1. Về kiến thức
- Học sinh nhận biết được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật, ) trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng.
- Học sinh phân tích được các yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật, ) được thể hiện trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng
- Học sinh đánh giá được chủ đề, tư tưởng và thông điệp của văn bản truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng
2.1 Về năng lực chung
- Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, .
Trường:....................................................... Tổ:.............................................................. Họ và tên giáo viên: . TÊN BÀI DẠY: BÀI 1 – SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 10 Thời gian thực hiện: .. tiết A. TỔNG QUAN MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Học sinh nhận biết được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,) trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng. - Học sinh phân tích được các yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,) được thể hiện trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng - Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng - Học sinh đánh giá được chủ đề, tư tưởng và thông điệp của văn bản truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng Về năng lực chung - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,. Về năng lực đặc thù - Học sinh viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện. - Học sinh thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện 3. Về phẩm chất Học sinh có ý thức sống có khát vọng, có hoài bão, và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng NỘI DUNG BÀI HỌC Đọc Tri thức ngữ văn Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Chữ người tử tù Tê – đê (Trích Thần thoại Hi Lạp) Thực hành Tiếng Việt Từ Hán Việt Viết Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Nói và nghe Giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm Củng cố mở rộng Ôn tập kiến thức về truyện kể Mở rộng kiến thức về truyện thần thoại. B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Học sinh nhận biết được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,) trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng. Học sinh phân tích được các yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,) được thể hiện trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng Học sinh đánh giá được chủ đề, tư tưởng và thông điệp của văn bản truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng 2. Về năng lực Học sinh viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện. Học sinh thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,. 3. Về phẩm chất: Học sinh có ý thức sống có khát vọng, có hoài bão, và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: GV chuẩn bị câu hỏi khởi động: Em biết gì về truyện kể? Học sinh hoàn thành bảng K – W – L để tìm hiểu kiến thức về truyện kể Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Học sinh suy nghĩ và dự trù câu trả lời Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh hoàn thiện phiếu K – W – L Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ kiến thức đã biết và mong muốn về bài học Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Tìm hiểu truyện kể nói chung và đặc biệt là thế giới thần thoại. Phần chuẩn bị bài trình chiếu và phiếu của giáo viên. K Điều con đã biết W Điều con muốn biết L Điều con mong muốn biết thêm 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh nhận biết được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,) trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng. Học sinh phân tích được các yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,) được thể hiện trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng b. Nội dung thực hiện: Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa Học sinh thảo luận nhóm và thực hiện phiếu học tập để tìm hiểu về truyện kể và thần thoại Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao phiếu và chia lớp thành 4 nhóm theo dạng KHĂN TRẢI BÀN Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu Thời gian: 10 phút Chia sẻ: 3 phút Phản biện và trao đổi: 2 phút Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về truyện kể Phiếu học tập – Phụ lục 1 Phần chia sẻ của Học sinh I. Truyện kể 1. Sự kiện biến cố - Để tìm hiểu về khái niệm SỰ KIỆN (BIẾN CỐ) điều đầu tiên chúng ta cần phải hiểu khái niệm về THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT - THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT - là một thế giới kép gồm thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả. + Thế giới được miêu tả là nhân vật sự kiện, cảnh vật,. + Thế giới miêu tả là thế giới của người kể chuyện, người trữ tình Hai thế giới này luôn gắn liên chặt chẽ với nhau, có thể hiểu khái niệm thế giới nghệ thuật chính là gồm hai yếu tố: Thế giới, nội dung trong câu chuyện và Thế giới mà người kể chuyện đang tồn tại, sinh sống Thế giới nghệ thuật gồm có yếu tố: không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật - THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT văn học là một thế giới hình tượng vận động và mang ý nghĩa. Hình tượng mang ý nghĩa ấy xuất hiện và lớn dần qua các SỰ KIỆN và LỜI TRẦN THUẬT - Nội dung biểu hiện chủ yếu của văn bản văn học là NHÂN VẬT và SỰ KIỆN (BIẾN CỐ). Mỗi hành động có cả một chuỗi các chi tiết - Tuy nhiên, cần lưu ý khái niệm sự kiện, không phải hành động nào cũng được coi là sự kiện, sự kiện phải là hành vi (việc làm của nhân vật hay sự việc xảy ra đối với nhân vật dẫn đến hậu quả, làm biến đổi hay bộc lộ ý nghĩa nào đó) Ví dụ: Sự kiện Cám và Tấm đi bắt tép bao gồm một chuỗi các chi tiết: Cám lừa Tấm đi gội đầu, Cám trút giỏ tép của Tấm sang giỏ của mình, Cám được cái yếm đỏ,Sự kiện này mang đến ý nghĩa: Không phải vì Cám ham mê chiếc yếm đỏ (bởi Cám đâu có thiếu thốn gì?) mà chính sự kiện này đã nhấn mạnh sự đối nghịch giữa Tấm và Cám giữa hai phe thiện và ác mà mục đích của tác giả dân gian trong truyện Cổ tích là phải làm sao để nổi bật sự đối nghịch giữa hai phe. 2. Cốt truyện - Khái niệm: Cốt truyện trong tác phẩm tự sự (thần thoại, sử thi, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết,) và kịch được tạo nên bởi chuỗi sự kiện, nằm dưới lớp vỏ trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm. - Tính chất cốt truyện: Cốt truyện có hai tính chất cơ bản + Các sự kiện trong chuỗi có mỗi quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa, có mở đầu và có kết thúc + Cốt truyện có tính liên tục về thơi gian. Giữa các sự kiện nhân quả nói trên có những khoảng cách thời gian. Các khoảng cách thời gian ấy tạo thành “không gian” quan trọng để tác giả miêu tả, phân tích, bình luận - Chức năng cốt truyện: Thực hiện chức năng rất quan trọng trong truyện kể + Gắn kết các sự kiện thành một chuỗi, tạo thành lịch sử của một nhân vật, thực hiện việc khắc họa nhân vật + Bộc lộ các xung đột, mâu thuẫn của con người (xã hội, tâm lí, đạo đức), tái hiện bức tranh đời sống + Tạo ra ý nghĩa nhân sinh có giá trị nhận thức + Gây hấp dẫn cho người đọc (người đọc luôn quan tâm đến số phận nhân vật) 3. Người kể chuyện NGƯỜI KỂ CHUYỆN (người trần thuật) là yếu tố thuộc thế giới miêu tả. Đó là vai do nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật. Người kể chuyện có thể được kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ nhất + Ngôi thứ nhất: Người kể xưng “tôi”, nội dung kể không xâm phạm ra ngoài phạm vi hiểu biết, cảm nhận của người kể + Ngôi thứ hai: Hiếm gặp, thường mượn vai bạn đọc (Ví dụ: Tác phẩm "Ngôi trường mọi khi" của Nguyễn Nhật Ánh là một ví dụ về cách kể theo ngôi thứ hai này: Để đọc câu chuyện này bạn bắt buộc phải tưởng tượng. Nếu là con gái, bạn tưởng tượng ít thôi. Nếu là con trai, bạn phải tưởng tượng khủng khiếp hơn nhiều) + Ngôi thứ ba: Người kể giấu mình, cho phép xâm nhập vào thế giới nội tâm, suy nghĩ và hành động của các nhân vật 4. Nhân vật - Khái niệm + “Con người là điều thú vị nhất đối với con người, và con người cũng chỉ hứng thú với con người” (Nhà văn hào Đức W.Goethe) + Con người là nội dung quan trọng nhất của văn học 🡺 Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Nhân vật được nhà văn nhận thức, tái tạo có thể là thần linh, loài vật, đồ vật, nhưng khi ấy, chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý chí hay khát vọng của con người. Nhân vật là phương tiện để văn học khám phá và cắt nghĩa về con người. - Đặc trưng + Nhân vật dưới mọi hình thức đều có tích cách. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện thể hiện các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. + Ý nghĩa nhân vật không chỉ thể hiện ở tính cách. Vì mỗi tính cách là kết tinh của một môi trường, cho nên nhân vật còn dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống - Loại hình nhân vật + Nhân vật chính diện – Nhân vật phản diện + Nhân vật chính – Nhân vật phụ - Nhân vật trung tâm Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao phiếu học tập – HS vận dụng những tri thức đã đọc về thần thoại để hoàn thành phiếu Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh hoàn thành phiếu Thời gian: 10 phút Chia sẻ: 3 phút Phản biện và trao đổi: 2 phút Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về thể loại thần thoại Phiếu học tập – Phụ lục 2 II. Thần thoại 1. Khái niệm - Thần thoại là một thể loại văn học dân gian, một thể sáng tạo nghệ thuật ngôn từ truyền miệng đầu tiên và không tự giác ra đời vào giai đoạn xã hội nguyên thủy đã phát triển từ hoang dã đến văn minh. Đó là một tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội thời kì thị tộc, bộ lạc, biểu hiện nhu cầu nhận thức và những khát vọng tự nhiên về một cuộc sống tốt đẹp và có tính nhân bản. Thần thoại là minh chứng mở đầu khẳng định bản chất của văn học dân gian vừa là văn học vừa là văn hóa trong tính nguyên hợp điển hình (Giáo trình Văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam) - Thần thoại là truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy 2. Nguồn gốc và phân loại - Thần thoại suy nguyên: Kể về nguồn gốc của vũ trụ và muôn loài - Thần thoại sáng tạo: Kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sán ... à biến động hiện nay Phụ lục 1. Phiếu học tập Phụ lục 2. Rubic đánh giá thảo luận nhóm TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG (0 – 4 điểm) ĐÃ LÀM TỐT (5 – 7 điểm) RẤT XUẤT SẮC (8 – 10 điểm) Hình thức (2 điểm) 0 điểm Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả 1 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả 2 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo Nội dung (6 điểm) 1 - 3 điểm Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 4 – 5 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 6 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo Hiệu quả nhóm (2 điểm) 0 điểm Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 1 điểm Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 2 điểm Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động Điểm TỔNG Phụ lục 3. Các vị thần trên đỉnh Olympus Tên Hy Lạp Tên La Mã Hình ảnh Mô tả Thế hệ Zeus Jupiter Là vua của các vị thần và người cai quản đỉnh Olympus; thần bầu trời và sấm sét. Con út của Titan Cronus và Rhea. Biểu tượng bao gồm tia sét, đại bàng, cây sồi, quyền trượng và cái cân. Là em và chồng của Hera, dù vậy ông có rất nhiều tình nhân. Thứ nhất Hera Juno Nữ hoàng của các thần; nữ thần hôn nhân và gia đình. Biểu tượng: chim công, quả lựu, vương miện, chim cu, sư tử và bò cái. Con gái út của Cronus và Rhea. Chị và vợ của Zeus. Vì là thần hôn nhân nên bà thường đi trả thù những tình nhân và con riêng của Zeus. Thứ nhất Poseidon Neptune Chúa tể của biển cả, động đất và ngựa. Biểu tượng: ngựa, bò đực, cá heo và cây đinh ba. Con giữa của Cronus và Rhea. Anh của Zeus và là em của Hades. Kết hôn với nữ thần biển Amphitrite, nhưng cũng như hầu hết các nam thần Hy Lạp, ông có khá nhiều tình nhân. Thứ nhất Dionysus Bacchus Thần rượu, tiệc tùng và hoan lạc. Thần bảo trợ của nghệ thuật sân khấu. Biểu tượng: rượu nho, dây trường xuân, cốc rượu, hổ, báo đen, báo đốm, cá heo và dê. Con trai của Zeus và công chúa thành Thebe Semele. Kết hôn với công chúa đảo Crete Ariadne. Vị thần trẻ nhất đỉnh Olympus, cũng là vị thần duy nhất có mẹ là người trần. Thứ hai Apollo Apollo Thần ánh sáng, tri thức, âm nhạc, thơ ca, tiên tri và thuật bắn cung. Con trai của Zeus và Leto. Biểu tượng: mặt trời, đàn lia (lyre), cung và tên, quạ, cá heo, sói, thiên nga và chuột. Anh song sinh với Artemis. Thứ hai Artemis Diana Trinh nữ và nữ thần săn bắn, trinh tiết, trẻ sơ sinh, thuật bắn cung, Mặt Trăng và muôn thú. Biểu tượng: Mặt Trăng, hươu, chó săn, gấu cái, rắn, cây bách, cung và tên. Con gái của Zeus và Leto, em song sinh với Apollo. Thứ hai Hermes Mercury Người đưa tin của các thần; thần thương nghiệp và trộm cắp. Biểu tượng: y hiệu (quyền trượng có hai con rắn quấn nhau), mũ và đôi dép có cánh, cò và rùa (thần từng dùng mai rùa để chế tạo ra đàn lia). Con trai của Zeus và tiên nữ Maia. Vị thần trẻ thứ hai của đỉnh Olympus, chỉ lớn tuổi hơn Dionysus. Kết hôn với Dryope, con gái của Dryops. Pan, con trai họ trở thành thần thiên nhiên và chúa tể của các thần rừng. Thứ hai Athena Minerva Trinh nữ và nữ thần trí tuệ, thủ công, quốc phòng và chiến tranh chính nghĩa. Biểu tượng: cú và cây olive. Con gái của Zeus và Hải tinh (Oceanid) Metis. Athena trưởng thành phóng ra từ đầu của Zeus với đầy đủ trang bị vũ khí sau khi Zeus nuốt mẹ bà. Thứ hai Ares Mars Thần chiến tranh, bạo lực và chém giết. Biểu tượng: lợn rừng, rắn, chó, kền kền, giáo và khiên. Con trai của Zeus và Hera. Tất cả các vị thần khác đều khinh thường ông, trừ Aphrodite. Tên Latin của ông, Mars, là gốc của từ "martial." Thứ hai Aphrodite Venus Nữ thần tình yêu, sắc đẹp và dục vọng. Biểu tượng: Bồ câu, chim chóc, táo, ong, thiên nga, mía và hoa hồng. Con gái của Zeus và Hải tinh Dione, hoặc cũng có thể sinh ra từ bọt biển sau khi máu của Uranus nhỏ xuống biển và mặt đất khi bị đứa con út Cronus đánh bại. Kết hôn với Hephaestus, dù vậy nàng cũng có nhiều chuyện yêu đương bên ngoài, đáng chú ý nhất là với Ares. Tên nàng là gốc của từ "aphrodisiac", và tên Latin của nàng là gốc của từ "venereal" (giao phối).