A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về những nét đặc sắc trong bài nghị luận văn học của Phạm Văn Đồng vừa khoa học chặt chẽ, vừa giàu sắc thái biểu cảm, có nhiều phát hiện mới mẻ, sâu sắc về nội dung.
- Hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý để làm sáng tỏ một luận điểm .
3. Thái độ: Càng thêm trân trọng nhân cách cao thượng của Nguyễn Đình Chiểu và thêm yêu quý những tác phẩm văn học của ông.
B. Hoạt động dạy học
ÔN TẬP: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC ( Phạm Văn Đồng ) A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh: - Ôn tập, củng cố kiến thức về những nét đặc sắc trong bài nghị luận văn học của Phạm Văn Đồng vừa khoa học chặt chẽ, vừa giàu sắc thái biểu cảm, có nhiều phát hiện mới mẻ, sâu sắc về nội dung. - Hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý để làm sáng tỏ một luận điểm . 3. Thái độ: Càng thêm trân trọng nhân cách cao thượng của Nguyễn Đình Chiểu và thêm yêu quý những tác phẩm văn học của ông. B. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt những ý chính trong phần tiểu dẫn (SGK), từ đó rút ra những điểm đáng chú ý về Phạm Văn Đồng và bài viết. - PV:Trình bày những hiểu biết của em về bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc về: + Hoàn cảnh ra đời. + Bố cục. + Thể loại. Hoạt động 2: GV yêu cầu học sinh đọc lại văn bản và đưa ra một số đề bài: GV gợi ý học sinh tìm ra những luận điểm chính của bài nghị luận: - PV: Qua việc đọc tác phẩm, em thấy vấn đề cơ bản mà tác giả đề cập đến là gì? PV: Tác giả đã đưa ra những luận cứ nào để làm sáng tỏ luận điểm được trình bày ở phần mở bài? - PV: Cách sắp xếp các luận điểm trên có gì khác biệt so với với trật tự thông thường của một văn bản chính luận? PV: Phạm Văn Đồng đã trình bày vấn đề theo lối nào? Nhấn mạnh điều gì? PV: Vì sao tác giả Phạm Văn Đồng lại nói thơ văn của NĐC cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường” “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”? Em hãy giải thích. GV hướng dẫn học sinh giải thích cắt nghĩa các cụm từ “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” PV: Em hãy nhận xét cách nhìn nhận đánh giá của Phạm Văn Đồng? Nhận xét đó có ý nghĩa như thế nào trong việc tìm hiểu thơ văn NĐC? PV: Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” nào của NĐC trên bầu trời văn nghệ Việt Nam qua: - Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ? - Quan điểm thơ văn của NĐC? PV: Con người và quan điểm sáng tác của NĐC có gì đáng trân trọng, kính phục? Điều này đã được tác giả bài viết làm sáng tỏ ntn? Cách viết về thơ văn yêu nước NĐC của tác giả có gì đặc sắc? - PV: Cách đánh giá về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có gì mới mẻ? PV: Sự đánh giá về tác phẩm “Lục Vân Tiên” có những kiến giải sâu sắc và mới mẻ như thế nào về cả nội dung và nghệ thuật? Cách viết nghị luận văn học của tác giả có gì mới mẻ? I. Ôn tập kiến thức 1. Tác giả Phạm Văn Đồng ( 1906 – 2000 ) - Quê: Huyện Đức Mộ - Tỉnh Quảng Ngãi - Là nhà chính trị, kinh tế, quản lí đồng thời cũng là nhà văn hóa, văn nghệ tài ba. - Tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng từ rất sớm. - Sau cách mạng, có nhiều cống hiến trong việc xây dựng quản lí Nhà nước. - Luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hóa văn nghệ. 2. Văn bản a. Hoàn cảnh ra đời: Viết năm 1963, trong dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888 ). b. Bố cục: Gồm 3 phần - Phần 1: Từ đầu “.chúng đến nước ta cách đây một trăm năm”: Cách nhìn mới mẻ khoa học về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. - Phần 2; Tiếp theo “còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”: Những ý kiến mới mẻ về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. - Phần 3: Còn lại: Cách đánh giá đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. c. Thể loại: Văn chính luận II. Luyện tập Bài tập 1: Tìm những luận điểm chính của bài văn. Anh (chị) thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có khác gì với trật tự thông thường? a. Các luận điểm chính của bài - Phần mở bài: Tác giả đặt vấn đề “Ngôi sao NĐC - một nhà thơ lớn của nước ta – đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc nhất là trong lúc này” - Phần thân bài: Tác giả khẳng định. + Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ mù yêu nước. + Thơ văn yêu nước của NĐC là tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. + Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của NĐC được phổ biến rộng trong dân gian, nhất là ở miền Nam. - Phần kết bài: “Đời sống, sự nghiệpcủa NĐC là một tấm gương sáng” nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ mệnh của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. b. Cách sắp xếp các luận điểm trên khác với trật tự thông thường. - Khi nghị luận về một tác gia, người viết chỉ nêu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, sau đó phân tích giá trị của các tác phẩm chính, làm cơ sở để suy ra con người (tư tưởng, tình cảm, ; đánh giá tài năng, vẻ đẹp tâm hồn,) của tác giả. - Phạm Văn Đồng lại trình bày rất kĩ lưỡng, tường tận về tấm lòng của NĐC, sau đó mới đi qua các tác phẩm chính của NĐC. -> Đây là cách trình bày theo lối diễn dịch (khác với quy nạp thông thường). Sở dĩ như vậy, Phạm Văn Đồng muốn nhấn mạnh: NĐC là con người đặc biệt, để hiểu được thơ ông, trước hết phải hiểu và cảm được con người ông. Vì trong thực tế nhiều người còn có thiên kiến thiên lệch về NĐC, nên chưa nhìn đúng và thấy hết những giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn của ông. Bài tập 2: Vì sao thơ văn của NĐC cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường” “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”? a. Vì lâu nay ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ, b. Giải thích: - “Những vì sao có ánh sáng khác thường ” có nghĩa là ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. - “Con mắt chúng ta thấy”: Nghĩa là chúng ta phải dày công nghiên cứu thì mới khám phá được. -> Nhận xét: Cách nhìn nhận của tác giả mới mẻ, đúng đắn, sâu sắc và khoa học. Cách nhìn nhận này có ý nghĩa điều chỉnh định hướng cho việc nghiên cứu và tiếp cận thơ văn của NĐC. Bài tập 3: Cách nhìn nhận và đánh giá về nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. a. Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu - Điều đáng trân trọng, kính phục đối với cuộc đời NĐC là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước cháy bỏng và lòng căm thù giặc sâu sắc. - Quan điểm thơ văn của NĐC đáng trân trọng ở chỗ: Ông luôn dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu chống bọn xâm lược, ngợi ca chính nghĩa đạo đức đáng quý trọng ở đời. b. Thơ văn sáng tác phục vụ chiến đấu chống pháp xâm lược bảo vệ tổ quốc. - Thơ văn của NĐc là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. - Thơ văn NĐC làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng Pháp bề bỉ và oanh liệt của nhân dân Nam Bộ. - Ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận tụy vì nước, than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. - Cách đánh giá về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mới mẻ, sâu sắc, đúng đắn: Từ mạch nguồn chung của văn thơ yêu nước mà dẫn đến bài văn tế. c. Truyên thơ lục Vân Tiên: Tác giả có những kiến giải mới mẻ và sâu sắc. * Về nội dung: - Mối quan hệ giữa cuộc đòi nhà thơ và các nhân vật trong tác phẩm. - NĐC suốt đời sống gắn bó với quần chúng nhân dân nên ông đã thành công trong việc xây dựng các nhân vật chính nghĩa trong tác phẩm để tạo ra những xúc cảm thẩm mĩ trong lòng người đọc. - Họ là những tấm gương dũng cảm vì những lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm động và thích thú. * Về nghệ thuật: - Đây là một truyên kể, truyện nói. - Tác giả cố viết một lối văn “nôm na dễ hiểu, dễ nhớ có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian”, “Dẫu sao đôi chỗ sơ sót về văn chương không hề làm giảm giá trị văn nghệ của bản trường ca thật hấp dẫn từ đầu đến cuối”. - Từ đó mà khẳng định “Trong dân gian miền Nam, người ta thích Lục Vân Tiên không chỉ vì nội dung câu chuyện mà còn vì văn hay của Lục Vân Tiên” Củng cố: Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ ra phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ trong thời ấy mà cả trong thời đại hiện nay? Dặn dò:
Tài liệu đính kèm: