Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Học kỳ I - Huỳnh Ngọc Toàn

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Học kỳ I - Huỳnh Ngọc Toàn

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ :bản chất, hai qu trình, cc nhn tố giao tiếp.

- Nng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ ở cả hai qu trình tạo lập v lĩnh hội văn bản, trong đĩ cĩ kĩ năng sử dụng v lĩnh hội cc phương tiện ngơn ngữ.

 - Rèn luyện kỹ năng tạo lập quan hệ giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả .

B.Phương php: Gợi dẫn, vấn đp, thảo luận, thuyết giảng.

C.Tiến trình dạy học:

I. Ổn định lớp:

II.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở soạn)

III.Bài mới:

 *Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng một phương tiện vô cùng quan trọng là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao ở bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào bởi giao tiếp luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

 

doc 123 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 880Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Học kỳ I - Huỳnh Ngọc Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 - 2 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 -Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:văn học dân gian và văn học viết 
 - Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết.
 - Hiểu được nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
 - Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
B.Phương pháp dạy học: 
Thuyết giảng, gợi dẫn, vấn đáp, thảo luận nhĩm 
C.Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
III.Bài mới:
 *Lời giới thiệu: Lịch sử văn học bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
-HS đọc mục I/SGK.tr5-6, trả lời câu hỏi.
-Văn học Việt Nam được cấu thành từ mấy bộ phận lớn ? Đĩ là những bộ phận nào?
 - Cĩ 2 bộ phận lớn:
 + Văn học dân gian.
 + Văn học viết.
- Văn học dân gian là gì? 
- Văn học dân gian cĩ những thể loại chủ yếu nào?
- Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian?
- Văn học viết là gì ( khái niệm về văn học viết )?
- Hình thức chủ yếu của văn học viết là gì?
- Văn học viết cĩ những thể loại chủ yếu nào? 
GV:Chữ Hán là văn tự của người Hán. Chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ quốc ngữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ thế kỉ (TK) XX trở lại đây, văn học Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.
 Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu quá trình phát triển của văn học viết.
-GV nhấn mạnh sự liên quan và khác biệt các mốc phân chia giai đoạn văn học và các mốc lịch sử Việt Nam. 
-Lịch sử văn học viết Việt Nam có thể phân chia thành mấy thời kì lớn? Đặc điểm nội dung và hình thức văn học mỗi thời kì? Nêu tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỗi thời kì.
-Trình bày quá trình du nhập chữ Hán vào Việt Nam.Vai trò của nó đối với văn học trung đại?
à Chữ Hán: du nhập vào Việt Nam từ đầu Công nguyên nhưng đến TK X, văn học viết mới thật sự hình thành. Đây là cầu nối để dân ta tiếp nhận các học thuyết Nho, Phật, Lão và sáng tạo các thể loại trên cơ sở ảnh hưởng các thể loại văn học Trung Quốc.
- GV cho HS liệt kê tác phẩm chữ Hán tiêu biểu:"Truyền kỳ mạn lục"-Nguyễn Dữ,"Việt điện u linh tập"- Lí Tế Xuyên,"Thượng kinh kí sự"- Hải Thượng Lãn Ông,"Hoàng Lê nhất thống chí"- Ngô gia văn phái,...
- Trình bày quá trình phát triển của chữ Nôm và văn thơ chữ Nôm của người Việt?
è Chữ Nôm ra đời thế kỷ XII, được sáng tác văn học từ thế kỷ XV với "Quốc âm thi tập" (Nguyễn Trãi) và "Hồng Đức quốc âm thi tập" (Lê Thánh Tông), phát triển đến đỉnh cao ở cuối TK XVIII - đầu TK XIX vớiNguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến,Đây là sự phát triển cao của tinh thần ý thức dân tộc.Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền sự trưởng thành và những nét truyền thống của văn học trung đại (lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực).
-Vì sao văn học Việt Nam tử thế kỉ XX đến nay được gọi là nền văn học hiện đại?
à Vì nó phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hoá. Mặt khác, những luồng tư tưởng tiến bộ làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cảm và cả cách nói của người Việt (chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây).
*HS thảo luận và phát biểu:
- Văn học thời kì này chia làm mấy giai đoạn nhỏ? Điểm nổi bật của các giai đoạn này? 
-Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong từng giai đoạn mà em đã được học ở THCS?
-Trình bày các đặc điểm của nền văn học hiện đại?
-Vai trò của Cách mạng tháng Tám đối với sự phát triển của văn học hiện đại; đại thắng mùa xuân 1975 và sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo đã có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của văn học Việt Nam đương đại?
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu con người Việt qua văn học.
- Văn học thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, trước hết là thể hiện quá trình tư tưởng, tình cảm nào? Dẫn chứng minh họa.
- Tại sao chủ nghĩa yêu nước lại trở thành một trong những nội dung quan trọng và nổi bật nhất của văn học viết Việt Nam ?
- Nêu những đặc điểm nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam ?
- Những biểu hiện nội dung của mối quan hệ con người – xã hội trong văn học là gì? Phân tích một vài dẫn chứng minh họa trong chương trình THCS.
- Ý thức về bản thân được thể hiện như thế nào trong văn học Việt Nam?
- Em hiểu như thế nào về tâm và thân?
- Thân và tâm thể hiện như thế nào trong văn học?
- Xu hướng chung của văn học Việt Nam là gì khi xây dựng mẫu người lí tưởng?
 Học sinh thảo luận, trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung.
*GV : -Thân và tâm hồn luơn song song tồn tại nhưng khơng đồng nhất.
 - Thể xác và tâm hồn.
 - Bản năng và văn hĩa.
 - Tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha.
 - Ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.
=> Dù giai đoạn nào, xu hướng chung của văn học Việt Nam là xây dựng một đạo lí làm người với nhân phẩm tốt đẹp như nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chính nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ của tơn giáo, đề cao quyền sống con người cá nhân nhưng khơng chấp nhận nhủ nghĩa cá nhân.
Hoạt động 4:GV hướng dẫn HS củng cố lại kiến thức bài học bằng cách lập sơ đồ hệ thống hĩa.
 - HS trình bày sơ đồ hệ thống hĩa trên bảngà Lớp và GV nhận xét, giáo viên kết luận.
- Chỉ định học sinh đọc ghi nhớ sgk/13. 
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: 
1. Văn học dân gian: 
 a)Khái niệm: Là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động, thể hiện tình cảm chung của nhân dân.
 b)Các thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ , câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. 
 c)Đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
 2. Văn học viết:
 a. Khái niệm: Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả.
 b.Chữ viết : 
 Hình thức văn tự : chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ; một số ít bằng chữ Pháp. 
 c.Hệ thống thể loại: Phát triển theo từng thời kì :
*Văn học từ TK X đến hết TK XIX gồm văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi), thơ (thơ cổ phong, Đường luật), văn biền ngẫu (phú, cáo, văn tế). Ở văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ (thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.
*Văn học từ đầu TK XX trở lại đây: ranh giới rõ ràng:
 -Tự sự : truyện ngắn, tiểu thuyết, kí (bút kí, nhật kí, tuỳ bút, phóng sự). 
 -Trữ tình: thơ, trường ca.
 - Kịch: kịch nói, kịch thơ, 
 II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam: 
1. Văn học trung đại (từ TK X đến hết TK XIX): nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
 - Văn học viết chuyển biến, phát triển gắn liền với quá trình dựng – giữ nước của dân tộc Việt.
 - Có hệ thống thi pháp văn học trung đại riêng
 - Văn học viết chữ Hán giữ vị trí chính thống
 - Văn học viết chữ Nôm ngày càng phát triển phong phú.
 - Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật, Đạo và văn học Trung Hoa.
 2. Văn học hiện đại ( văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỷ XX ):
 a) Các giai đoạn : 4 giai đoạn:
 -Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930
 -Từ 1930 đến 1945
 -Từ 1945 đến 1975
 -Từ 1975 đến hết thế kỷ XX. 
b) Đặc điểm:
 - Về tác giả: đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.
 - Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kỹ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn, quan hệ giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.
 - Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói,  dần thay thế hệ thống thể loại cũ. 
 - Về thi pháp: hệ thống thi pháp mới dần thay thế hệ thống thi pháp cũ. 
III.Con người Việt Nam qua văn học: 
 1.Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
 -Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên ( thần thoại, truyền thuyết ).
 -Thiên nhiên là người bạn thân (hình ảnh núi, sông, đồng lúa, dòng suối). 
 -Thiên nhiên gắn liền với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ của nhà nho (tùng, cúc, trúc, mai )
 -Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc:
 -Sớm có ý thức xây dựng quốc gia dân tộc của mình. 
 -Nhiều lần đấu tranh và chiến thắng nhiều thế lực xâm lược hung bạo để bảo vệ nền độc lập tự chủ.
 à Có dòng văn học yêu nước nổi bật và xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam ( tình yêu làng xóm quê hương, căm ghét mọi thế lực xâm lược, ý thức sâu sắc về quốc gia , dân tộc , truyền thống văn học lâu đời, tinh thần xả thân vì đất nước  ).
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:
 -Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền; cảm thông với những người bị áp bức đau khổ. 
 -Mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
 -Nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội
 -Chủ nghĩa nhân đạo - cảm hứng xã hội tiền đề hình thành chủ nghĩa hiện thực. 
 -Phản ánh công cuộc xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới sau 1954,1975. 
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
 Xem SGK/ 12
 -Văn học Việt Nam ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định đạo lý làm người trong sự kết hợp hài hòa giữa ý thức cá thân và cộng đồng (thân và tâm, phần bản năng và văn hoá) :
 +Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt:thường đề cao ý thức cộng đồng, nhân vật trung tâm thường nổi bật ý thức trách nhiệm xã hội, hy sinh cái tôi cá nhân (văn học chống Pháp, chống Mỹ v ...  vì nghèo đói mà mang bỏ con trong rừng sâu. Tiếng vượn hú không phải rùng rợn mà “não nề “ cả gan ruột. Tiếng trẻ “than khóc” bị bỏ rơi không phải vì cha mẹ độc ác, mà cực chẳng đã, không nuôi nổi. Nỗi buồn ấy gửi vào gió mùa thu tái tê. Nỗi buồn ấy đã nâng bổng giá trị thơ Basô tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo.
