Giáo án Ngữ văn lớp 10 – Chương trình chuẩn - Học kì II

Giáo án Ngữ văn lớp 10 – Chương trình chuẩn - Học kì II

Tiết 55:

CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Nắm được các hình thức kết cấu của VBTM

- Xây dựng được kết cấu cho VB phù hợp với đối tượng

II. Phương tiện thực hiện:

SGK, SGV, GA, TLTK

III. Cách thức tiến hành:

Phát vấn, đàm thoại, hoạt động nhóm

IV. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc 139 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 7780Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 – Chương trình chuẩn - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THPT MÔN NGỮ VĂN
LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Học kỳ I : 19 tuần = 54 tiết) Học kỳ II : 18 tuần = 51 tiết)
HỌC KỲ II
Tuần
Tiết
Tên bài
20	
55
56
Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
Lập dàn ý bài văn thuyết minh.
21
57-58	
59
Phú sông Bạch Đằng.
Đại cáo bình Ngô (Phần I: Tác giả).	
22	
60-61
62
Đại cáo bình Ngô (Phần II: Tác phẩm).
Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh.
23	
63-64	
65	
Tựa ‘‘Trích diễm thi tập’’. §äc thªm : HiÒn tµi lµ nguyªn khÝ quèc gia.
Bài viết số 5.
24
66	
67-68	
Khái quát lịch sử tiếng Việt.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.	
Đọc thêm : Thái sư trần Thủ Độ.
25	
69
70-71	
Phương pháp thuyết minh.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.	
26	
72	
73
74	
Luyện tập viết đoạn thuyết minh.
Trả bài viết số 5. Ra đề bài viết số 6 (Làm bài ở nhà).
Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt.	
27	
75-76	
77
Hồi trống Cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa).
Đọc thêm : Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích Tam quốc diễn nghĩa).
Tóm tắt văn bản thuyết minh.
28	
78-79	
80
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm).
Lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
29
81
82-83	
Truyện Kiều (Phần I : Tác giả).
Trao duyên (Trích Truyện Kiều).
30
84
85
86
Nỗi thương mình.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Lập luận trong văn nghị luận.
31
87-88
89
Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều).
Đọc thêm: Thề nguyền (Trích Truyện Kiều).
Trả bài viết số 6	
32	
90
91
92
Văn bản văn học.
Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối.
Nội dung và hình thức của văn bản văn học.
33	
93
94-95	
Các thao tác nghị luận.
Tổng kết phần văn học.
34	
96
97-98
Ôn tập phần tiếng Việt.
Ôn tập làm văn.
35
99
100,101
Luyện tập viết đoạn nghị luận.
Bài viết số 7 (Kiểm tra học kỳ II).
36	
102,103
Viết quảng cáo
37
104
105
Trả bài viết số 7
Hướng dẫn ôn tập trong hè.
Trường THPT DL Quang Trung	 Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh
Ngày soạn: .......................... 
Lớp
10A2
10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn
H.s kiểm tra miệng
Tiết 55: 
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
Nắm được các hình thức kết cấu của VBTM
Xây dựng được kết cấu cho VB phù hợp với đối tượng
Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, GA, TLTK
Cách thức tiến hành:
Phát vấn, đàm thoại, hoạt động nhóm
Tiến trình tổ chức dạy học:
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung dạy học
?VBTM là gì? Mđ của VBTM?
?Có mấy loại VBTM?
? Kết cấu của VB là gì?
-Gọi 1 hs đọc NL trong SGK
-Chia lớp thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: ? MĐ, các ý chính, trình tự sắp xếp các ý của VB “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”?
Nhóm 1 cử người đại diện trả lời trong 15’.
+ Nhóm 2: ? MĐ, các ý chính, trình tự sắp xếp các ý của VB “Bưởi Phúc Trạch”?
Nhóm 2 cử người đại diện trả lời trong 15’.
? Từ kết quả thảo luận trên, hãy khái quát về các hình thức kết cấu của VBTM?
- Gọi 1 HS đọc Ghi nhớ.
? Nếu cần tm về bài “Tỏ lòng” của PNL thì anh chị định chọn kết cấu nào?
? Nếu phải tm về 1di tích, thắng cảnh của đnc thì anh chị sẽ giới thiệu những nội dung nào? Sắp xếp chúng ra sao?
-VBTM là VB nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị... của 1 sv, ht, 1 vđ thuộc tn, xh, cng.
- Có nhiều loại VBTM
+ Loại chủ yếu trình bày, giới thiệu (về 1 tp, 1 dt lịch sử, 1 pp)
+ Loại thiên về mô tả sv, ht với những h.a sinh động, giàu tính hình tg
* Kết cấu của VBTM:
- Kết cấu VB là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của VB thành 1 đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh và có ý nghĩa.
- Phân tích ngữ liệu:
a. Kết cấu của VB “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”
- Mục đích: gth với người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghía của lễ hội thổi cơm thi với đời sống tinh thần của ng lđ vùng đb Bắc Bộ.
- Những ý chính:
+Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội
+ Diễn biến của lễ hội:
. Thi nấu cơm: làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, nấu cơm
. Chấm thi: tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm thi để đảm bảo công bằng, chính xác
+ Ý nghĩa của lễ hội
- Các ý chính được sắp xếp theo:
+ Trình tự logic: gth tg, đ.đ, db, y.n của lễ hội
+Trình tự tg: thủ tục bắt đầu → diễn biến → chấm thi
b. Kết cấu của VB “Bưởi Phúc Trạch”
- VB tm về 1 loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh – bưởi PTr. Qua VB, ng đọc cảm nhận đc hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn và sự bổ dg của bưởi PTr.
 - Các ý chính:
+ Hình dáng bên ngoài
+ Hương vị đặc sắc
+ Sự hấp dẫn và bổ dg
+ Danh tiếng
- Các ý đc sắp xếp theo:
+ Trình tự không gian: ngoài → trong.
+ Trình tự logic: các p.diện khác nhau của quả bưởi PTr (có q.hệ nhân quả giữa ý 1,2 và ý 3,4).
* Các hình thức kết cấu của VBTM:
- Trình tự thời gian: trình bày sv theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.
- Trình tự không gian: trình bày sv theo tổ chức vốn có của nó (trên/dưới, trong/ngoài, hoặc theo trình tự quan sát).
- Trình tự logic: trình bày sv theo các mối q.hệ khác nhau (nhân-quả, chung-riêng, liệt kê các mặt, các p.diện...).
- Trình tự hỗn hợp: trình bày sv theo nhiều trình tự khác nhau.
II. Luyện tập
Bài tập 1:
+ Giới thiệu chung về bài thơ: tác giả, thể loại, nội dung chính...
+ Tm về giá trị nội dung của bài thơ:
 . Hào khí, sức mạnh của q.đội nhà Trần
 . Chí làm trai theo t.thần Nho giáo
+ Tm về giá trị nghệ thuật của bài thơ:
 . Sự cô đọng đạt tới độ súc tích cao
 . Nhấn mạnh tính kì vĩ về tg, kg và cng.
→ Trình tự logic.
Bài tập 2:
+ Vị trí, quang cảnh, sự tích, sức hấp dẫn và giá trị để ng đọc can hình dung như m đã tới thăm di tích, thắng cảnh đó.
+ Có thể kết hợp cách tm theo trình tự kg, tg và logic 1 cách linh hoạt.
Củng cố: Các hình thứ kết cấu của VBTM
Dặn dò: HS hoàn thành bài tập
 Chuẩn bị bài “Lập dàn ý bài văn thuyết minh”.
Trường THPT DL Quang Trung	 Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh
Ngày soạn: .......................... 
Lớp
10A2
10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn
H.s kiểm tra miệng
Tiết 56:
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: Vận dụng những kiến thức đã học về văn TM và kĩ năng lập dàn ý để lập đc dàn ý cho 1 bài văn TM về đề tài gần gũi, quen thuộc.
Phương tiện thực hiện: 
SGK, SGV, GA, TLTK
Cách thức tiến hành: 
Thảo luận, hoạt động nhóm
Tiến trình tổ chức dạy học:
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu các hình thức kết cấu của VBTM? Nếu phải tm về bài thơ “Cảnh ngày hè” của NT, anh chị sẽ chọn kc nào?
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung dạy học
? Hãy nhắc lại bố cục 3 phần của 1 bài văn và nhiệm vụ của mỗi phần?
? Bố cục 3 phần của 1 bài văn có phù hợp với 1 bài văn tm k? Vì sao?
? So sánh sự giống nhau va khác nhau của mở bài và kết bài của văn tự sự và văn tm?
? Các trình tự sắp xếp ý cho phần thân bài sau đây có phù hợp với yêu cầu của 1 bài văn tm hay k?
-Gọi 1 HS đọc đề bài trong SGK.
? Tminh về ai?
? Yêu cầu với phần mở bài?
? Để ng đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm, nên cho thêm từ gì vào mở bài?
? Cần bố trí các ý đã tìm đc theo hệ thống nào để có thể gth đc rành mạch và trôi chảy?
Dàn ý bài văn thuyết minh
Bố cục của 1 bài văn: 3 phần
-Mở bài: Giới thiệu vấn đề
-Thân bài: Triển khai vấn đề
-Kết bài: Kết thúc vấn đề
2. Bố cục 3 phần có phù hợp với 1 bài văn TM vì bài văn TM cũng cần phải giới thiệu về đt, trình bày đặc điểm của đt và tổng kết về đt.
3. So sánh phần mở bài và kết bài của 1 bv tự sự và tm
- Mở bài:
+ Giống: Giới thiệu về đt
+ Khác: 
 . Tự sự: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật...)
 . Thuyết minh: Giới thiệu danh nhân, danh lam, thắng cảnh... nào đó
-Kết bài:
+ Giống: Kết thúc vđề, tóm lại về đt
+ Khác:
 . Tự sự: nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc về 1 chi tiết đặc sắc, ý nghĩa.
 . Tm: Trở lại đề tài tm và lưu lại những cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.
Trình tự sắp xếp ý cho phần thân bài:
-Trình tự thời gian: từ trước đến nay
-Trình tự không gian: gần → xa, trong → ngoài, trên → dưới...
-Trình tự nhận thức của cng: quen → lạ, dễ thấy → khó thấy...
-Trình tự chứng minh – phản bác hoặc ngược lại
► Đều phù hợp với thân bài của văn tm.
Lập dàn ý bài văn thuyết minh
Đề bài: Viết 1 bài văn tm để gth với ng đọc về 1 danh nhân văn hóa, 1 tg văn học hoặc 1 nhà khoa học mà anh chị yêu thích hoặc đã tìm hiểu kĩ.
Xác định đề tài: 
-1 danh nhân văn hóa: HCM, NT...
-1 tác giả văn học: NT, ND, HXH...
-1 nhà khoa học: Anh – xtanh...
2. Lập dàn ý:
 a. Mở bài:
- Nêu đc đề tài của bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, nhà khoa học nào...)
- Để ng đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm, nên cho từ “giới thiệu” vào phần mở bài.
- Thu hút sự chú ý của ng đọc đối với đề tài (thấy đc đó là 1 danh nhân, 1 tác giả, 1 nhà khoa học đáng tìm hiểu) NÊN : đưa ra lời đánh giá, khẳng định vai trò, vị trí của ng đó đối với văn hóa, văn học, khoa học...
 b. Thân bài:
-Tìm ý, chọn ý:
 + Cần cung cấp cho ng đọc những tri thức nào?
 + Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để gth danh nhân, tg hay nhà khoa học cần tm hay k?
-Sắp xếp ý:
 + Các ý trong phần thân bài phải đảm bảo đc tính chính xác, khoa học, khách quan và phù hợp với yêu cầu tm đã nêu ở đề bài.
 + Không bắt buộc phải sắp xếp các ý theo 1 trình tự duy nhất. Có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dù theo cách nào thì dàn ý ở phần thân bài cũng phải đạt đc các yc cụ thể sau:
 . Các ý phải phù hợp với yc tm, k đc lạc đề
 . Các ý đủ để làm rõ đc điều cần tm, k sơ sài, thiếu sót
 . Các ý đc sắp xếp theo 1 hệ thống thống nhất để k bị trùng lặp hay chồng chéo.
 c. Kết bài:
-Trở lại yêu cầu của bài tm (nhắc lại về ng đc tm, đánh giá tổng kết về ng đó).
-Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả (đưa ra 1 lời đánh giá mang tch kquan về giá trị, đóng góp của ng đó hoặc 1 lời đánh giá của sách báo, các cơ quan, đoàn thể...).
► GHI NHỚ (Sgk)
Luyện tập:
Giới thiệu 1 tác giả văn học
Giới thiệu 1 tấm gương học tốt
Giới thiệu 1 phong trào của trường, lớp
Giới thiệu quy trình sản xuất hoặc các bước của 1 quá trình học tập.
4.Củng cố: Cách lập dàn ý cho bài văn tm
5.Dặn dò: HS hoàn thành bài tập
 Soạn “Phú sông Bạch Đằng”.
Trường THPT DL Quang Trung	 Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh
Ngày soạn: .......................... 
Lớp
10A2
10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn
H.s kiểm tra miệng
 Tiết 57: 
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
 -Trương Hán Siêu-
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Qua những hoài niệm về quá khứ thấy đc niềm tự hào về truyền thống của dân tộc và tư tưởng nhân văn của tá giả với việc đề cao vai trò, vị trí của cng trong lịch sử.
- Nắm đc đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt: kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn; đồng thời thấy đc những đặc sắc nghệ thuật của “PSBĐ”.
II. Phương tiện thực hiện: 
SGK, SGV, GA, TLTK
III. Cách thức tiến hành:
Phát vấn, đàm thoại, gợi mở
VI. Tiến trình tổ chức dạy học:
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
N ... y dựng môi trường xanh, sạch, đẹp là gì? 
2. Vấn đề môi trường hiện nay ra sao? Mái trường của chúng ta đang trong tình trạng như thế nào?
3. Muốn có "một mái trường xanh, sạch, đẹp", cần thực hiện những giải pháp gì?
Đề 4. Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.
Hãy cho biết ý kiến của anh (chị). 
Gợi ý
- Đây là một đề nghị luận văn học nhưng đòi hỏi người viết có những hiểu biết nhất định về xã hội, đặc biệt là thời đại của nhà thơ Phạm Ngũ Lão, hiểu biết về nhà thơ, bài thơ và văn học thời trung đại.
- HS có thể tham khảo dàn ý sau:
* Mở bài: 
- Giới thiệu bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và sự hổ thẹn của tác giả thể hiện tập trung trong hai câu thơ cuối bài.
- Giới thiệu hai ý kiến trái ngược nhau về sự hổ thẹn của tác giả và định hướng ý kiến của bản thân.
* Thân bài:
- Giải thích ý kiến thứ nhất.
- Giải thích ý kiến thứ hai.
- Ý kiến của bản thân: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của ý kiến thứ nhất, đồng tình với ý kiến thứ hai (hoặc có những ý kiến khác nhưng phải lập luận một cách thuyết phục).
* Kết bài:
- Tổng hợp các luận điểm đã triển khai.
- Bài học về việc tiếp cận, đánh giá nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học.
Trường THPT DL Quang Trung	 Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh
Ngày soạn: .......................... 
Lớp
10A2
10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn
H.s kiểm tra miệng
TIẾT 102- 103 LÀM VĂN: 
VIẾT QUẢNG CÁO
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Nắm vững kiến thức về văn bản quảng cáo đã học ở bài trước, các hình thức quảng cáo, các tiêu chí cần có cho một quảng cáo, dạng lời và dạng kết hợp lời với hình ảnh của quảng cáo... Vận dụng những kiến thức đã học vào việc viết văn bản quảng cáo.
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản quảng cáo.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò và yêu cầu của văn bản quảng cáo
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò và yêu cầu của văn bản quảng cáo
Bài tập 1: Đọc các quảng cáo (SGK) và trả lời:
a) Các văn bản trên quảng cáo về điều gì?
b) Anh (chị) thường gặp các loại văn bản đó ở đâu?
c) Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại.
(HS làm việc cá nhân với SGK và trình bày).
Bài tập 1:
a) Các văn bản trên quảng cáo về:
- Sản phẩm máy vi tính: máy mới, giá rẻ, thủ tục đơn giản.
- Dịch vụ chữa bệnh.
b) Các loại văn bản này thường gặp ở khu thương mại, bệnh viện, các trung tâm văn hoá, kinh tế,...
c) Một số văn bản cùng loại:
- Quảng cáo sản phẩm thuốc Traphaco.
- Quảng cáo sản phẩm gạch Tuy-nen.
- Quảng cáo thành lập trường tư thục chất lượng cao Hà Thành v.v...
Bài tập 2:
a) Trao đổi nhóm theo các nội dung:
- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào?
- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.
b) Nhận xét quảng cáo (1) và (2) (SGK).
(GV chia nhóm và giao việc cho mỗi nhóm. HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày)
Bài tập 2:
a)
- Trình bày cần tính thẩm mĩ cao: nhiều màu sắc đẹp, bố cục hình ảnh gây cảm giác hấp dẫn, chữ viết trình bày đẹp, bằng nhiều kiểu chữ, cỡ chữ khác nhau. Các chữ mang nội dung thông tin chính phải được phóng to, tô đậm bằng những màu sắc ấn tượng nhất...
- + Về từ ngữ: có nhiều tính từ chỉ phẩm chất gây ấn tượng mạnh (như: máy mới, đúng hãng, lãi xuất thấp, thủ tục đơn giản....; giáo sư, bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, chính xác, nhanh chóng...
+ Về câu: thường dùng câu đặc biệt, không đủ thành phần.
b)
+ Văn bản (1) có mục đích quảng cáo cho sản phẩm nước giải khát X. (trên truyền hình).
Trọng tâm là: nước giải khát X.
Tính thông tin tuy có vẻ chưa rõ, nhưng đây là một cách quảng cáo theo phong cách “làm dáng”, cho nên người nghe vẫn hiểu được.
Những câu trên chỉ có tính chất khêu gợi, kích thích trí tò mò và tạo cảm giác. Quảng cáo trên cũng còn có chất hài làm cho người nghe, người xem cảm thấy vui vẻ, thoải mái.
+ Văn bản (2) cũng thuộc loại quảng cáo như trên, nhưng có phần “quá lời”. Tất nhiên, sự “quá lời” cho phép, vẫn có thể chấp nhận được.Hơn nữa, chính yếu tố “quá lời” (Hắc cô nương hay Bạch cô nương) đã mang chất hài làm người nghe, người xem cảm thấy vui vẻ và ấn tượng.
Tuy nhiên, cả hai văn bản trên đều không theo một chuẩn mực nào, khó có thể làm mẫu cho văn bản quảng cáo để dạy học trong nhà trường được.
+ Nêu một số yêu cầu của văn bản quảng cáo:
- Về nội dung thông tin: bằng cách này hay cách khác, nội dung thông tin phải rõ ràng để người nghe, người đọc có thể dễ dáng tiếp thu.
- Về tính hấp dẫn: phải có nghệ thuật trình bày, tác động lên thị giác hay thính giác người đọc, người nghe, người xem... cách trình bày vừa giản dị, vừa hóm hỉnh thông minh, gây được ấn tượng mạnh và cảm giác dễ chịu.
- Về tính thuyết phục: từ ngữ phải chừng mực, chính xác, chinh phục được niềm tin ở người nghe, người xem.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách viết văn bản quảng cáo.
Đề bài: Viết quảng cáo cho sản phẩm rau sạch.
Bài tập 1: Xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo.
Bài tập 2: Chọn hình thức quảng cáo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách viết văn bản quảng cáo.
Tham khảo:
Rau sạch Lan Hương- nguồn thực phẩm an toàn nhất!
Rau sạch Lan Hương sản xuất theo qui trình công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh và chất lượng thực phẩm cao nhất.
Rau sạch Lan Hương- niềm tin của mọi nhà.
 (Có hình ảnh minh hoạ)
Bài tập tổng hợp
Bài tập tổng hợp: 
 Từ các bài tập trên, hãy cho biết cách viết văn bản quảng cáo.
 (Xem phần Ghi nhớ - SGK)
Hoạt động 3: Luyện tập 
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: Phân tích tính súc tích, hấp dẫn và tác dụng kích thích tâm lí người mua hàng của các văn bản quảng cáo (SGK).
(GV chia nhóm và giao việc cho mỗi nhóm. HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày)
Bài tập 2: Viết quảng cáo theo nhóm.
Bài tập 1:
a) Văn bản quảng cáo xe ô-tô:
- Tính súc tích: Quảng cáo chỉ gồm khoảng hơn 30 chữ mà vẫn đảm đảo thông tin và sức thuyết phục.
- Tính hấp dẫn: Quảng cáo dùng nhiều từ ngữ sang trọng, lôi cuốn, đúng với tâm lí người tiêu dùng loại sản phẩm này (sang trọng, tinh tế, mạnh mẽ, quyến rũ). Các từ này được lặp lại hai lần để gây ấn tượng.
- Tác dụng kích thích tâm lí người mua: khách hàng được động viên bởi những từ ngữ đầy tính kích động như sang trọng, mạnh mẽ, đầy quyến rũ...
b) Văn bản quảng cáo sữa tắm:
- Văn bản cũng súc tích vì chỉ trong mấy dòng nagứn mà đã thực hiện rất thành công chức năng thông tin và lôi cuốn khách hàng.
- Quảng cáo trên hấp dẫn và kích thích được tâm lí người mua hàng vì đã tạo ra được một cảm giác khoan khoái như được tận hưởng mùi thơm quyến rũ của sản phẩm sữa tắm mới.
c) Văn bản quảng cáo máy ảnh:
Quảng cáo này hết sức súc tích, nhưng lại rất độc đáo bởi chính sự ngắn gọn ấy đã tạo ra cảm giác dễ dàng khi sử dụng máy ảnh tự động. Cảm giác ấy kích thích tâm lí khách du lịch, phần lớn là những người không có kĩ thuật máy ảnh.
Bài tập 2: 
HS tự chọn một trong các nội dung quảng cáo trong SGK, tiến hành thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
 Chú ý, trước khi thảo luận nhóm, mỗi HS cần làm việc cá nhân để có thể đưa ra ý kiến riêng của mình.
Trường THPT DL Quang Trung	 Giáo Viên: Nguyễn Thị Trinh
Ngày soạn: .......................... 
Lớp
10A2
10A4
Ngày giảng
Học sinh vắng
Học sinh vào muộn
H.s kiểm tra miệng
TIẾT 104- 105 LÀM VĂN: 
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7
HƯỚNG DẪN HỌC TRONG HÈ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Đánh giá toàn diện về kiến thức, kĩ năng viết bài nghị luận. Đánh giá đúng những ưu điểm và nhược điểm của bài viết về các phương diện: nhận thức đề, lập dàn ý, cách diễn đạt, hình thức trình bày,...
- Nhận ra và sửa chữa các lỗi trong bài viết. 
B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Phân tích đề và xây dựng đề cương
Bài tập 1: Nêu và phân tích những yêu cầu chính của đề văn đã làm.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Bài tập 2: Trên cơ sở bài viết và tự đánh giá, điều chỉnh, hãy xây dựng đề cương (đáp án) cho bài văn.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá bài viết
Nhiệm vụ 1: HS tự nhận xét, đánh giá về bài viết của bản thân. GV nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
Nhiệm vụ 2: HS bổ sung và chữa lỗi cho bài viết của mình.
(GV trả bài. HS xem lại bài, trao đổi bài cho nhau và thảo luận. GV định hướng cho HS thảo luận những lỗi cụ thể). 
Nhiệm vụ 3: Đề xuất phương án, kế hoạch học tập, rèn luyện trong thời gian trước mắt.
(GV Gợi ý để HS xây dựng kế hoạch cá nhân. HS phác hoạ kế hoạch cá nhân vào giấy).
Hoạt động 3: Hướng dẫn học trong hè
Hoạt động 1: Phân tích đề và xây dựng đề cương
Bài tập 1: (Đề do HS tự chọn trong hoặc ngoài SGK). HS tự phân tích nội dung, kiểu bài và phạm vi tư liệu.VD đề 1: Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại. 
- Nội dung vấn đề: vai trò của sách đối với đời sống nhân loại.
- Kiểu bài: nghị luận xã hội.
- Phạm vi tài liệu: không giới hạn.
Bài tập 2: Đề cương:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về vai trò của sách đối với đời sống nhân loại.
+ Thân bài: Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận để giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Các ý nhỏ gồm:
- Giải thích: Sách là gì? Sách có từ khi nào? Sách dùng để làm gì? Vì sao sách có vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại?
- Phân tích chứng minh vai trò của sách trong đời sống nhân loại.
- Bình luận: Phê phán những biểu hiện không đúng đối với sách; muốn sử dụng sách có hiệu quả cần thế nào?
+ Kết bài:
Khẳng định vai trò to lớn của sách trong đời sống nhân loại trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá bài viết
1. Trên cơ sở đối chiếu bài viết với đáp án, HS đưa ra được nhận xét về các mặt:
- Về nội dung: đầy đủ các ý cơ bản hay chưa? Có chính xác không?
- Về hình thức: đúng kiểu bài nghị luận xã hội chưa?
- Về kĩ năng: lập ý, diễn ý, bố cục, trình bày, chữ viết có chỗ nào sai sót không?
+ GV nhận xét, đánh giá trên cơ sở chấm, chữa bài của HS:
- Nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm (nội dung kiến thức và kĩ năng làm bài).
- Nhận xét chi tiết (chỉ ra những ưu điểm cụ thể, những lỗi cụ thể trong những bài cụ thể).
2. Bổ sung và chữa lỗi của bài viết
- Về nội dung: thiếu ý; ý chưa chính xác;...
- Về hình thức: bố cục không hợp lí; trình bày chưa khoa học; diễn đạt còn còn rườm rà hoặc tối nghĩa; lỗi chính tả; lỗi ngữ pháp;... 
3. Kế hoạch có thể lập kế hoạch trên một số phương diện sau:
+ Về bổ sung kiến thức: Cần nắm vững những phần kiến thức nào? (từ bài cụ thể mà liên hệ tới những phần khác.)
+ Về rèn luyện kĩ năng: dựa trên những lỗi thường mắc và cách sửa chữa.
+ Thời gian và phương thức thực hiện:
- Những phương thức cụ thể như: tăng luyện viết (nếu chữ xấu); đọc thêm sách (nếu kiến thức còn hạn hẹp); ôn lại bài giảng (nếu kiến thức cơ bản nắm chưa chắc); tổ chức thảo luận nhóm
Hoạt động 3: Hướng dẫn học trong hè

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 10hk2 ngon chi viec in.doc