[B] Thứ hai hoặc từ thế hệ Titan Hephaestus Vulcan Thần thợ rèn và thợ thủ công của các thần; thần lửa và luyện kim. Biểu tượng: lửa, cái đe, rìa, lừa, búa, cái kẹp và chim cút. Con trai của Hera hoặc của Hera và Zeus. Kết hôn với Aphrodite, tuy nhiên khác với các ông chồng khác, ông hiếm khi nào lăng nhăng bên ngoài. Tên Latin của ông, Vulcan, là gốc của từ "volcano" (núi lửa). Thứ hai Demeter Ceres Nữ thần sinh sản, nông nghiệp, tự nhiên và mùa màng. Biểu tượng: chó con, lúa mì, ngọn đuốc và heo. Con gái giữa của Cronus và Rhea. Tên Latin của bà, Ceres, là gốc của từ "cereal" (ngũ cốc). Thứ nhất Phụ lục 4. Một số truyện về thần thoại Hi Lạp Những câu chuyện về Zeus - Vị thần tối cao trên đỉnh Olympus Thần thoại Hy Lạp chứa đựng rất nhiều sự bí ẩn về các vị thần, cũng giống như phương Đông, thần thoại Hi Lạp là những điển tích về các vị thần cai quản trời đất, sáng tạo ra chúng sinh, cũng như những câu chuyện rất li kì về xuất thân cũng như đời sống của họ. Đặc biệt, những câu chuyện thần thoại thể hiện tư tưởng khá thoáng của người Hi Lạp cổ đại, phần nhiều dựa trên sự tưởng tượng, không phụ thuộc nhiều vào tôn giáo, vì vậy, tuy là thần thoại nhưng cũng có sức hút lớn đối với người đọc. Đặc biệt, thần thoại về thần Zeus luôn là một điều bí ẩn mà bất cứ ai cũng muốn khám phá. 1. Câu chuyện về xuất thân Zeus được sinh ra bởi Titans Cronus và Rhea. Cronus nổi tiếng là một vị thần rất ghen tuông và tham lam. Trong số những đứa trẻ lo sợ của mình có thể chiếm ngôi của mình, Cronus nuốt mọi con Rhea sinh ra. Tuy nhiên, khi Rhea chào đời đứa con cuối cùng của mình, Zeus, cô đã cố gắng đánh lừa Cronus với sự trợ giúp của Titans Uranus và Gaea. Cô cho chồng mình một tảng đá để để nuốt, như một sự thay thế cho đứa con của cô, và đưa Zeus đi đến hòn đảo Crete của Hy Lạp. Những conemon đặc biệt mang tên 'Curetes' tạo ra tiếng ồn bằng cách đánh vào lá chắn của chúng, để Cronus không nghe tiếng kêu của đứa bé. Zeus được Nymphs nuôi nấng bí mật và được nuôi dưỡng bằng mật ong và sữa của y tá Amaltheia với sự trợ giúp của sừng bị hỏng của cô ấy. Ngay sau đó, ngày mà Zeus đã đủ trưởng thành để yêu cầu Vương quốc của Thế giới và ông bắt đầu một trận chiến chống lại cha và Titans. Trận đấu này còn được gọi là 'Titanomachy'. Thứ nhất, Zeus đã giải phóng anh chị em khỏi dạ dày của cha mình bằng cách cho anh ta một loại thảo mộc đặc biệt và khiến anh ta rúng động. Sau đó, với sự trợ giúp của anh chị em của mình, Zeus lật đổ Titans ở độ sâu của Underworld, Tartarus. Sau khi lật đổ cha của Cronus, Zeus đã phải đối mặt với những Người khổng lồ và cũng là Typhon con quái vật, mà ông đã đánh bại thành công. Đã đến lúc Kingdom of the World nằm trong tay của Zeus và anh chị em! Zeus đã thu hút rất nhiều với anh em Poseidon và Hades để xác định ai sẽ trở thành Vua mới của các vị thần. Zeus đã giành được và ông chính thức trở thành người cai trị của Trái đất và bầu trời và Chúa của Núi Olympus, ngọn núi cao nhất của Hy Lạp. Đây