Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Phần: Văn học Việt Nam

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Phần: Văn học Việt Nam

 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 – 1975. TÌNH HÌNH VĂN HỌC VÀ THÀNH TỰU CỦA MỖI CHẶNG ĐƯỜNG:

 Theo Gs. Nguyễn Đăng Mạnh: VHVN 1945 – 1975 được ông chia làm 5 chặng đường phát triển (LS VHVN, tập 3, NXB. ĐHSP). Còn PGS. Nguyễn Văn Long trong Giáo trình VHVN HĐ, tập 2, NXB. ĐHSP. Thì ông chia VHVN 1945 – 1975 ra làm 3 chặng đường phát triển. Song, dù cách chia của hai ông tuy có khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được nội dung của từng chặng đường lịch sử phát triển , trưởng thành của văn học CM dân tộc. Nguyễn Văn Long làm 3 chặng đường phát triển, trong khi đó Nguyễn Đăng Mạnh, cũng từ nội dung đó chia làm 4 chặng đường, ở đây chưa kể là chặng đường thứ 5. Cách chia của Gs. Nguyễn Đăng Mạnh, tính ra và xét kĩ là cụ thể và dễ hiểu hơn. Riêng chặng đường thứ 5: VHVN sau 1975 thì Nguyễn Văn Long không hề đá động đến.

 Song, để trả lời vấn đề đặt ra này, tôi nghiên về cách chia của PGS. Nguyễn Văn Long (3 chặng đường) và tôi cũng từ những nội dung của các ông nêu lên rút ra thêm chặng đường thứ 4: VHVN sau 1975.

 I. VHVN 1945 – 1975 TRẢI QUA 4 CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN:

 1. Chặng đường 1945 – 1954: (Kháng chiến chống Pháp):

 - Văn học trong những ngày đầu CM đã mau chóng tìm được nguồn cảm hứng mới, hướng vào thể hiện hiện thực mới, đó là cuộc hồi sinh kì diệu của đất nước và con người. Và trong đó có sự bùng dậy mạnh mẽ của cảm hứng lãng mạn CM.

 

doc 137 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1742Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Phần: Văn học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHỤ LỤC Trang
Chương 1 Khái quát VHVN GĐ 1945 – 1975  02	 
Chương 2 Văn học Việt Nam 1945 – 1954   06	
	ÄThực hành	 TÂY TIẾN ............... 08
Chương 3 Văn học Việt Nam 1955 – 1975	 .. .. 15	
Chương 4 Tố Hữu	 . 16
	ÄThực hành VIỆT BẮC . 20
 vThơ Tố Hữu  28
Chương 5 Chế Lan Viên  43
	ÄThực hành 	 TIẾNG HÁT CON TÀU  . 45
 vThơ Chế Lan Viên . .49
Chương 6 Huy Cận .. .78
 vThơ Huy Cận .  . . 87
Chương 7 Các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước  89
	ÄThực hành 	HƠI ẤM Ổ RƠM (Nguyễn Duy )  91
Chương 8 Tô Hoài .  . . . 95
Chương 9 Nguyễn Khải  102
Chương 10 Nguyễn Thi .. . .. . 103
Chương 11 Văn học các vùng tạm chiến ở miền Nam trước 1975  . 106
Chương 13 Văn xuôi từ sau 1975 . 107
Chương 14 Thơ từ sau 1975 
 vGiới thiệu một số bài thơ từ sau 1975 . 109
 	Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ . 109
	Thơ Nguyên Sa .. 112
	Thơ Thu Buồn ... 113
	Thơ Nguyễn Đức Mậu  115
	Thơ Nguyễn Duy ... 116
	Thơ Thanh Thảo  119
	Thơ Trần Mạnh Hảo ... 120
Chương 15 Nguyễn Minh Châu   . 121
Chương 16 Xuân Quỳnh 122
 vThơ Xuân Quỳnh  ...  125
	K Bài cảm nhận về HƠI ẤM Ổ RƠM của Nguyễn Duy.
	K Các bài thực hành, Xemina tổ.
Chương 1 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GĐ 1945 – 1975
----------------------------------
 NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 – 1975. TÌNH HÌNH VĂN HỌC VÀ THÀNH TỰU CỦA MỖI CHẶNG ĐƯỜNG:
 Theo Gs. Nguyễn Đăng Mạnh: VHVN 1945 – 1975 được ông chia làm 5 chặng đường phát triển (LS VHVN, tập 3, NXB. ĐHSP). Còn PGS. Nguyễn Văn Long trong Giáo trình VHVN HĐ, tập 2, NXB. ĐHSP. Thì ông chia VHVN 1945 – 1975 ra làm 3 chặng đường phát triển. Song, dù cách chia của hai ông tuy có khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được nội dung của từng chặng đường lịch sử phát triển , trưởng thành của văn học CM dân tộc. Nguyễn Văn Long làm 3 chặng đường phát triển, trong khi đó Nguyễn Đăng Mạnh, cũng từ nội dung đó chia làm 4 chặng đường, ở đây chưa kể là chặng đường thứ 5. Cách chia của Gs. Nguyễn Đăng Mạnh, tính ra và xét kĩ là cụ thể và dễ hiểu hơn. Riêng chặng đường thứ 5: VHVN sau 1975 thì Nguyễn Văn Long không hề đá động đến.
 Song, để trả lời vấn đề đặt ra này, tôi nghiên về cách chia của PGS. Nguyễn Văn Long (3 chặng đường) và tôi cũng từ những nội dung của các ông nêu lên rút ra thêm chặng đường thứ 4: VHVN sau 1975.
 I. VHVN 1945 – 1975 TRẢI QUA 4 CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN:
 1. Chặng đường 1945 – 1954: (Kháng chiến chống Pháp):
 - Văn học trong những ngày đầu CM đã mau chóng tìm được nguồn cảm hứng mới, hướng vào thể hiện hiện thực mới, đó là cuộc hồi sinh kì diệu của đất nước và con người. Và trong đó có sự bùng dậy mạnh mẽ của cảm hứng lãng mạn CM.
 - Ngọn lửa kháng chiến bùng lên khắp đất nước sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) đã có sức thu hút đông đảo của những người cầm bút đến với các khu chieến khu và những làng quê kháng chiến. Đảng đã triệu tập đội văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất để chiến đấu và phục vụ cho CM và giành độc lập:
 a/ Chủ đề: Bao trùm nền văn học trong những ngày đầu đất nước giành độc lập là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng CM. Kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam Tiến; biểu dương những tấm gương vì nước quên mình.
 b/ Thể loại: 
 - Truyện và kí: (thể tài mở rộng): những thể loại văn xuôi (chặng đường chống Pháp).
 - Thơ ca: + Tình yêu quê hương và lòng căm thù giặc.
