tiếng Việt 
2.Kĩ năng:
- Kĩ năng làm văn đọc hiểu
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung
3.Thái độ, phẩm chất:
- Thái độ: Có tình cảm chân thành trước những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống
- Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm...
4.Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: 
+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống
Bước 4: Thiết kế bài học 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Chiếumột vài hình ảnh về bài văn học sinh đã làm
- Từ đó GV giới thiệu vào bài mới: Ở tiết trước, các em đã làm bài kiểm tra. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nhìn nhận lại những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình.
Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.
Hoạt động 2: Luyện tập
 Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm văn. 
- Mục tiêu: Học sinh biết cách nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm của mình. 
- Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi
- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chép đề lên bảng, yêu cầu học sinh phân tích đề và lập dàn ý ‎, từ đó, giúp học sinh nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: phân tích đề, lập dàn ý, đối chiếu với bài làm của mình để nhận ra ưu, khuyết điểm và tự sửa chữa. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS nêu lên những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của mình. 
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét bài làm của học sinh, giúp học sinh chữa lỗi. 
I. Sửa chữa bài làm:
1. Yêu cầu.
 - Bài viết phải nêu được những nội dung yêu cầu
 - Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý; phân tích triển khai các ý để bài viết không đơn điệu, khô khan.
 - Lời văn phải đạt yêu cầu về ngữ pháp, tránh lặp từ. 
2. Lập dàn ý:
Phần I: Đọc hiểu
1. - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/ Phương thức nghị luận
2.Ý nghĩa của câu văn:
- Thất bại, vấp ngã là điều thường thấy trong cuộc sống, trong cuộc đời không ai sống mà không một lần thất bại, vấp ngã trước những khó khăn, thử thách.
- Con người cần nhận thức được điều này để sẵn sàng chấp nhận thất bại và tìm cách vượt qua.
3. Từ câu văn: “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá” học sinh có thể rút ra một trong số các bài học
- Vấp ngã giúp ta hiểu được những yếu điểm của bản thân, hiểu tại sao mình không thành công
 - Từ những kinh nghiệm, những bài học được rút ra con người sẽ tiến bộ, thành công
4. Học sinh rút ra được một trong những bài học sau:
- Không nản lòng, bỏ cuộc khi thất bại
- Sau thất bại phải biết vươn lên
- Cuộc đời, tuổi trẻ của con người rất ngắn ngủi vì vậy phải sống hết mình để sau này không phải hối tiếc
Phần II: Tạo lập văn bản
* Vẻ đẹp của con người thời Trần trong tác phẩm
- Vẻ đẹp của người tráng sĩ và quân đội nhà Trần mang tầm vóc vũ trụ và sức mạnh thời đại
+ Tư thế hiên ngang, lẫm liệt sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
+ Sức mạnh, khí thế chiến đấu hào hùng, tinh thần quyết chiến quyết thắng.
- Vẻ đẹp con người thời Trần còn được thể hiện qua quan niệm về chí làm trai và vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão
+ Là đấng nam nhi trong xã hội phong kiến phải trả món nợ công danh cho đất nước.
+ Nỗi thẹn thùng của một con người có nhân cách cao cả muốn cống hiến cho dân, cho nước.
* Khái quát, liên hệ:
- Vẻ đẹp sức mạnh và tinh thần của con người thời Trần mang đậm Hào khí Đông A
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ kì vĩ, ngôn ngữ hàm súc, giàu sức biểu cảm
- Liên hệ rút ra bài học nhận thức cho bản thân
Hoạt động 3: Vận dụng
Giáo viên rút kinh nghiệm về cách làm bài văn nêu cảm nghĩ
Mục tiêu: Giúp học sinh rút kinh nghiệm, có kĩ năng làm bài tốt hơn. 
- Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu
- Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin - phản hồi
- Hình thức tổ chức: học sinh hoạt động độc lập.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt vấn đề để học sinh tự nhận thức được những ưu, khuyêt điểm, đưa ra những kinh nghiệm làm bài văn của mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Tự rút ra những kinh nghiệm mình có được qua phần sửa chữa, nhận xét của giáo viên. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày những kinh nghiệm để rèn kĩ năng làm bài văn 
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv: Nhận xét. Chốt kiến thức
II. Nhận xét về ưu khuyết điểm.
1. Ưu điểm:
 - Một số bài viết bộc lộ được những cảm xúc rất chân thành, biết dẫn dắt phân tích vấn đề.
 - Nhiều bài trình bày cẩn thận, chữ viết sạch đẹp.
 2. Khuyết điểm:
 - Một số bài viết rất chung chung, không có dấu ấn cá nhân.
 - Nhiều bài trình bày cẩu thả, chữ viết không cẩn thận, sai nhiều lỗi viết câu dùng từ.
3. Đọc bài làm tốt.
4. Trả bài:
 - Tiếp thu ý kiến của HS.
- Chỉnh sửa (nếu có)
Hoạt động 4: Mở rộng
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS (thực hiện ở nhà)
Sưu tầm những bài viết khác để làm tư liệu học tập
B2: HS làm bài tập ở nhà
B3: HS nộp sản phẩm trong tiết học sau.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.
..
...

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_ca_nam.docx