là một câu chuyện thật sự khá khác biệt với những ai đã quen với nền văn hóa của Phương Đông, Zeus sớm bộc lộ tài năng cũng như những phẩm chất lãnh đạo của mình từ khi còn nhỏ, phù hợp với hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hi Lạp. 2. Những câu chuyện về các mối tình của ông vua trăng hoa Trăng hoa là thói xấu lớn nhất của Zeus, mang đến rất rất nhiều các bi kịch trong thần thoại. Những ngày đầu, Zeus có mối quan hệ với Metis – nữ thần của sự khôn ngoan từ Thiên Nhiên, một nữ thần dòng dõi Titan Oceanus. Tuy nhiên sau khi vừa lên ngôi, Zeus đã chuyển ngay mục tiêu sang Hera – chị của mình và cũng là một trong những nữ thần xinh đẹp nhất vào thời điểm đó. Tất nhiên là việc trăng hoa không dừng lại ở đó, sau khi đã chính thức cưới Hera bằng một đám cưới hoành tránh nhất thì Zeus lại tiếp tục đam mê của bản thân. Cặp chị em Leto, Asteria là mục tiêu tiếp theo. Theo truyện kể, mặc đù đang dở với Leto, đúng lúc Asteria đến thăm chị mình thì Zeus nhìn thấy, ngay lập tức Zeus bỏ Leto đó và đuổi theo Asteria, Asteria biến thành chim sẻ thì Zeus biến thành đại bàng và sau đó, vì bị dồn ép, Asteria đã dùng hết sức biến thành 1 hòn đá rơi xuống biển. eto đã chịu một màn trả thù khốc liệt của Hera: “Mọi tấc đất, mọi dòng suối, con song, mọi cánh rừng đều không được cho phép Leto trú ngụ”, không những thế, Hera còn khẩn xin Gaea ban cho 1 con quái vật có thể truy sát không ngừng nghỉ, thế là Python ra đời. Quả thật, mọi ông vua đều có những tính xấu, và trăng hoa hẳn là một trong những tật xấu phổ biến nhất, được thể hiện rất rõ qua những thần thoại. 3. Vị thần tối cao trên đỉnh Olympus Sau chiến thắng, để thưởng công cho các anh chị ruột của mình thần Zeus đã chia phần biển cả cho thần Poseidon; chia vương quốc của các linh hồn người chết dưới lòng đất cho thần Hades; để cho nữ thần Hera vừa là vợ vừa là chị gái mình cai quản công việc đời sống hàng ngày của hoàng cung trên thiên đình, cai quản đời sống gia đình và đời sống vợ chồng của muôn loài; giao cho nữ thần Hestia cai quản công việc nội trợ bếp núc; giao cho nữ thần Demeter công việc cai quản mùa màng, nghề nông. Về phần mình, với tư cách là chủ nhân của sấm sét, thần Zeus giữ lấy quyền cai quản Thượng Giới. Còn mặt đất thì vẫn thuộc quyền cai quản chung của tất cả sáu anh chị em. Mặc dù đã phân chia quyền lực như vậy, nhưng ngự ở trên cùng vẫn là thần Zeus. Ông là người cai quản tối cao đối với số phận của cả thần linh lẫn người trần, là người sắp đặt mọi việc trên thế gian. Từ nay trật tự được vĩnh viễn thiết lập trong vũ trụ với Zeus là vị thần tối cao của toàn thể muôn loài không có sự tách biệt giữa loài thần và loài người. Zeus được miêu tả là một người đàn ông da trắng cơ bắp, râu màu đen hoặc nâu, trông rất giống với cha mình là Kronos cũng như các anh em khác như Poseidon hay Hades. Ông là một trong 3 vị thần mạnh nhất cùng với Poseidon và Hades. Theo truyền thuyết Hy Lạp cổ, Zeus mạnh hơn tất cả các thần ngay cả khi sức mạnh của họ tập hợp lại nên các thần đều e ngại sức mạnh của ông và chẳng một ai muốn đối đầu trực tiếp với ông cả. Thần Zeus có những phẩm chất và sức mạnh rất lớn, song cũng ngang bằng với những tật xấu của ông, có những tính cách mà không thể chấp nhận được. Quả thật, thần thoại Hi Lạp vô cùng phong phú, tuy nhiên, Zeus vẫn là vị thần tối cao và có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm linh của người Hi Lạp cổ đại. Theo Thảo Nguyên
Tài liệu đính kèm: