Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Chủ đề: Văn tự sự và tác phẩm tự sự dân gian - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Chủ đề: Văn tự sự và tác phẩm tự sự dân gian - Năm học 2021-2022

1. Kiến thức:

 - Nhận biết:

+ Nắm được hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển, đặc trưng cơ bản, giá trị của truyện dân gian Việt Nam

+ Nắm được những kiến thức về sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự, cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

- Thông hiểu: Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các văn bản.

- Vận dụng: Rèn kĩ năng đọc hiểu truyện dân gian theo đặc trưng thể loại, kĩ năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn tự sự; kĩ năng tóm tắt, tạo lập văn bản tự sự

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu một văn bản tự sự có trong chương trình.

- Nhận diện những chi tiết tiêu biểu trong một số văn bản.

- Tóm tắt các văn bản tự sự có trong chương trình.

- Viết đoạn văn tự sự kể về một sự việc cho trước hoặc tự mình xác định.

- Viết một bài văn tự sự.

3. Thái độ

- Biết cảm thông với số phận những con người bất hạnh, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động.

- Có ý thức xây dựng chuẩn bị các bước và tạo lập một bài văn tự sự

4. Phát triển năng lực

Giúp HS hình thành năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản

- Năng lực đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản.

- Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp.

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận

 

docx 33 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Chủ đề: Văn tự sự và tác phẩm tự sự dân gian - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Ngày soạn: 3/9/2021
Ngày dạy: 24, 30/9; 1, 7, 8/10
CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ VÀ TÁC PHẨM TỰ SỰ DÂN GIAN
Thời gian dạy học: 08 tiết
Số bài: 06 
* Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
- Kĩ năng xác định sự việc, chi tiết tiêu biểu và tóm tắt văn bản tự sự
- Kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm tự sự dân gian theo đặc trưng thể loại
* Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
 - Gồm các văn bản:
+ Chiến thắng Mtao Mxây
+ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
+ Tấm Cám
+ Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
+ Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính)
+ Kiểm tra 1 tiết
* Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
 - Nhận biết: 
+ Nắm được hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển, đặc trưng cơ bản, giá trị của truyện dân gian Việt Nam
+ Nắm được những kiến thức về sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự, cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
- Thông hiểu: Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các văn bản.
- Vận dụng: Rèn kĩ năng đọc hiểu truyện dân gian theo đặc trưng thể loại, kĩ năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn tự sự; kĩ năng tóm tắt, tạo lập văn bản tự sự 
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu một văn bản tự sự có trong chương trình.
- Nhận diện những chi tiết tiêu biểu trong một số văn bản.
- Tóm tắt các văn bản tự sự có trong chương trình.
- Viết đoạn văn tự sự kể về một sự việc cho trước hoặc tự mình xác định.
- Viết một bài văn tự sự.
3. Thái độ
- Biết cảm thông với số phận những con người bất hạnh, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động.
- Có ý thức xây dựng chuẩn bị các bước và tạo lập một bài văn tự sự
4. Phát triển năng lực	
Giúp HS hình thành năng lực:
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản
Năng lực đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản.
Năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp.
Năng lực tạo lập văn bản nghị luận
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy và học
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
- Nêu thông tin về văn bản.
- Hiểu được đặc điểm thể loại truyện
- Đọc (kể) truyện dân gian. Đọc (kể) sáng tạo truyện dân gian.
- Liệt kê các nhân vật trong truyện.
- Chia nhân vật theo từng tuyến và lí giải thái độ của nhân dân với các tuyến nhân vật đó.
- Khái quát giá trị, nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian.Trình bày những quan điểm riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản .
- Liệt kê được các chi tiết nghệ thuật quan trọng liên quan đến từng nhân vật.
- Lý giải thái độ, quan điểm, thẩm mỹ, ước mơ, khát vọng của nhân dân trong truyện dân gian.
- Thấy được mối liên hệ giữa thế giới thực và thế giới nghệ thuật được khắc họa trong truyện kể. Tự đọc và khám phá giá trị của một văn bản mới cùng thể loại.
- Phân biệt được các loại truyện dân gian: truyền thuyết – cổ tích – truyện ngụ ngôn.\
- Phân tích bối cảnh (không gian, thời gian) sinh thành, biến đổi, diễn xướng của truyện dân gian.
- Phân biệt tự sự dân gian và tự sự trong văn học viết.
- Khái quát ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết.
- Kết nối văn hóa dân gian, văn học dân gian với thực tiễn hiện nay để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh.
- Nêu được các khái niệm về văn tự sự?
- Chỉ ra được sự việc và chi tiết tiêu biểu trong một đoạn văn, hay một bài văn tự sự
- Viết được một đoạn văn, một bài văn tự sự có sự việc và chi tiết tiêu biểu.
- Nêu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
- Phân biệt tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính với tóm tắt văn bản tự sự theo cốt truyện.
- Tóm tắt được văn bản tự sự theo nhân vật chính 
Bước 5: Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ yêu cầu
Bài: Chiến thắng Mtao Mxây
MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO
- Khái quát đặc điểm nổi bật của một thể loại sử thi?
- Chỉ ra các dấu hiệu của thể loại sử thi trong tác phẩm và nêu tác dụng của chúng.
- Đánh giá, cảm nhận về thể loại.
 - So sánh đặc trưng của sử thi với các thể loại tự sự khác?
- Giới thiệu thêm các dị bản của sử thi Đam Săn?
- Nêu các điểm khác biệt giữa các dị bản?
- Thể hiện quan điểm của cá nhân về các dị bản trong truyện?
- Kể lại các diễn biến chính của đoạn trích, tìm tình tiết?
- Phân tích và nêu ý nghĩa của các chi tiết, tình tiết trong vai tò thúc đẩy cốt truyện phát triển?
- Đánh giá chi tiết, tình tiết? Sáng tạo thêm các chi tiết cho câu chuyện?
- Xác định nhân vật chính? Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật? 
- Đánh giá, cảm nhận của bản thân về chi tiết, nhân vật truyện; so sánh trong hệ thống các tác phẩm cùng thể loại và khác thể loại?
- Liên hệ với bản thân và thực tế cuộc sống?
Bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO
- Truyện thuộc thể loại truyện dân gian nào? Truyền thuyết là gì? 
- Nhân vật chính trong truyện ADV là những nhân vật nào? 
- Truyện ADV có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- Công lao của ADV gắn liền với các sự việc nào? Nhân vật Mị châu gắn liền với các chi tiết nào trong truyện?
- Tóm tắt truyện ADV ?
- Nêu chủ đề của truyện ADV và MC-TT ?
- Thái độ của nhân dân đối với các nhân vật như thế nào?
- ADV đã có công với đất nước như thế nào? Thái độ của nhân dân khi kể về công lao của ADV?
- Vì sao ADV lại để nước mất nhà tan? 
- Hành động rút gươm chém đầu con gái thể hiện phẩm chất gì ở vị vua này? 
- Vì sao nhân dân không để cho ADV chết mà rẽ nước xuống biển cùng rùa vàng?
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh Ngọc trai – giếng nước ?
- Ý nghĩa của truyện ADV và MC – TT ? Bài học rút ra?
- - Ý nghĩa của truyện ADV là gì?
- Bài học về giữ nước được thể hiện như thế nào trong truyện ADV và MC – TT ? 
- Nhập vai từng nhân vật kể lại truyện ADV và MC –TT.
- Cốt lõi lịch sử truyện cổ tích ADV là gì? 
- Từ Bài học về giữ nước, về việc xác định mối quan hệ giữa cái chu ng và cái riêng em hãy phát biểu về trách nhiệm của giới trẻ hôm nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
- Nét văn hóa, phong tục, lịch sử của người Việt được thể hiện như thế nào trong truyện ADV ?
- Hãy tưởng tượng cuộc gặp gỡ giữa Trọng Thủy và Mị Châu ở dưới Long Cung và kể lại truyện đó.
Bài: Tấm Cám
MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO
- Truyện thuộc thể loại truyện dân gian nào?
- Chỉ ra những dấu hiệu của thể loại cổ tích thần kì trong Tấm Cám? Các yếu tố thần kì đó xuất hiện khi nào? Có ý nghĩa gì?
- Các yếu tố thần kì có cần thiết không? Có bỏ đi được không? Lí giải?
- Tóm tắt truyện Tấm Cám
- Giới thiệu thêm các dị bản của truyện Tấm Cám.
- Nêu các điểm tương đồng và khác biệt giữa các dị bản?
- Đóng vai một nhân vật kể lại câu chuyện.
- Thể hiện quan điểm của cá nhân về các dị bản trong truyện?
- Nhân vật trong truyện được chia thành mấy tuyến?
- Truyện có thể được chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- Thái độ của nhân dân đối với các nhân vật chính diện phản diện như thế nào?
- Đánh giá cách xây dựng môtip các tuyến nhân vật trong truyện dân gian.
- Nhân vật Tấm, Cám, mụ gì ghẻ xuất hiện gắn liền với những chi tiết, sự kiện nào? 
- Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám bắt đầu từ đâu? Mâu thuẫn ấy phát triển như thế nào?
- Anh/chị lí giải như thế nào về cách giải quyết mâu thuẫn/xung đột giữa Tấm và Cám?
- Truyện cổ tích VN tập trung phản ánh những xung đột chính nào? Cách giả quyết xung đột của tác giả dân gian?
- Thân phận Tấm được miêu tả như thế nào? Liệt kê các chi tiết, sự kiện gắn liền với nhân vật Tấm?
- Sự hóa thân của nhân vật Tấm có ý nghĩa gì? 
- Vì sao mỗi lần Tấm khóc Bụt lại hiện lên giúp?
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh chiếc yếm đỏ, miếng trầu.
- Quan niệm ở hiền gặp lành được bộc lộ như thế nào trong câu chuyện?
- Tấm đã đấu tranh như thế nào để giành hạnh phúc cho chính mình?
- Nét đẹp văn hóa, phong tục của người Việt được bộc lộ như thế nào trong truyện?
- Ý nghĩa của truyện, bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
- Ước mơ của nhân dân lao động thể hiện như thế nào trong truyện?
- Đọc truyện Tấm Cám, anh/chị nghĩ gì về câu trả lời của mark với con gái: “Hạnh phúc là đấu tranh”?
Bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự; Tóm tắt văn bản tự sự
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
-Tự sự là gì? Sự việc là gì? Thế nào là sự việc tiêu biểu? chi tiết là gì? Thế nào là chi tiết tiêu biểu?
- Em hiểu vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn tự sự như thế nào? 
- Em hãy chỉ ra các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một số tác phẩm văn tự sự vừa học: An Dương Vương và Mị Châu trọng Thủy, Tấm Cám, Uy lit xơ trở về?
- Cho biết ý nghĩa của các sự việc tiêu biểu, chi tiết tiêu biểu đoạn trích, tác phẩm tự sự đã học? 
- Em hãy lựa chọn các sự việc chi tiết tiêu biểu 
- Viết được bài văn, đoạn văn tự sự có sự việc và chi tiết tiêu biểu 
- Trình bày trước lớp đoạn văn, bài văn mình đã viết.
- Hãy cho biết mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản theo nhân vật chính?
-Hiểu được cách thức tóm tắt văn bản theo nhân vật chính 
- So sánh được sự giống và khác nhau giữa tóm tắt văn bản theo nhân vật chính với tóm tắt văn bản tự theo cốt truyện.
- Em hãy tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy theo các nhân vật chính. 
-Trình bày văn bản trước tập thể lớp 
- Em hãy nêu yêu cầu của lập dàn ý ?
- Yêu cầu của mỗi phần mở bài, thân bài, kết bài trong dàn ý như thế nào? 
- Miêu tả là gì? Biểu cảm là gì ? 
- Cho biết vai trò tác dụng của miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự? 
- Định nghĩa thể loại đó?
- Chỉ ra yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự sau? 
Giải thích vai trò và tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm đó ? 
- Lập dàn ý cho một đề văn cụ thể ? 
- Viết một đoạn văn trong phần thân bài trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm 
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
- Xác định các văn bản được dùng dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại và vấn đề trọng tâm cần đọc – hiểu ở mỗi văn bản:
+ Tìm hiểu chung về thể loại tự sự dân gian: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích
+ Bài “Chiến thắng Mtao Mxây”: tập trung tìm hiểu hình tượng Đam Săn và các thủ pháp nghệ thuật trong sử thi
+ Bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”: tập trung nhân vật An Dương Vương và những bài học lịch sử
+ Bài “Tấm Cám”: tập trung tìm hiểu nhân vật Tấm, cuộc đấu tranh thiện – ác, triết lí sống “Ở hiền gặp lành”
+ Cách xác định sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự; tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
TIẾT  ... 
- Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm
Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ học tập khác
- Để viết một bài văn tự sự, cần lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu.
- Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và làm nổi bật chủ đề câu chuyện.
- Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự.
- Xác định đề tài, chủ đề.
- Dự kiến cốt truyện.
- Triển khai các ý bằng các chi tiết.
II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
1. Văn bản truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy:
+ Trong câu chuyện, tác giả dân gian kể về:
- Công việc xây thành, chế nỏ bản vệ đất nước của ADV.
-> Đó là những sự việc, chi tiết tiêu biểu. Nếu thiếu những chi tiết, sự việc ấy câu chuyện sẽ kém hấp dẫn và ý nghĩa.
+ Chi tiết: Mị Châu và Trọng Thủy chia tay nhau:
- Câu nói của Trọng Thủy: Dự báo trước cho cuộc chiến tranh
- Câu đáp của Mị Châu: Đưa tới kết cục bi thảm cho hai cha con.
=>Các sự việc nói trên nối tiếp nhau bằng quan hệ móc xích, nhân quả. Như vậy, sự việc Trọng Thủy chia tay Mị Châu và đặc biệt chi tiết Mị Châu rắc lông ngỗng có vai trò quan trọng, tiêu biểu không thể bỏ qua vì chi tiết này làm nền cho các sự việc, chi tiết nối tiếp nhau.
2. Câu chuyện về người con trai lão Hạc trở về làng:
- Sự việc 1: Anh con trai tìm gặp ông giáo và được ông kể cho nghe về cuộc đời của lão Hạc.
- Sự việc 2: Anh con trai cùng ông giáo đi viếng mộ lão Hạc.
- Sự việc 3: Anh con trai gởi lại những kỉ vật cho ông giáo và ra đi.
- Sự việc 2: Anh tìm gặp lại ông giáo, được nghe kể về cha mình, rồi theo ông đi viếng mộ cha.
