I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp
2. Kĩ năng: nâng cao kĩ năng tạo lập, phân tích, lĩnh hội trong giao tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong hoạt động giao tiếp
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ)
+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.
+ Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên g/quyết các câu hỏi, bài tập, )
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
- Học sinh: sgk, soạn bài và đọc bài
III/ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- Tia chớp, đặt câu hỏi, quan sát tranh, chia nhóm
IV/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đã học, tạo hứng thú để kết nối với bài học.
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Quan sát tranh, sơ đồ, bảng biểu
Hình thức: cá nhân
Thời gian: 4 phút
2. Hoạt động hình thành nội dung kiến thức:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu trong SGK
Mục tiêu: Hs nắm được những kiến thức thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
PP/KTDH: giao việc về nhà, kỹ thuật tia chớp
Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu.
Thời gian: 20 phút
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng . Đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Ngày dạy: 28/8/2019 Ngày soạn: /9/2019 Tiết: 1-2: Văn học sử: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM I/ Mục tiêu bài học: Kiến thức: - Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (VHDG và VH viết) và quá trình phát triển của văn học viết VN (VHTĐ và VHHĐ) - Nắm vững hệ thống vấn đề về: + Thể loại của VHVN + Con người trong VHVN Kĩ năng: Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của nền VH dân tộc. Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê với VHVN Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà GVđề ra). + Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin. + Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên g/quyết các câu hỏi, bài tập, ) II/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo - Học sinh: sgk, soạn bài và đọc bài III/ Phương pháp, phương tiện: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành - Tia chớp, đặt câu hỏi, quan sát tranh, chia nhóm IV/Tổ chức các hoạt động học tập 1. Hoạt động khởi động Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đã học, tạo hứng thú để kết nối với bài học. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Quan sát tranh Hình thức: cá nhân Thời gian: 4 phút 2. Hoạt động hình thành nội dung kiến thức: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam Mục tiêu: Hs nắm được những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam gổm do hai bộ phận hợp thành là văn học dân gian và văn học viết PP/KTDH: giao việc về nhà, kỹ thuật tia chớp Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu. Thời gian: 20 phút Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức ? Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận lớn ? ? Hãy trình bày những nét lớn của văn học dân gian ? ( tóm tắt SGK ) H/S đọc sgk từ “văn học viết kịch thơ” ? Các thể loại của VHDG? ? Văn học viết là gì? Nêu sự khác nhau giữa VHDG và VH viết? ? Các thể loại của VH viết? I/ Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam? 1 . Văn học dân gian - Khái niệmVHDG: Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Những trí thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ theo đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói, tình cảm chung của nhân dân - Các thể loại của VHDG: + Truyện cổ DG bao gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. + Thơ ca DG bao gồm: tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ. + Sân khấu DG bao gồm : chèo, tuồng, cải lương - Đặc trưng của VHDG là tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng. 2. Văn học viết - Khái niệm: văn học viết