 +Hình ảnh những con người trong kháng chiến.
 - Một số vở kịch và lí luận phê bình văn học.
 c/ Một số tác phẩm và tác giả tiêu biểu: (thành tựu: phần a/ b/ c/)
 ü Ngọn cờ đầu là Tố Hữu: Huế tháng tám, vui bất tuyệt, 
 ü Xuân Diệu: Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông, 
 ü Trần Mai Ninh: Tình sông núi,.
 ü Thâm Tâm; Mùa xuân mới, .
 ü Quang Dũng, Hoàng Cầm, NĐT, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông, 
 ü Nam Cao, Hồ Phương, Thanh Tịnh, Kim Lân, Nguyễn Tuân, 
 ü Trần Đăng, Tô Hoài, Hoàng Lộc, 
 2. Chặng đường 1955 – 1964:
 Chặng đường này thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ: XD CN xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phòng miền Nam thống nhất đất nước.
 - Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại, nhưng đất nước bị chia cắt. Miền Bắc đi lên XDCNXH, miền Nam lại phải tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nứơc; với căn cứ hậu phương miền Bắc vững mạnh
 - Ba hướng đề tài chính: tái hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc đấu tranh CM thời kì trước 1945, cuộc sống mới và CM XHCN ở miền Bắc cùng với cuộc đấu tranh ở miền Nam thống nhất đất nước. Nên văn học phát triển mạnh, xuất hiện nhiều cây bút mới, cùng với sự “hồi sinh” của phong trào “Thơ Mới”.
 a/ Chủ đề: Chặng đường XD CNXH ở MB và đấu tranh thống nhất đất nước. Vì vậy, văn học tập trung thể hiện hình ảnh những người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người.
 b/ Thể loại: phong phú, đa dạng và phát triển hơn trứơc.
 - Văn xuôi: + Đề tài kháng chiến chống Pháp: 
 + Đề tài hiện thực đời sống trước CM.
 + Đề tài XD CNXH.
 à Truyện ngắn, kí, tùy bút, 
 - Thơ ca: Nguồn cảm hứng trong gđ này là sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh. Thành tựu bước đầu của công cuộc XD CNXH. Sự hòa hợp giữa cái riêng và cái chung.
 - Kịch và phê bình cũng phát triển hơn so với trước
 c/ Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu: ( thành tựu: phần a/ b/ c/)
 ü Nguyên Ngọc: Đất nước đứng lên, 
 ü Trần Dần: Người người lớp lớp, ..
 ü Phùng Quán, Bùi Đức Aùi, Lê Khâm, Phù Thăng, 
 ü Đoàn giỏi: Đất rừng phương Nam, 
 ü Nguyễn Huy Tưởng: Sống mãi với thủ đô, 
 ü Tô Hoài: Mười năm, 
 ü Nguyên Hồng, NĐT ( Vỡ bờ, bài thơ Hắc Hải,) 
 ü Huy Cận: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài ca cuộc đời, 
 ü Tế Hanh: Gửi miền Bắc, 
 ü Tố Hữu: Gío lộng, 
 ü Chế Lan Viên: Aùnh sáng av2 phù sa, 
 ü Xuân Diệu: Riêng chung, 
 ü Hòang Trung Thông: Những cánh buồm, 
 3 .Chặng đường từ 1964 – 1975: cả nước chống Mỹ.
 - Văn học gđ này hướng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, mạnh mẽ và thống nhất cao độ từ đề tài, chủ đề đến cảm hứng, giọng điệu, tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc, nân dân và người anh hùng; đồng thời mang tính chất sử thi nhưng lại phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của thời đại. Bao gồm cả VH MB và VH MN.
 - VH (văn học) thời kì này đã làm tốt nhiệm vụ: cổ vũ đấu tranh, nêu cao tinh thần, lí tưởng CN yêu nứơc và CN anh hùng, góp phần động viên nguồn sức mạnh tổng hợp của dân tộc cho kháng chiến và đi đến thắng lợi.
 a/ Chủ đề: VH bao trùm gđ này là đề cao lòng yêu nứơc và CN anh hùng CM.
 b/ Thể loại: 
 - Truyện kí: Phát triển rất mạnh với những tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng, Hòn đất, Rừng xà nu, 
 - Thơ ca: Những năm chống Mỹ cứu nứơc đạt nhiều thành tựu xuất sắc, thể hiện rõ khuynh hứơng mở rộng và đào sâu hiện thực. Đồng thời bổ sung, tăng cường chất suy tưởng chính luận.
 - Kịch chống Mỹ: Được nhiều tiếng vang lúc bấy giơ.
 - Nhiều công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình, có ù giá trị hơn cả là: Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, 
 c/ Tác giả và tác phẩm tiêu biểu: (Thành tựu: phần a/ b/ c/):
 - Về truyện kí: (như nội dung trên)
 - Về thơ: 
 ü Tố Hữu: Ra trận, Máu và hoa, 
 ü CLV: Những ngày đáng giặc, 
 ü Xuân Diệu: Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt, ..
 ü NĐT: Dòng sông xanh, 
 Thơ trẻ trung, tinh nghịch, sôi nổi, thông minh:
 ü Chính Hữu: Đồng súng trăng treo, 
 ü Phạm Tiến Duật: Vầng trăng và quầng lửa,
 ü Nguyễn Khoa Điềm: Mặt đường khát vọng, 
 ü Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Nguyễn Mỹ, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, PTT. Nhàn, Lâm T. Mỹ Dạ, Ng. Đức Mậu, Ng. Nhuận Cầm, 
 - Kịch: 
 ü Xuân Quỳnh: Quê hương VN, Thời tiết ngày mai,..
 ü Đào Hồng Cẩm: Đại đội trưởng của tôi.
 ü Vũ Dũng Minh: Đôi mắt, 
 - Lí luận, phê bình: (như nội dung trên).
 4. VHVNø sau 1975:
 - Đất nước thống nhất, độc lập. Cả nước XD CHXH. Đất nước đang đi lên CNXH phát triển và đổi mới. VH gđ này cũng có những đổi mới bước đầu.
 - Đề tài được nới rộng, đặc biệt là đi vào những mặt tiêu cực trong xh (kịch Lưu Quang Vũ),tiểu thuyết của Vũ Mạnh Tuấn.
 - Nhìn thẳng vào những tổn thắt nặng nề của chiến tranh. (Đất trắng của Ng. Trọng Oùanh).
 - Đề cập đến những bi kịch cá nhân (truyên ngắn của Ng. Minh Châu, Lê Lưu (Thời xa vắng), Ma Văn Kháng ( Mùa lá rụng trong vườn ), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Chu Lai (Aên mày dĩ vãng), 
 Sau Đại hội Đảng lần VI, 1986: cột mốc thay đổi lớn trong văn học:
 Những cây bút tiêu cực ngày càng sôi nổi, tiên phong là phóng sự, điều tra: Cái đêm ấy đêm gì (P.G. Lộc), Câu chuyện ông vua lốp (Nhật Minh), Lời khai của bị can (T. Huy Quang), Người đàn bà quỳ (Trần Khắc), 
 Như vậy, gđ VH thời kì này: về thơ có một số đổi mới về các tập thơ của các nhà thơ đáng được chú ý. Về văn xuôi đã đổi mới trong cách viết chuyển từ đề tài chiến tranh sang tiếp cận đời sống hiện thực, từ cái ta chung sang cái tôi riêng
 Công cuộc đổi mới (từ sau ĐH Đảng lần VI, 1986), về đầ tài, nội dung hiện thực, tư tưởng thẩm mĩ, thi pháp và phong cách. Nhà văn có cơ hội tìm tòi riêng trên cả nội dung và hiện thực. Còn về thành tựu thì vào những năm 90 của thế kỉ.
 Thành tựu: 
 ÄĐổi mới về ý thức nghệ thuật: 
 + Ý thức về quan niệm hiện thực: không phải là cái gì đơn giản, xuôi chiều.
 + Quan niệm về con người: Con người là 1 sinh thể phong phú, phức tạp, nhiều bí ẩn.
 + Nhà văn phải nhập cuộc bằng tư tưởng, tìm tòi sáng tạo, nhà văn còn phải đứng bình đẳng đối thoại với công chúng
 + Độc giả không là đối tượng để thuyết giáo mà là để giao lưu, đối thoại với nàh văn.
 + Ý thức cá nhân được thức tỉnh( hướng đi và phong cách riêng của mỗi nhà văn).
 ÄThể loại: 
 + Văn xuôi: Thời gian đầu là phóng sự, kịch bản sân khấu phát triển mạnh do nhu cầu bức xúc chống tiêu cực. V ...  trời cũng chưa có 
Chỉ toàn là bóng đêm 
Không khí chỉ màu đen 
Chưa có màu sắc khác 
Mắt trẻ con sáng lắm 
Nhưng chưa thấy gì đâu ! 
Mặt trời mới nhô cao 
Cho trẻ con nhìn ra 
Mu xanh bắt đầu cỏ 
Màu xanh bắt đầu cây 
Cây cao bằng gang tay 
Lá cỏ bằng sợi tóc 
Cái hoa bằng cái cúc 
Màu đỏ làm ra hoa 
Chim bấy giờ sinh ra 
Cho trẻ nghe tiếng hót 
Tiếng hót trong bằng nước 
Tiếng hót cao bằng mây 
Những làn gió thơ ngây 
Truyền âm thanh đi khắp 
Muốn trẻ con được tắm 
Sông bắt đầu làm sông 
Sông cần đến mênh mông 
Biển có từ thuở đó 
Biển thì cho ý nghĩ 
Biển sinh cá sinh tôm 
Biển sinh những cánh buồm 
Cho trẻ con đi khắp 
Đám mây cho bóng rợp 
Trời nắng mây theo che 
Khi trẻ con tập đi 
Đường có từ ngày đó 
Nhưng còn cần cho trẻ 
Tình yêu và lời ru 
Cho nn mẹ sinh ra 
Để bế bồng chăm sóc 
Mẹ mang về tiếng hát 
Từ cái bống cái bang 
Từ cái hoa rất thơm 
Từ cánh cò rất trắng 
Từ vị gừng rất đắng 
Từ vết lấm chưa khô 
Từ đầu nguồn cơn mưa 
Từ bờ sông cát vắng... 
Biết trẻ con khao khát 
Chuyện ngy xưa, ngày sau 
Không hiểu là từ đâu 
Mà bà về ở đó 
Kể cho bao chuyện cổ : 
Chuyện con cóc, nàng tiên 
Chuyện cô Tấm ở hiền 
Thằng Lý Thông ở ác... 
Mái tóc bà thì bạc 
Con mắt b thì vui 
B kể đến suốt đời 
Cũng không sao hết chuyện 
Muốn cho trẻ hiểu biết 
Thế là bố sinh ra 
Bố bảo cho biết ngoan 
Bố dạy cho biết nghĩ 
Rộng lắm là mặt bể 
Dài là con đường đi 
Núi thì xanh và xa 
Hình tròn là trái đất... 
Chữ bắt đầu có trước 
Rồi có ghế có bàn 
Rồi có lớp có trường 
Và sinh ra thầy giáo ... 
Cái bảng bằng cái chiếu 
Cục phấn từ đá ra 
Thầy viết chữ thật to: 
"Chuyện loài người" trước nhất.
	---------------
 CỎ DẠI
“Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng 
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên"
Câu thơ nào trong ý nghĩ vụt lên
Khi tôi bước giữa một rừng cỏ dại
Không nhà cửa. không bóng cây. Tim lối 
Cứ cường hào rẽ cỏ mà đi.
Người dân quân tì súng lắng nghe 
Bài hát nói về khu vườn đầy trái
Anh bỗng nghĩ đến một vùng cỏ dại 
Nỗi nhớ đầu anh nhớ quê anh 
Mảnh đạn bom và chất lân tinh
Đã phá sạch không còn chi nữa
Chỉ có sắt chỉ còn có lửa
Và cuối cùng con có đất mà thôi
Thùø trong lòng và cây súng trên vai
Cùng đồng đội anh trở về làng cũ 
Anh nhận thấy trước tiên là cỏ
Sự sống đầu anh gặp ở quê hương 
Cĩ một lần anh tìm đến bà con
Khi xúm xít quanh anh thăm hỏi 
Giữa câu chuyện có điều này đau nhói: 
- Đất quê mình cỏ đ mọc lên chưa? 
Trong cuộc đời bình yn tựa nghìn xưa 
Gần gũi nhất vẫn làl cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây 
Một làn khói, một mùi hương trong gió...
Chỉ mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vơ tình trn lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi 
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có 
 Vĩnh Lonh 1969
	----------------------------
CÓ MỘT THỜI NHƯ THẾ 
Có một thời vừa mới bước ra 
Mùa xuân đ gọi mời trước cửa 
Chẳng ngoái lại vết chân trên cỏ 
Vườn hoa nào cũng ở phía mình đi 
Đường chẳng xa, núi không mấy cách chia . 
Trong đáy mắt trời xanh là vĩnh viễn 
Trang nhật ký xé trăm lần lại viết 
Tình yu no cũng tha thiết như nhau 
Có một thời ngay cả nỗi đau 
Cũng mạnh mẽ ồn ào không giấu nổi 
Mơ ước viễn vông, niềm vui thơ dại 
Tuổi xuân mình tưởng mi vẫn tươi xanh 
Và tình yu khơng ai khc ngồi anh 
Người trai mới vài lần thoáng gặp 
Luôn hy vọng để rồi luôn thất vọng 
Tôi đã cười đã khóc những không đâu 
Một vầng trăng niên thiếu ở trên đầu 
Một vạt đất cỏ xanh rờn trước mặt... 
Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc 
Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa 
Chi chút thời gian từng phút từng giờ 
Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt 
Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết 
Hôm nay non, mai cỏ sẽ già . 
Tôi đ đi mấy chặng đường xa 
Vượt mấy núi mấy rừng qua mấy biển 
Niềm mơ ước gửi vào trang viết 
Nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư 
Em yêu anh hơn cả thời xưa 
(Cái thời tưởng chết vì tình i) 
Em chẳng chết vì anh, em chẳng đổi 
Em cộng anh vào với cuộc đời em 
Em biết quên những chuyện đáng quên 
Em biết nhớ những điều em phải nhớ 
Hoa cúc tím trong bài hát cũ 
Dẫu vẫn là cung bậc của ngày xưa 
Quá khứ đáng yêu, quá khứ đáng tôn thờ 
Nhưng đâu phải là điều em luyến tiếc. 
                                                11-1984 
	-----------------------------
 HOA CỎ MAY
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu.
Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòịng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gío xa.
Khắp nẻo dng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm dầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh cứ đổi thay ?
	---------------------
SÂN GA CHIỀU EM ĐI 
Sân ga chiều em đi
Mênh mang màu nắng nhạt 
Bụi bay đầy ba lô
Bụi cay xè con mắt
Sân ga chiều em đi
Gạch dưới chân im lặng 
Bóng anh in thành tàu
Tóc anh xồ ngang trán 
Sân ga chiều em đi
Bàn tay da diết nắm
Vừa thóang tiếng còi tàu 
Lòng đã Nam đã Bắc 
Anh thương nơi em qua 
Những phố phường nhộn nhịp 
Bỡ ngỡ trong ánh đèn 
Còn lạ người lạ tiếng 
Anh thương nơi em qua 
Những sương chiều mưa tối 
Dặm đường xa nắng di 
Chuyến phà con nước dâng
Em xao xuyến trong lịng 
Nhớ về nơi ta ở 
Mùa thu vàng đường phố 
Lá bay đầy lối qua 
Ngọn đèn và trang thơ 
Tiếng thở đều con nhỏ 
Màu hoa trên cửa sổ 
Quán nước chè mùa đông 
Con tàu với dòng sông 
Ra đi và trở lại 
Hà Nội ơi Hà Nội 
Sân ga chiều em đi  
 1976
 	 -------------------
SÓùNG
Dữ dội và dịu êm
Ồn àò và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ơi con sĩng ngy xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên.
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lịng su
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữ biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
                     29-12-1969
	-------------------
 THÁNG NĂM 
Giấc ngủ vừa chợp qua
Nắng đã về trước cửa 
Đêm ngắn phút gần nhau 
Ngày dài như nỗi nhớ 
Nước sôi ngầu bọt thau 
Luộc mình con cá nhỏ 
Con cua chín vàng mai 
Ẩn vo trong cụm lá 
Cỏ dại không người che 
Rã rời mang sắc úa... 
Nhưng hy nghe hy nghe 
Trn những cnh phượng đỏ 
Trong những đầm sen nở 
Hương tháng năm lan xa 
Màu tháng năm rực rỡ 
Tơ giời giăng ngoài sân 
Cây bàng xoè trước ng 
Đêm xanh vời trăng sao 
Con ve vàng lột vỏ 
Con chim tha rác về 
Tháng năm - mùa sinh nở 
Tình yêu như tháng năm 
Mang gió nồng nắng lửa 
Lòịng anh là đầm sen 
Hay là nhành cỏ úa. 
                        1967
--------------------
THUYỀN VÀ BIỂN
Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển
Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Lịng thuyền nhiều kht vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa...còn xa
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xơ thuyền
(Vì tình yu muơn thuở
Có bao giờ đứng yên?)
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mang nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòịng thuyền đau-rạn vỡ
Nếu từ gi thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gío
Nấu phải cách xa anh
Em chỉ cịn bo tố./
 ------------------
 TỰ HÁT
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay
Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòịng em
Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cch của yu tin
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bo mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Di đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không cịn nữa
Nhưng biết yêu anh có khi chết đi rồi
	----------------------------
THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU
Cuối trời mây trắng bay
Là vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu – ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu và hoa cúc
Chỉ còn anh và em.* *
Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
 Thổi về xao động cả
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay
Tình ta như hàng cây
đã qua mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em.
** *
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
--HẾT--

Tài liệu đính kèm:

  • docVHVNHD.doc