- Các chi tiết:
+ Sự đổi thay của gia cảnh nhà ông giáo. Ông giáo già đi nhiều nhng tinh thần đổi mới, lạc quan khác trước.
+ Ông hỏi thăm những chuyện anh đã trải qua, xúc động kể lại cái chết của Lão Hạc. Sau đó, ông dẫn anh đi viếng mộ cha.
+ Khung cảnh con đường đến, quang cảnh nghĩa địa u buồn.
+ Anh thắp hương, cúi gục bên mộ cha, đau đớn, nghẹn ngào bộc lộ tình cảm với người cha đã khuất, nói với cha những dự định tương lai.
+ Ông Giáo đứng bên cũng ngấn lệ.
+ Anh nói với cha về những ngày tháng qua của mình
 + Hứa sống sao cho xứng đáng với tấm lòng cao cả của cha
3. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự.
- Xác định đề tài, chủ đề.
- Dự kiến cốt truyện.
- Triển khai các ý bằng các chi tiết.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Giúp học sinh biết cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu cho bài văn tự sự.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
GV: Chia học sinh thành 4 nhóm.
Nhóm 1 - 2: Làm bài tập số 1.
Nhóm 3 - 4: Làm bài tập số 2.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
1. Câu chuyện hòn đá xấu xí:
- Chi tiết “hòn đá xấu xí được phát hiện và chở đi nơi khác” rất quan trọng, không bỏ đi được.
⭢ ý nghĩa câu chuyện:
+ ở trên đời này, có những sự vật, sự việc tửởng chừng nhưng đáng bỏ đi nhưng lại vô cùng quan trọng.
+ Sự sống âm thầm và khụng sợ hiểu nhầm của hòn đá là một lẽ sống tốt.
 Bài học:
 Cần lựa chọn những sự việc, chi tiết tiêu biểu là những sự việc, chi tiết làm nên ý nghĩa của cốt truyện.
2.  Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về:
- Cốt truyện: Cuộc đoàn viên kì lạ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau 20 năm xa cách - một thử thách trí tuệ.
- Sự việc tiêu biểu: Pê-nê-lốp thử thách chồng bằng cách ngầm hỏi về bí mật của chiếc giường cưới.
- Chi tiết:
+ Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường chứa bí mật ra khỏi phòng.
+ Uy-lít-xơ giật mình, chột dạ, hỏi lại, nói rõ đặc điểm bí mật của chiếc giờng.
+ Hai ngời nhận ra nhau trong niềm hạnh phúc tột cùng.
⭢ Đó là thành công trong nghệ thuật kể chuyện của Hô-me-rơ. Vì chúng góp phần khắc họa đậm nét trí tuệ, phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật.
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Hãy chỉ ra những sự việc tiêu trong truyện cổ tích Tấm Cám. Chọn một sự việc và nêu chi tiết ?
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
Gợi ý:
Sự việc 1: Tấm là hiện thân của số phận bất hạnh
Sự việc 2: Tấm đấu tranh giành hạnh phúc
Sự việc “Tấm là hiện thân của số phận bất hạnh”có những chi tiết sau:
- Tấm mồ côi cha, mẹ
- Tấm phải làm nhiều việc vất vả
- Tấm bị đối xử tàn nhẫn, mẹ con Cám tìm mọi cách tiêu diệt
=> Những chi tiết này làm cho nhân vật Tấm khổ càng khổ hơn.
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
Dặn dò:
Hoàn thành các bài tập trong phần Vận dụng
Chuẩn bị bài “Tóm tắt văn bản tự sự”
TIẾT 14. TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
-  Nhận biết: Nhận biết thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
- Trình bày được tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính 
- Thông hiểu: Hiểu các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự
- Vận dụng thấp: Nhận diện được các sự việc, chi tiết trong một bài văn tự sự cụ thể.
- Vận dụng cao:Tóm tắt được văn bản tự sự theo nhân vật chính
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng:
+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,
+ Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản, 
+ Năng lực sáng tạo, Năng lực tạo lập văn bản,
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phương tiện, thiết bị: 
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 10, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, bài soạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HSvận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
+ Yêu cầu: liệt kê các nhân vật trong các văn bản Chiến thắng Mtao Mxây (Nhóm 1), 
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy (Nhóm 2), Tấm Cám (Nhóm 3), 
Lời tiễn dặn (Nhóm 4)
+ Cách thức: thảo luận nhóm, 3 phút, 4 nhóm thi đua.
+ Kết quả: nhóm nào đúng và chính xác, nhóm đó chiến thắng.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm, mục đích tóm tắt văn tự sự (10 phút)
a) Mục đích: HS nhận biết thế nào là tóm tắt sự việc, chi tiết trong văn tự sự. 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
 * GV Cho học sinh đọc (hoặc kể) một văn bản tự sự tùy ý và tóm tắt. Hãy cho biết việc tóm tắt văn bản nhằm mục đích gì ? 
* HS trả lời câu hỏi.
* GV khi tóm tắt văn vản cần phải có những yêu cầu nào ? 
GV tổ chức cho HS khảo sát ngữ liệu: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.
- GV hỏi: Truyện có các nhân vật nào ? Các nhân vật chính ?
 HS trả lời, GV chuẩn xác.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thời gian 10 phút (Bài tập 2 – SGK 122)
+ Nhóm 1 – Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương; 
+ Nhóm 2 – Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật Mị Châu; 
+ Nhóm 3 – Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật Trọng Thủy.
Gợi ý: Lai lịch của nhân vật.
 Các hành động, lời nói, việc làm trong mối quan hệ với những sự việc chính và diễn biến cốt truyện.
 Quan hệ giữa nhân vật với các nhân vật khác trong truyện.
 Trình bày tóm tắt bằng lời văn.
+ Nhóm 4: Dự đoán về cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính ?
 HS thảo luận, các nhóm 1, 2, 3 cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 GV lần lượt chuẩn xác, đưa ra các phần tham khảo. 
- GV yêu cầu nhóm 4 trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 * GV: Muốn tóm tắt chuyện theo nhân vật chính ta phải thực hiện những việc làm cụ thể nào ? 
I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự 
1. Mục đích : 
- Nhằm hiểu ý nghĩa và đánh giá văn bản.
- Để ghi chép tài liệu nhằm kể lại hoặc minh họa ý kiến nào đó 
2. Yêu cầu : 
- Tóm tắt được nội dung cơ bản của văn bản hoặc nhân vật chính.
- Đáp ứng được yêu cầu cơ bản của văn bản tự sự. 
II. Cách tóm tắt tác phẩm tự sự theo nhân vật chính : 
1. Ngữ liệu: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Các nhân vật chính của truyện: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy.
- Tóm tắt truyện: 
+ Dựa theo nhân vật An Dương Vương.
+ Dựa theo nhân vật Mị Châu.
+ Dựa theo nhân vật Trọng Thủy.
2. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính
- Đọc kĩ tác phẩm, xác định các nhân vật chính.
- Xác định các sự kiện theo nhân vật chính.
+ Nguồn gốc lai lịch nhân vật
+ Phẩm chất tài năng
+ Hành động, lời nói, suy nghĩ trong các sự kiện chính.
+ Mối quan hệ với các nhân vật khác.
- Viết văn bản.
- Kiểm tra, sửa chữa.
Lưu ý: Khi tóm tắt ta có thể trích dẫn nguyên văn câu nói quan trọng của nhân vật hoặc lời kể của tác giả để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (10 Phút)
a) Mục đích: Giúp học sinh biết cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
GV: Chia học sinh thành 4 nhóm.
Nhóm 1 - 2: Tóm tắt tác phẩm ADV và MC TT dựa theo nhân vật ADV.
Nhóm 3 - 4: Tóm tắt tác phẩm ADV và MC TT dựa theo nhân vật MC
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Bài tập: Cho học sinh đọc 2 văn bản 1, 2 SGK
* Hướng dẫn học sinh tóm tắt.
- Xác định phần tóm tắt văn bản chuyện “Người con gái Nam Xương”.
- Mục đích tóm tắt ở văn bản 1 và 2 có gì khác nhau ? 
- Cách tóm tắt ở văn bản 1 và 2 khác nhau như thế nào ? 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt. 
1. Xác định phần tóm tắt : 
- Tóm tắt phần 1 của cốt truyện từ lúc  đi đánh giặc trở về (với một vài lời khái quát)
Văn bản 1 :
 + Mục đích làm rõ cốt truyện
 + Dựa theo các sự kiện cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến sự việc đó.
Văn bản 2 : 
 + Ghi chép tài liệu nhằm minh họa một ý kiến.
 + Dựa theo diễn biến của cốt truyện có dẫn nguyên văn câu nói của đứa bé.
2. Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy :
- Dựa theo nhân vật An Dương Vương
- Dựa theo nhân vật Mỵ Châu 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5 Phút)
a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
1. Sưu tầm các văn bản tóm tắt văn bản tự sự đã học.
2. Viết đoạn tóm tắt văn bản Tấm Cám theo nhân vật chính.
4. Hướng dẫn học tập
- Học bài, hoàn thành nhiệm vụ phần Vận dụng.
- Chuẩn bị “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_chu_de_van_tu_su_va_tac_pham_tu_su_da.docx