là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân, văn học viết mang dấu ấn của tác giả. - Chữ viết: Hình thức văn tự của văn học viết được ghi lại bằng ba thứ chữ : Hán, Nôm, Quốc ngữ. Một số ít bằng chữ Pháp. + Chữ Hán là văn tự của người Hán. +Chữ Nôm dựa vào chữ hán mà đặt ra. +Chữ quốc ngữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ thế kỉ XX trở lại đây, văn học Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. - Hệ thống thể loại : Phát triển theo từng thời kì *Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX gồm: văn xuôi tự sự (truyện kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi). Thơ gồm thơ cổ phong, đường luật từ khúc. Văn biền ngẫu gồm phú, cáo, văn tế * Từ thế kỉ XX trở lại đây ranh giới rõ ràng. Tự sự có: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí ( bút kí, nhật kí, tuỳ bút, phóng sự ). Trữ tình có : Thơ, trường ca. Kịch có: kịch nói... Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu quá trình phát triển của văn học Việt Nam Mục tiêu: hiểu quá trình phát triển của văn học Việt Nam: gồm ba thời kì lớn (Từ TK X đến hết thế kỉ XIX, từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/1945, từ CMT8/1945 đến nay) PP/KTDH: Làm việc theo cặp, nhóm Phương tiện dạy học: SGK, giấy A4, A 0, máy chiếu, tài liệu tham khảo Thời gian: 20 phút Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức ? Nhìn tổng quát VHVN có mấy thời kì phát triển? H/S đọc từng phần +Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, nền văn học VN có đặc điểm gì đáng lưu ý? +Vì sao văn học từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX có sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc? – Yêu cầu H/S đọc sgk +Hãy chỉ ra những tác phẩm và những tác giả tiêu biểu của văn học trung đại? ? Tại sao lại gọi là nền văn học hiện đại? ? Văn học thời kì này được chia làm mấy giai đoạn và có đặc điểm ? Về thể loại VHVN từ đầu thế kỉ XX có những điểm gì đáng lưu ý? ? Đặc điểm của VH viết giai đoạn 1945- 1975 ? Từ 1975 đến nay về thể loại văn học có những điểm gì đáng lưu ý? ? Nhìn một cách khái quát ta rút ra những qui luật gì về VHVN? II/ Tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam 1. Thời kì văn học Trung đại ( từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) - VH viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. - Nguyên nhân ảnh hưởng của nền văn học Trung Quốc: các triều đại PKTQ lần lượt sang xâm lược nước ta. Đây cũng là lí do để quyết định văn học viết bằng chữ Hán. - Dẫn chứng: SGK - Những tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm: sgk * Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của văn học trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc đã phát triển cao. 2. Thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX cho đến nay ) - Gọi VHHĐ vì nó phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hoá. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ như luồng gió mới thổi vào VN làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm và cả cách nói của con người VN. Nó chịu ảnh hưởng của nền văn học phương Tây. -VH thời kì này được chia làm 4 gđ: * Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930: văn học việt nam đã bước vào quỹ đạo của văn học thế giới hiện đại, cụ thể tiếp xúc với nền văn học châu Âu. Đó là nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ: d/c-sgk *Từ 1930 đến1945: xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: TL, NT, XD, VTP Văn học thời kì này vừa kế thừa tinh hoa của văn học trung đại và văn học dân gian vừa tiếp nhận văn học thế giới để hiện đại hoá: có nhiều thể loại mới và ngày càng hoàn thiện *Từ 1945 đến 1975: sự kiện lịch sử vĩ đại đã mở ra nhiều triển vọng nhiều mặt cho văn học VN. Nhiều nhà thơ lớp trước đã đi theo cách mạng và khoác ba lô đến với kháng chiến cống hiến tài năng sức lực thậm chí cả xương máu cho CM, cho sự nghiệp VH cách mạng của dân tộc:d/c-sgk Trong cuộc c/đ chống Mĩ ĐCSVN đã lãnh đạo toàn diện và có đường lối đúng đắn chỉ đạo văn nghệ gắn liền với sự nghiệp lao động và cđ của nhân dân ta. Hai cuộc cđ chống P và M đã đem lại những phạm vi phản ánh mới, cảm hứng mới để văn học yêu nước và cách mạng đạt nhiều thành tựu nghệ thuật đáng tự hào. ( d/c-sgk) - Từ 1975 đến nay: các nhà văn phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng CNXH, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những vấn đề của thời đại mới mở cửa, hội nhập quốc tế. Hai mảng đề tài của văn học là lịch sử và cuộc sống, con người trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đề tài lịch sử viết về chiến tranh chống Pháp và Mĩ hào hùng với nhiều bài học - VHVN đạt được giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật với nhiều tác giả được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới như: NT, ND, HCM. Nhiều tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giói. VHVN với những khả năng và sự sáng tạo đã xây dựng được vị trí riêng trong văn học nhân loại. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu con người Việt Nam qua văn học Mục tiêu: Hiểu văn học Việt Nam là bức tranh phong phú, đa dạng phản ánh hiện thực cuộc sống trong những mối quan hệ với thế giới tự nhiên, với quốc gia dân tộc, trong mối quan hệ xã hội và ý thức về bản thân PP/KTDH: Làm việc theo cặp, nhóm Phương tiện dạy học: SGK, giấy A4, A 0, máy chiếu, tài liệu tham khảo Thời gian: 20 phút Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Yêu cầu HS đọc phần III (sgk) ? Mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào? ? Mối quan hệ giữa con người với quốc gia, dân tộc được thể hiện như thế nào? ? VHVN đã phản ánh mối quan hệ xã hội như thế nào? ? VHVN phản ánh ý thức bản thân như thế nào? ? Xu hướng chung của VHVN là gì khi xây dựng mẫu người lí tưởng? Gv chốt lại kiến thức cơ bản III. Con người Việt Nam qua văn học 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên + VHDG với tư duy huyền thoại đã kể lại quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục của ông cha ta với thế giới tự nhiên hoang dã, xây dựng cuộc sống tích luỹ hiểu biết phong phú về thiên nhiên (d/c cụ thể) + Với con người thiên nhiên còn là người bạn thân thiết: hình ảnh bãi mía, nương dâutất cả đều gắn bó với con người. Tình yêu thiên nhiên đã trở thành nội dung quan trọng của VHVN (d/c cụ thể) +Thiên nhiên mang những dáng vẻ riêng biệt của từng miền.Vào VH cũng thế nó góp phần làm nên tính đa dạng trong văn chương +Trong sáng tác văn học trung đại hình ảnh thiên nhiên thường gắn với lí tưởng đạo đức thẩm mĩ:d/c 2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc ( h/s đọc sgk) -Với quốc gia , dân tộc +Con người VN sớm có thức xây dựng quốc gia, dân tộc của mình. Đất nước lại trải qua nhiều thử thách chống kẻ thù xâm lược. Vì vậy, một nền văn học yêu nước có giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lịch sử VHVN. Đó là tình yêu quê hương xứ sở là niềm tự hào về truyền thống mọi mặt của dân tộc.Tình yêu tổ quốc thể hiện qua lòng căm thù giặc dám xả thân vì nghĩa lớn. Nhiều tác phẩm lớn kết tinh lòng yêu nước: HTS, BNĐCnhiều tác gia yêu nước lớn như: Nguyễn Trãi, NĐCđã xây dựng nên một hệ thống yêu nước hoàn chỉnh. Đặc biệt nền VHVN ở thế kỉ XX là nền văn học tiên phong chống đế quốc. Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu giá trị quan trọng của VHVN 3.Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội - Trong xã hội có giai cấp đối kháng,VHVN đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền bạo ngược và thể hiện sự cảm thông chia sẻ với người bị áp bức đau khổ. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX văn học đã miêu tả thực tế đen tối của giai cấp thống trị, quan tâm đến đời sống nhân dân, đòi quyền sống cho con người: d/c.Một nền văn học giàu sắc thái nhân văn và đậm đà màu sắc nhân đạo.Từ mối quan hệ xã hội, văn học đã hình thành CNHT nhất là từ 1930 trở lại đây. Ngày nay chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo đang xây dựng được những mẫu lí tưởng. Con người biết phát huy vẻ đẹp truyền thống và biết làm giàu cho quê hương đất nước,cho mình 4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: - Ở mỗi con người có hai phương diện: Thân và tâm luôn song song tồn tại nhưng không đồng nhất *Thể xác và tâm hồn *Bản năng và văn hoá *Tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị ... ụ gì trong đoạn văn? + HS: Trao đổi và trả lời. + GV: Định hướng + GV: Các câu còn lại ngoài câu chủ đề có nhiệm vụ gì? + HS: Trao đổi và trả lời + GV: Các câu trên có quan hệ với nhau như thế nào để phát triển chủ đề chung ? + HS: Trao đổi và trả lời + GV: Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn? + HS: Trao đổi và trả lời Nhóm 2 lên trình bày bài tập: -Sắp xếp các câu hỏi trong bài tập 2? -Đặt nhan đề? *Thao tác 3: Nhóm 3 lên trình bày bài tập: -Yêu cầu: Viết một số câu khác tiếp theo câu văn để tạo một văn bản có nội dung thống nhất? - Đặt nhan đề cho đoan văn vừa viết? (GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập vào vở sau khi đã hoàn chỉnh) Hướng dẫn Hs làm mẫu đơn từ. - Hs phải xác định vấn đề sau: - Người viết (Hs) gửi cho thầy cô giáo viên chủ nhiệm. - Mục đích: xin phép được nghỉ học. - Nội dung cơ bản: Họ tên, lớp, địa chỉ, lí do, thời gian nghỉ, hứa thực hiện khi đi học trở lại. - Quốc hiệu, tiêu đề, ngày tháng, kí tên người viết. II/ Luyện tập : 1.Bài tập 1/SGK37: Phân tích văn bản a. Tính thống nhất: Đoạn văn có một chủ đề thống nhất. Câu chủ đề ở đầu câu. - Câu chủ đề : Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể - Các câu còn lại: + Câu 1: Luận cứ 1 – Vai trò của môi trường với cơ thể + Câu 2: Luận cứ 2 - So sánh các lá mọc trong môi trường khác nhau: + Câu 3 và 4: Nêu dẫn chứng ● Đậu Hà Lan ● Lá cây mây ● Lá cơ thể biến thành gai ở xương rồng . ● Dày lên như cây lá bỏng. à Làm rõ đề tài. b. Sự phát triển chủ đề: - Câu chốt: Nêu chủ đề - Các câu còn lại: làm rõ cho câu chủ đề (2 luận cứ, 4 câu sau là luận cứ làm rõ luận cứ vào câu chủ đề). è Ý nghĩa chung của đoạn văn đã được triển khai rất rõ ràng. * Nhan đề: + Môi trường và cơ thể + Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường. 2. Bài tập 2/SGK38: - Sắp xếp (2cách): + (1), (3), (4), (5), (2) + (1), (3), (5), (2), (4) - Nhan đề: Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. 3.Bài tập 3/SGK38: - Câu chủ đề: “Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng”. - Các câu triển khai ý: + Rừng đầu nguồn bị chặt phá, khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra lụt, lở, hạn hán dài. + Các sông, suối nguồn nước ngày càng cạn kiệt và bị ô nhiễm do các chất thải của các khu công nghiệp nhà máy. + Các chất thải vứt bừa bãi. + Phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ sử dụng không theo quy hoạch. + Tất cả đều đến mức báo động về môi trường sống của lòai người. =>Nhan đề: Thực trạng về môi trường sống hiện nay. 4.Bài tập 4/SGK38: Đơn mẫu Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do – Hạnh phúc ------*0*------ ĐƠN XIN PHÉP Kính gửi: GVCN lớp Tôi tên là: .là phụ huynh em: . Nay tôi viết đơn này xin phép cho em được nghỉ học ngày Lí do: . Tôi hứa:. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Sơn, ngàythángnăm Người viết đơn. ( Kí tên) 3. Hoạt động luyện tập, vận dụng Mục tiêu: Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản đồng thời khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng giải quyết vấn đề đồng thời biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập và cuộc sống PP/KTDH: Hoạt động nhóm, máy chiếu Thời gian: 5 phút - Phân loại các văn bản sau theo phong cách ngôn ngữ phù hợp: thư cá nhân, Công văn, nhật kí cá nhân, tin tức thời sự, quyết định, xã luận, tùy bút.(Sinh hoạt: thư cá nhân, nhật kí cá nhân; Hành chính: công văn, quyết định; Báo chí: tin tức thời sự; Chính luận: xã luận; Nghệ thuật: tùy bút) -Hs nhắc lại lí thuyết :+ Thế nào là văn bản? Đặc điểm của VB? + Có mấy loại văn bản đã học? 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng Mục tiêu: Tìm tòi, bổ sung kiến thức thông qua những nội dung đã được tìm hiểu trong bài học Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Gv nêu vấn đề, làm việc cá nhân Thời gian: 3p - Khái quát lại bài học - Hướng dẫn cho HS làm bài tập làm tại lớp và ở nhà. - Phân tích và tạo lập các văn bản thường gặp. - Hướng dẫn soạn và tóm tắt : “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”: + Nêu định nghĩa và đặc điểm của thể loại truyền thuyết? + Đọc và xác định bố cục câu chuyện? + Tìm hiểu các nhân vật: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ? + Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với từng nhân vật là gì? -------------------------------- Ngày soạn: /09/2019 Ngà dạy: /09/2019 Tiết 8 - Đọc văn: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (T1) (Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: + Cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. + Nắm được đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt với sử thi thần thoại): xây dựng thành công nhân vật anh hung sử thi, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu, phép so sánh, phóng đại. 2.Về kĩ năng: + Đọc (kể) diễn cảm các tác phẩm sử thi. + Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại. 3. Về thái độ: + Tự nhận thức về mục đích chiến đấu cao cả của Đăm Săn và vị trí, sức cảm hoá của cá nhân đối với cộng đồng. + Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh phấn đấu vì hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng. 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà GVđề ra). + Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin. + Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên g/quyết các câu hỏi, bài tập, ) II/ CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo - Học sinh: sgk, soạn bài và đọc bài III/ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành - Tia chớp, đặt câu hỏi, quan sát tranh, chia nhóm IV/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hoạt động khởi động Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đã học, tạo hứng thú để kết nối với bài học. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Quan sát tranh Hình thức: cá nhân Thời gian: 4 phút - Trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. - Nêu tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian. 2. Hoạt động hình thành nội dung kiến thức: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung Mục tiêu: Hs nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, xuất xứ, bố cục của văn bản PP/KTDH: giao việc về nhà, kỹ thuật tia chớp Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu. Thời gian: 10 phút Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt + HS đọc phần tiểu dẫn. ? Phần tiểu dẫn giới thiệu những nội dung chính nào? ?Vậy đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” nằm ở chương nào, phần nào? ?Dựa vào SGK, vào sự chuẩn bị ở nhà, GV gọi HS tóm tắt thật ngắn gọn Sử thi Đăm Săn? . GV phân vai cho HS, hướng dẫn HS đọc đúng giọng điệu, kết hợp trong quá trình đọc HS chú ý các từ khó trong các chú thích dưới chân trang. - Phân bố cục của đoạn trích? - HS nêu đại ý đoạn trích? I/Tìm hiểu chung: 1.Thể loại và xuất xứ đoạn trích: a) Thể loại: Sử thi: + Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn: dài hàng nghìn, vạn câu. + Ngôn ngữ có vần, nhịp. + Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng. + Kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng thời cổ đại. - Có hai loại sử thi + Anh hùng (Đăm săn) + Thần thoại b) Xuất xứ đoạn trích: - Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm, kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Đăm Săn chiền thắng, cứu được vợ và thu phục được dân làng của tù trưởng Mtao Mxây. - Tóm tắt nội dung sử thi Đăm săn 2. Bố cục: - Các đoạn nhỏ: + Tả cảnh nhà Mtao Mxây: Đăm Săn thách đấu, nói khích để Mtao MXây ra khỏi nhà. + Tả trận đánh giữa hai người. + Đăm Săn dẫn tôi tớ của mình và của Mtao Mxây về bản mở tiệc lớn, đánh chiêng ăn mừng chiến thắng. + Hình ảnh oai hùng, dũng mãnh của người anh hùng Đăm Săn. 3. Đại ý: Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Cuối cùng, Đăm Săn đã chiến thắng, trở thành tù trưởng giàu có và hùng cường đồng thời thể hiện niềm tự hào của dân làng về người anh hùng Đămsăn. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản Mục tiêu: Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản sử thi PP/KTDH: Làm việc theo cặp, nhóm Phương tiện dạy học: SGK, giấy A4, A 0, máy chiếu, tài liệu tham khảo Thời gian: 20 phút ?Vì sao ĐS khiêu chiến với MM? Em nhận xét gì về con người này? ? Cuộc giao chiến giữa 2 tù trưởng được mô tả qua những chặng nào? ? Vào cuộc chiến, ta luôn thấy sự đối lập giữa Mtao Mxây và Đamsan. Vậy sự đối lập đó cụ thể ntn? ? Ở hiệp 1, vì sao Đsan không múa trước mà cứ khích để Mxây múa trước? ? Chi tiết miếng trầu Hơ nhị ném cho Mtao nhưng Đamsan giành được có ý nghĩa gì? ? Em có suy nghĩ gì về vai trò của thần linh trong cuộc chiến này? (chỉ là n/vật phù trợ, còn quyết định chiến thắng vẫn là Đamsan) ? Nhận xét về hình tượng Đamsan qua cuộc đọ sức? ? Cuộc chiến đấu của Đăm Săn với khẳng định giành lại hạnh phúc gia đình nhưng lại có ý nghĩa cộng đồng ở chỗ nào? II/ Đọc – hiểu văn bản: 1.Hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến đấu với Mtao Mxây: - Nguyên nhân: ĐS khiêu chiến vì MM cướp vợ của chàng. => Trọng danh dự cá nhân, cộng đồng; gắn bó với hạnh phúc gia đình; bộ tộc. - Cuộc chiến đấu: *Đamsan khiêu chiến và Mtao Mxây run sợ. *Vào cuộc chiến: Đamsan Mtao Mxây Hiệp 1 - Khích, thách Mxây múa trước - Bình tĩnh, thản nhiên Múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ (chủ quan, ngạo mạn) 2 - Đamsan múa trước: múa khiên vừa khoẻ, vừa đẹp (vượt đồi tranh, đồi lồ ô, chạy vun vút qua phía đông, phía tây...) - Nhai được miếng trầu của vợ -> mạnh hơn - Hoảng hốt trốn chạy bước cao bước thấp (yếu sức) - Chém trượt, chỉ trúng chão cột trâu - Cầu cứu Hơ nhị 3 - Đamsan múa, đuổi đánh, đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng -> cầu cứu thần linh - Chạy, vừa chạy vừa chống đỡ 4 - Được ông Trời mách kế - Đuổi theo - Giết chết kẻ thù - Vùng chạy cùng đường, xin tha mạng - Bị giết * Tiểu kết: Với lối mô tả song hành, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh; bút pháp phóng đại, Đsan hơn hẳn Mtao Mxây cả về tài năng, sức lực, phong độ, phẩm chất => Đsan chiến thắng được kẻ thù, làm nổi bật tầm vóc người anh hùng sử thi Đamsan. → Đòi lại vợ chỉ là cái cớ nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc dẫn đến chiến tranh mở rộng bờ cõi làm nổi uy danh của cộng đồng. → Thắng hay bại của người sẽ có ý nghĩa quyết định tất cả. 3. Hoạt động luyện tập, vận dụng Mục tiêu: Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản đồng thời khắc sâu kiến thức, rèn kĩ năng giải quyết vấn đề đồng thời biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập và cuộc sống PP/KTDH: Hoạt động nhóm, máy chiếu Thời gian: 5 phút - Diễn biến trận đánh? -Tài năng của 2 tù trưởng? 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng Mục tiêu: Tìm tòi, bổ sung kiến thức thông qua những nội dung đã được tìm hiểu trong bài học Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Gv nêu vấn đề, làm việc cá nhân Thời gian: 1p - Đọc lại tác phẩm - Tìm đọc thêm những tác phẩm sử thi khác. - Chuẩn bị bài mới: Chiến thắng Mtao- Mxây (Tiếp theo) Ngày tháng năm 2019 TỔ TRƯỞNG
Tài liệu đính kèm: