Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1 - Bài 1+2: Tạo lập thế giới (Thần thoại)-Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi)

Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1 - Bài 1+2: Tạo lập thế giới (Thần thoại)-Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi)

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.

- Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản truyện kể; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện kể thuộc hai nề văn hóa khác nhau.

- Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.

- Viết được văn bản nghị luận đúng quy trình; phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một truyện kể.

- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể; nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói; biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.

- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

 

docx 111 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 1 - Bài 1+2: Tạo lập thế giới (Thần thoại)-Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01 – tiết: Ngày soạn: //
Bài 1. TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)
..
Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: ..
Số tiết: ... tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.
- Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản truyện kể; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện kể thuộc hai nề văn hóa khác nhau.
- Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.
- Viết được văn bản nghị luận đúng quy trình; phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một truyện kể.
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể; nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói; biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.
- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TIẾT: VĂN BẢN 1. THẦN TRỤ TRỜI
(Thần thoại Việt Nam)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.
- Biết nhận xét nội dung bao quát của VB Thần trụ trời; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thần trụ trời;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thần trụ trời;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thần Trụ Trời.
b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ những truyện thần thoại đã biết.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về những truyện thần thoại đã biết.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Em biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ cho cả lớp cùng nghe về những truyện thần thoại ấy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu, suy nghĩ về những truyện thần thoại mà bản thân mình biết, chuẩn bị kể trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta vừa được các bạn chia sẻ về những truyện thần thoại. Tiết học hôm nay, cô và cả lớp sẽ cùng tìm hiểu một truyện thần thoại của dân tộc ta, đó là Thần Trụ Trời.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Tạo lập thế giới. Nắm được các khái niệm về một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Tạo lập thế giới.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Tạo lập thế giới.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc chủ đề của Bài học số 1 (Tạo lập thế giới) trước lớp.
- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các em, nội dung của chủ đề Bài 1. Tạo lập thế giới là gì?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Trong bài học này, qua việc đọc các truyện thần thoại, em sẽ hiểu người xưa nhận thức như thế nào về quá trình tạo lập thế giới.
1. Giới thiệu bài học
- Chủ đề Tạo lập thế giới bao gồm các văn bản thần thoại, cho thấy nhận thức của người xưa về quá trình tạo lập thế giới.
- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:
Tên văn bản
Thể loại
Thần Trụ Trời
Thần thoại
Prô-mê-tê và loài người (Thần thoại Hy Lạp)
Thần thoại
Đi san mặt đất
Truyện
Cuộc tu bổ lại các giống vật
Thần thoại
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố của truyện thần thoại.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến một số yếu tố của truyện thần thoại.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức về một số yếu tố của truyện thần thoại.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin trong SGK và nêu yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV yêu cầu, sau đó thảo luận nhóm, đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
2. Tri thức ngữ văn
- Thần thoại là một trong những thể loại truyện dân gian. Thần thoại kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật văn hóa; qua đó, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. So với các thể loại truyện dân gian khác, thần thoại có những đặc điểm riêng thể hiện qua các yếu tố không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật,...
- Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể.
- Thời gian trong thần thoại là thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.
- Cốt truyện thần thoại thường là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình sáng tạo nên thế giới, con người và văn hóa của các nhân vật siêu nhiên.
- Nhân vật trong thần thoại thường là thần, có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa.
- Tính chỉnh thể của tác phẩm là sự thống nhất, toàn vẹn của tác phẩm. Ở đó, mọi bộ phận, yếu tố, chi tiết,... đều có ý nghĩa và được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, nhất quán nhằm thể hiện tập trung, nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Hoạt động 3: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về VB Thần Trụ Trời.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về thông tin cơ bản của VB Thần Trụ Trời.
c. Sản phẩm học tập: Những thông tin cơ bản về VB Thần Trụ Trời mà HS tiếp thu được.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, dựa vào những kiến thức trong SGK, nêu thông tin chung về thần thoại Việt Nam VB Thần Trụ Trời.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV yêu cầu, đọc thông tin trong SGK để chuẩn bị trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Thần thoại Việt Nam
- Thần thoại Việt Nam do được ghi chép muộn nên đã bị mất mát khá nhiều. Những truyện thần thoại Việt Nam tiêu biểu gồm: Thần Trụ Trời, Thần Mưa, Thần Biển, Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, Sự tích lúa thần,...
2. VB Thần Trụ Trời và nhóm truyện lí giải về sự hình thành thế giới buổi ban đầu
- Thần Trụ Trời là VB Thần thoại Việt Nam, thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên.
- VB Thần Trụ Trời trong SGK được trích theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam,.
- Các dân tộc anh em khác trên đất nước Việt Nam cũng có nhiều truyện thú vị lí giải về sự hình thành thế giới buổi ban đầu như vậy. Nếu người Kinh có Then Luông, người Mông có Dự Nhung, người Dao có Thần Bàn Cổ, người Ê-đê có Ai Điê, người Chăm có Tầm Thênh,... Trong nhận thức của con người thời cổ, thế giới bao la được hình thành, được sắp đặt trật tự là nhờ vào công lao to lớn của các vị thần.
Hoạt động 4: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm văn bản Thần Trụ Trời.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về bài Bầy chim chìa vôi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Bầy chim chìa vôi.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẦM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thầm VB.
- GV lưu ý HS: Khi gặp các câu hỏi trong box và những chỗ được đánh dấu, chúng ta hãy dừng lại suy nghĩ nhanh, tự trả lời thầm trong đầu nhằm tạo thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV yêu cầu và lưu ý, sau đó đọc thầm VB.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời các câu hỏi trong các box trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ Trời.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo luận theo cặp để tóm tắt.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày phần tóm tắt trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK: 1. Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian của câu chuyện. 2. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu 1 và 2.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức ... dung chính đã trình bày.
Nêu vấn đề thảo luận hoặc mời gọi sự phản hồi từ người nghe.
Cảm ơn và chào kết thúc.
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe
Tươnh tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói.
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của bài nói.
Kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày.
Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
TIẾT ...: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Tóm tắt được nội dung chính của mỗi văn bản sử thi đã học theo mẫu.
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật anh hùng trong sử thi.
- Nhận biết được tác dụng của nguòi kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. Biết vận dụng để so sánh ngôi kể trong hai VB Gặp Ka-ríp và Xi-la và Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.
- Rút ra được những lưu ý về cách trình bày ý kiến (viết và nói) về một vấn đề xã hội.
- Nêu được quan điểm về nguồn gốc sức sống của một cộng đồng.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản.
- Năng lực nói và nghe.
3. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi).
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các văn bản đã học ở Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nêu tên các văn bản sử thi đã học ở Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận và hoạt động
- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt: Những văn bản sử thi đã học ở Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng là: Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, Gặp Ka-ríp và Xi-la, Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
a. Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi).
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Ôn tập của Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi).
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: Tóm tắt thật ngắn gọn nội dung chính của mỗi văn bản sử thi đã đọc theo mẫu trong SGK.
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước:
+ (1): Tóm tắt nội dung chính.
+ (2): Hoàn tất cột thứ hai trong bảng tóm tắt (làm vào vở).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV, sau đó hoàn thành BT theo cặp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn để hoàn thành BT 2: Ô-đi-xê trong đoạn trích Gặp Ka-ríp và Xi-la và Đăm Săn trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây đã thể hiện những đặc điểm nào của nhân vật anh hùng trong sử thi?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, thảo luận theo bàn để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 3: So sánh tác dụng của việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất trong Gặp Ka-ríp và Xi-la và người kể chuyện ngôi thứ ba trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.
- GV nhắc lại kiến thức người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba:
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất – xưng “tôi”, trực tiếp tham gia vào câu chuyện được kể, có cái nhìn hạn tri.
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện giấu mặt trong tác phẩm, đứng ngoài câu chuyện, có cái nhìn toàn tri.
- Gv yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc yêu cầu của BT 3, nghe GV hướng dẫn, sau đó thảo luận theo cặp để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 4:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 4: Bạn rút ra được những lưu ý gì về cách trình bày ý kiến (viết và nói) về một vấn đề xã hội?
- GV yêu cầu HS xem lại bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội để làm được BT 4.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc BT 4 và nghe yêu cầu, hướng dẫn của GV để hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại tri thức về kiểu bài.
Nhiệm vụ 5:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu của BT 5: Theo bạn, sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ đâu?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV đọc câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt một số đáp án.
BT 1. Bảng tóm tắt các nội dung chính của các văn bản (đính kèm ngay dưới hoạt động).
BT 2. Bảng đặc điẻm nhân vật sử thi biểu hiện qua nhân vật Đăm Săn và nhân vật Ô-đi-xê (đính kèm ngay dưới hoạt động).
BT 3. - Tác dụng của việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất trong Gặp Ka-ríp và Xi-la: Với ngôi thứ nhất, người kể chuyện – nhân vật chính có cơ hội tự bộc lộ tính cách, tâm trạng, cách giao thiệp của mình; gia tăng độ tin cậy bởi người kể là người trong cuộc, tự kể trải nghiệm của mình,
- Tác dụng của việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ ba trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây: câu chuyện không bị chủ quan bởi lời kể của các nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện, giúp người đọc nhìn nhận được rõ ràng tính cách của các nhân vật và sự kiện; thể hiện được thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật.
BT 4.
BT 5. Sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ nhiều yếu tố: con người, lãnh địa cư trú, truyền thống văn hóa vật thể và phi vật thể, các quan niệm, luật tục, khát vọng phát triển, chủ nghĩa nhân văn, tất cả kết tinh ở người anh hùng. Đó không phải là một cá nhân anh hùng mà là hiện thân của cộng đồng, sống mãi trong kí ức của cộng đồng.
BT 1. Bảng tóm tắt các nội dung chính của các văn bản
TT
Văn bản
Nội dung chính
1
Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)
Hơ Nhị, vợ của Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ. Qua các hiệp đấu, Mtao Mxây thể hiện là một kẻ nhát gan, chỉ biết phòng thủ. Đăm Săn với sự giúp đỡ của thần linh đã giành chiến thắng oanh liệt. Tất cả tôi tớ, buôn làng của Mtao Mxây đã đều đi theo Đăm Săn.
2
Gặp Ka-ríp và Xi-la (trích sử thi Ô-đi-xê)
Hành trình trở về quê hương và giao chiến với những quái vật biển là Ka-ríp và Xi-la của Ô-đi-xê cùng những người bạn đồng hành là các thủy thủ.
3
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (trích sử thi Đăm Săn)
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời. Chàng trải qua các thử thách và đến được nhà nữ thần Mặt Trời để cầu hôn nhưng bị nữ thần từ chối. Nữ thần Mặt Trời khuyên chàng đợi một lúc rồi mới về nhưng chàng không nghe mà ra về luôn. Dưới sức nóng của mặt trời, đất biến thành bùn lầy khiến cho ngựa của Đăm Săn không thể nào đi được nữa.
BT 2. Bảng đặc điểm nhân vật sử thi biểu hiện qua nhân vật Đăm Săn và nhân vật Ô-đi-xê
Đặc điểm
nhân vật sử thi
Biểu hiện qua
nhân vật Đăm Săn
Biểu hiện qua nhân vật Ô-đi-xê
a. Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường.
Ví dụ: Sức mạnh và tài múa khiên vượt trội.
Ví dụ: Trí tuệ sáng suốt, khả năng thuyết phục, động viên đồng đội của người chỉ hủy.
b. Có đủ ý chí và sức mạnh vượt qua mọi thách thức, hiểm nguy.
Ví dụ: Vượt qua các thử thách; đấu khẩu, đấu võ với Mtao Mxây; khó khăn trong việc triệt hạ Mtao Mxây.
Ví dụ:
- Dặn dò các bạn chỉ để mình bản thân Ô-đi-xê nghe những lời hát mê hoặc của cá yêu nữ hung ác.
- Mặc áo giáp, nắm trong tay hai ngọn lao dài để chuẩn bị chiến đấu 
c. Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng.
Ví dụ: kì tích chiến thắng Mtao Mxây, uy danh “vang đến thần núi”.
Ví dụ: Nổi tiếng với mưu “con ngựa gỗ”, được các nàng Xi-ren gọi: “Hoix Ô-đi-xê nức tiếng gần xa, quang vinh vô tận của người A-cai”.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi) đã học.
b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.
c. Sản phẩm học tập: Những kiến thức HS đã học được trong Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi) và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 2.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt: Trong Bài 2. Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi), chúng ta đã học, đọc về các văn bản sử thi cũng như văn bản có cùng chủ đề; học về cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú; Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội; Nói và nghe – Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
* Hướng dẫn về nhà:
- GV dặn dò HS:
+ Soạn bài: Hương Sơn phong cảnh (Chu Mạnh Trinh).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_chan_troi_sang_tao_tuan_1_bai_12_tao.docx