 5.Bài 5 : Vẻ đẹp về khát vọng trong tâm hồn nhà thơ. Mưa giăng (ướt mất), một chú khỉ con thầm ước (khát vọng) có 1 chiếc áo tơi để che mưa. Tác giả mượn mưa để nói về 1 hiện thực nào đó trong cuộc đời (đói khổ, rét mướt chẳng hạn). Chú khỉ mong hay nhân vật trư õtình mong mỏi làm thế nào để khỏi đói, khỏi rét, khỏi khổ. Vẻ đẹp tâm hồn ấy lấp lánh giá trị nhân đạo thiết thực.
 6.Bài 6 : Chúng ta bắt gặp cánh “hoa đào lả tả” và sóng nước hồ Biwa. Hoa đào, hồ Biwa và tiếng ve ngân không chỉ lan tỏa trong không gian mà còn thấm sâu vào đá. Câu thơ đằm thắm trong cảm nhận sâu sắc, thắm trong cái tình của con người với thiên nhiên, tạo vật.
 7.Bài 7 :Bản chất của Basô rất thích đi lãng du. Ông bệnh nhưng vẫn có khát vọng sống để đi tiếp cuộc du hành. Khát vọng sống không phải để hưởng thụ mà thực hiện sở thích của mình, du hành trên đất nước. Lạc quan biết bao .
 -Quý ngữ ( từ chỉ mùa )
 +Hoa đào lả tả ( cuối xuân )
 +Tiếng ve ngân ( mùa hè )
 -Cảm thức thẩm mĩ về sự vắng lặng, đơn sơ, u hoài :
 Lả tả, gợn sóng, vắng lặng, lãng du, phiêu bạt, hoang vu.
 -Nhớ đặc điểm thơ Hai-kư 
 -Cách cảm nhận mỗi bài thơ 
 8.Bài 8: Cả cuộc đời Ba-sô lang thang đây đó, nên lúc sắp phải từ biệt thế giới này, ông vẫn mơ thấy những cuộc lãng du trên những cánh đồng hoang vu. Ông vẫn yêu, vẫn lưu luyến cuộc sốngvô cùng. Cảm giác của cái vắng lặng, u huyền tràn ngập trong thơ. 
 III. Tổng kết:
 *Ghi nhớ-SGK.
III.Hướng dẫn về nhà:
 1.Bài vừa học: Học thộc lòng 8 bài thơ, nắm nội dung chính của từng bài.
 2.Bài sắp học: ôn tập Ngữ văn để chuẩn bị làm bài thi HKI- bài viết số 4.
 ------*****-----
 Tuần 19
ƠN TẬP VĂN HỌC
 A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : 
- Nắm được những khái niệm cơ bản về nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bộ phận văn học đã học, từ đĩ biết nhận xét, phân tích và đánh giá được những tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong văn học .
- Biết vận dụng kiến thức văn học vào đọc – hiểu tác phẩm .
- Phân tích, đánh giá, nhận xét các tác phẩm văn học một cách cĩ lí luận .
B.Phương pháp thực hiện: Gợi mở – nêu vấn đề, phát vấn, thảo luận nhĩm kết hợp hình thức thực hành.
C.Tiến trình dạy học :
I. Ổn định lớp .
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Bài Ơn tập Văn học hơm nay sẽ gĩp phần giúp các em nắm được những khái niệm cơ bản về nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bộ phận văn học đã học, từ đĩ biết nhận xét, phân tích và đánh giá được những tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong văn học . Đồng thời biết vận dụng kiến thức văn học vào đọc – hiểu tác phẩm và phân tích, đánh giá, nhận xét các tác phẩm văn học một cách cĩ lí luận .
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
*HĐ1: Hướng dẫn HS bao quát tồn bộ phần văn học ở Ngữ văn 10 cơ bản, tập 1.
*HĐ2: Hướng dẫn HS ơn một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam.
- GV cho HS ơn lại những tác phẩm văn học Việt Nam đã học ở THCS và trong học kì 1 lớp 10
-H: Hãy nhắc lại một số nét truyền thống của văn học Việt Nam ?
- HS chọn 1 số tác phẩm để phân tích nhằm chứng minh cho 1 số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam
 *HĐ3: Hướng dẫn HS ơn kiến thức lí luận văn học .
GV kiểm tra HS về việc nắm vững khái niệm văn bản văn học và yêu cầu của các bước đọc – hiểu văn bản văn học .
*HĐ4: Hướng dẫn HS ơn tập văn học dân gian Việt Nam .
-H: Nêu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam ?
HS trả lời, GV hướng dẫn HS liên hệ những đặc trưng ấy với phương pháp đọc – hiểu, phân tích tác phẩm văn học dân gian.
- GV gợi ý HS so sánh văn học dân gian với văn học viết nhằm khắc sâu những tính chất riêng của văn học dân gian .
-H: Xác định khái niệm thể loại các tác phẩm văn học dân gian ?
GV phân tích một tác phẩm nào đấy tiêu biểu về mặt thể loại để minh họa cụ thể .
- Gv hướng dẫn HS lập bảng ghi nhớ các thể loại, đề tài – chủ đề, nhân vật và ý nghĩa .
- GV gợi dẫn để HS nhận xét đặc điểm của các nhân vật chính, quan niệm của dân gian về cơng lí xã hội trong Tấm Cám, Chử Đồng Tử.
-H: Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao, tục ngữ đã học ?
HS tự thống kê, trình bày; Gv nhận xét, bổ sung.
*HĐ5: Hướng dẫn HS ơn tập văn học viết trung đại Việt Nam .
GV định hướng để HS lập bảng cơ cấu và hệ thống hĩa các tri thức đã học.
-H: Các đặc điểm cơ bản của thời kì văn học này ?
HS phát biểu, GV nhận xét.
-H: Nêu những đặc trưng riêng của thơ trữ tình trung đại ?
HS thảo luận cặp, trả lời.GV nhận xét.
GV liên hệ thơ trữ tình trung đại Việt Nam với thơ Đường Trung Quốc và thơ hai – cư Nhật Bản.
I.Khái quát tồn bộ phần văn học ở Ngữ văn 10 Cơ bản, tập 1 :
 Ngồi bài Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, phần Văn học của Ngữ văn 10 Cơ bản, tập 1 gồm các nội dung:
- Văn học Việt Nam ( văn học dân gian và văn học viết thời trung đại)
- Sử thi Hy Lạp, Ấn Độ, thơ Đường Trung Quốc, thơ hai-cư Nhật Bản.
- Các nội dung được sắp xen kẽ với nhau theo nguyên tắc: những hiện tượng văn học gần gũi được xếp liền nhau:
+ Tiếp theo sử thi Đăm Săn là Ơ-đi-xê (Hy Lạp), Ra-ma-ya-na (Ấn Độ).
+ Tiếp theo thơ trung đại Việt Nam là các bài: Tại lầu Hồng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Cảm xúc mùa thu, 
II. Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam :
- Lịng yêu nước, niềm tự hào dân tộc
- Lịng yêu nước gắn với tình nhân ái
- Gắn bĩ tha thiết với thiên nhiên
- Luơn yêu đời, vui sống, tin vào lẽ tất thắng của cái thiện, chính nghĩa.
- Tình cảm thẩm mĩ: nghiêng về cái đẹp xinh xắn, giản dị.
III.Văn học dân gian Việt Nam :
 1. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: Tính truyền miệng, tính tập thể, tính dị bản, tính thực hành diễn xướng/ tính biểu diễn
 2. Định nghĩa thể loại: truyền thuyết, sử thi dân gian, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện thơ, các thể loại sân khấu dân gian.
Minh họa cụ thể bằng ví dụ: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
 - Xác định: sự thật lịch sử (cốt lõi của truyền thuyết)
 - Phần hư cấu, tưởng tượng, lí tưởng hĩa các nhân vật, sự kiện lịch sử, lí giải và tơ đậm lịch sử theo ý muốn của nhân dân.
 3. Nhận xét đặc điểm của các nhân vật chính, quan niệm của dân gian về cơng lí xã hội trong Tấm cám, Chử Đồng Tử :
 - Những nhân vật bất hạnh (con chồng, mồ cơi, bất hạnh)
- Lí tưởng hĩa về phẩm chất và số phận (tuy bất hạnh nhưng được đổi đời, hưởng hạnh phúc, nhờ phép lạ, yếu tố thần kì.
- Quan niệm: cơng lí, cơng bằng XH, thiện thắng ác.
 IV.Văn học viết thời trung đại :
 1. Các giai đoạn văn học của bộ phận văn học trung đại Việt Nam:
 a.Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIV
 b.Từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII
 c.Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
 d.Nửa cuối thế kỉ XIX
 ( Xem lại bài Khái quát văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX – tiết 46 – 47 ).
 2. Những đặc điểm lớn:
 - Quan hệ với vận mệnh đất nước, số phận con người
 - Quan hệ với văn học dân gian
 - Quan hệ với văn học nước ngồi
 - Quan hệ với chính nền văn học viết 
 ( Lấy ví dụ chứng minh )
 3.Đặc trưng thơ trữ tình trung đại :
 - Thơ nĩi chí
 - Sử dụng phổ biến các hình thức ước lệ, tượng trưng, điển tích, điển cố
 - Tính hàm súc cao, lời ít, ý nhiều
 - Tập trung vào việc chọn chữ, luyện chữ (nhãn tự)
Phụ lục (1) :
STT
Tên tác phẩm
Đơn vị phân tích
Thể loại
Đề tài – chủ đề
Nhân vật
Ý nghĩa
1
Đăm Săn
Đoạn trích
Sử thi
-Đề tài: chiến tranh
- Chủ đề: ca ngợi người anh hùng bộ lạc
2
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Tác phẩm
Truyền thuyết
- Đề tài: dựng nước và giữ nước
-Chủ đề: bi kịch nước mất, nhà tan
Nhân vật lịch sử
Thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân
Phụ lục (2) :
Nhĩm tác phẩm
TT
Hình ảnh
Sự vật, hiện tượng so sánh
Ca dao yêu thương tình nghĩa
1
2
3
4
5-6
Cành hồng
Sơng, dải yếm
Gương, cơi trầu, cau tươi, trầu vàng
Khăn, mắt, đèn
Cây đa, bến nước, con đị
Cây
Sơng, cầu, yếm
Gương soi, cơi đựng trầu, trầu cau
Khăn, mắt, đèn
Cây, bến sơng, thuyền
Ca dao than thân
1
2
5
Tấm lụa đào, chợ
Giếng
Con cị
Lụa, chợ
Giếng
Con cị
Ca dao hài hước, châm biếm
4
Anh hùng
Rơm, lửa
Tục ngữ về đạo đức, lối sống
1
2
3
4
5
6
10
Hàm nhai, miệng trễ
Cá cả, câu dài
Kiến
Máu đào, nước lã
Quán, nhà, lều, tịa ngĩi cao
Tát bể Đơng
Ngựa, tàu ngựa
Hàm, miệng
Cá, cần câu
Kiến
Máu, nước
Quán, nhà, lều
Biển
Ngựa
Phụ lục (3):
Giai đoạn
Thành phần
Tác phẩm, tác giả
X – hết XIV
Hán
Nơm
- Thiên đơ chiếu – Lí Cơng Uẩn
- Dụ chư tì tướng hịch văn – Trần Quốc Tuấn
- Việt điện u linh tập – Lí Tế Xuyên
- Lĩnh Nam chích quái lục - Trần Thế Pháp
- Đại Việt sử kí – Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên
- Đại Việt sử lược, Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tam tổ thực lục - Khuyết danh
- Ng. Thuyên, Ng. Sĩ Cố, Trần Nhân Tơng, Chu Văn An.
XV – hết XVII
Hán
Nơm
- Đại cáo bình Ngơ – Nguyễn Trãi
- Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu đại bảo thứ ba – Thân Nhân Trung
- Thánh Tơng di thảo – Lê Thánh Tơng 
- Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ
- Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi
- Hồng Đức quốc âm thi tập - Lê Thánh Tơng
- Bạch Vân quốc ngữ thi – Ng. Bỉnh Khiêm
- Tứ thời khúc vịnh – Hồng Sĩ Khải
- Thiên Nam minh giám, Thiên Nam ngữ lục – Khuyết danh
XVIII – nửa đầu XIX
Nơm đạt nhiều thành tựu
- Hoa Tiên – Ng. Huy Tự
- Đoạn trường tân thanh _ Ng. Du
- Sơ kính tân trang – Phạm Thái
- Cung ốn ngâm – Ng. Gia Thiều
- Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Cơn, Đồn Thị Điểm
- Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan
- Hồng Lê nhất thống chí – Ngơ gia văn phái
- Nam triều cơng nghiệp diễn chí – Nguyễn Khoa Chiêm
Nửa cuối thế kỉ XIX
Hán + Nơm
Quốc ngữ
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Ng. Đình Chiểu
- Thơ bút chiến của Phan Văn Trị, Ng. Thơng, Ng. Quang Bích, Ng. Trường Tộ, Ng. Lộ Trạch
- Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, Ng. Trọng Quản
III. Hướng dẫn về nhà:
 1/ Bài vừa học: HS cần : 
 - Nắm được những khái niệm cơ bản về nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bộ phận văn học đã học, từ đĩ biết nhận xét, phân tích và đánh giá được những tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong văn học .
 - Biết vận dụng kiến thức văn học vào đọc – hiểu tác phẩm .
 - Đọc lại tồn bộ các bài khái quát
 - Lí giải vấn đề: Vì sao văn học trung đại cĩ tính quy phạm chặt chẽ
 2/ Bài sắp học: Ơn lại tồn bộ kiến thức cũ để chuẩn bị cho bài Kiểm tra học kì 1 .
 ....................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_hoc_ky_i_huynh_ngoc_toan.doc