Giáo án Ngữ văn lớp 10: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch

Giáo án Ngữ văn lớp 10: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch

TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG

 (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch -

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

 Giúp học sinh:

 - Thấy được tình cảm trong sáng, tha thiết, sâu đậm của nhà thơ đối với bạn bè.

 - Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ về từ ngữ, kết cấu.

2. Về kĩ năng

 Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ thơ Đường luật.

3. Về thái độ

 - Trân trọng tình cảm Lí Bạch.

 - Giáo dục cho các em tình cảm bạn bè trong sáng.

=> Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực sáng tạo: Phát hiện được những nét mới mẻ về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Biết vân dụng những kiến thức về đặc trưng của thơ Đường luật vào phân tích bài thơ.

+ Năng lực cảm thụ/ thưởng thức văn học: Cảm nhận được những cái hay, cái đẹp đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa ẩn sau cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật. Cảm nhận được tâm sự của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ.

 

doc 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 21639Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02/2017
TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
 (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch -
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
 Giúp học sinh:
 - Thấy được tình cảm trong sáng, tha thiết, sâu đậm của nhà thơ đối với bạn bè..
 - Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ về từ ngữ, kết cấu.
2. Về kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ thơ Đường luật. 
3. Về thái độ
 - Trân trọng tình cảm Lí Bạch.
 - Giáo dục cho các em tình cảm bạn bè trong sáng. 
=> Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực sáng tạo: Phát hiện được những nét mới mẻ về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Biết vân dụng những kiến thức về đặc trưng của thơ Đường luật vào phân tích bài thơ.
+ Năng lực cảm thụ/ thưởng thức văn học: Cảm nhận được những cái hay, cái đẹp đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa ẩn sau cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật. Cảm nhận được tâm sự của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ.
+ Năng lực hợp tác: Có năng lực làm việc theo nhóm.
 B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 - GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Chuẩn kiến thức kĩ năng, Tài liệu tham khảo, Giáo án.
 - HS: SGK, vở ghi. Vở soạn.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 - Kết hợp giữa các phương pháp đọc sáng tạo, bình giảng, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận.
- Tích hợp với bài Tự chọn: Thơ Đường luật, các bài thơ của Lí Bạch đã học, và các bài thơ cùng đề tài với các tác giả khác.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
 Câu hỏi: Kể tên những bài thơ của nhà thơ Lí Bạch mà em đã được học ở cấp THCS, nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu thơ của ông.
3. Bài mới
 Lời vào bài: Tình bạn là đề tài khá quen thuộc trong sáng tác văn chương từ xưa đến nay. Vậy thì tình cảm ấy được thể hiện như thế nào qua những cảm xúc chân thánh, tha thiết của nhà thơ Lí Bạch? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng để minh chứng cho điều đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- Dựa vào phần Tiểu dẫn trong SGK và những hiểu biết của em, em hãy giới thiệu một vàu nét chính về tác giả Lí Bạch?
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- Đề tài?
- Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ?
HS đọc bài thơ (giọng buồn, bâng khuâng, trong sáng, chậm rãi). GV nhận xét, đọc mẫu.
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào? So sánh bản phiên âm với bản dịch thơ (chỗ nào chưa sát với nguyên văn)?
- Có thể chia bố cục bài thơ như thế nào? Nội dung chính của mỗi phần?
- HS thảo luận theo bàn: Em biết gì về hai địa danh : lầu Hoàng Hạc (nơi tiễn) và Dương Châu (nơi đến) ? Qua đó em có cảm nhận như thế nào về không gian nghệ thuật được nhà thơ dựng trong hai câu thơ ?
- Cuộc chia tay diễn ra vào khoảng thời gian nào trong năm ? Nó gợi lên điều gì về thời tiết, cảnh vật?
- Tâm điểm của buổi chia li vẫn là con người. Người mà tác giả chia tay là Mạnh Hạo Nhiên. Mặc dù Mạnh Hạo Nhiên hơn Lí Bạch 12 tuổi nhưng họ vẫn là những người bạn thân thiết. “Thi tiên” đã từng viết: “Ngô ái Mạnh Phu Tử/ Phong lưu hạ văn” (Ta yêu Mạnh Phu Tử/ Nổi tiếng phong lưu khắp thiên hạ). Giữa quan hệ tình bạn giữa hai người, theo em , việc Ngô Tất Tố dùng từ “bạn” để dịch từ “cố nhân” đã hoàn toàn đạt yêu cầu chưa? Tại sao?
- Như vậy có thể khẳng định: không gian – thời gian – con người đều thống nhất ở phương diện thẩm mĩ: cảnh đẹp, thời tiết đẹp, tình bạn đẹp. Nhưng chính trong cái tương đồng ấy lại có quan hệ tương phản. Vậy quan hệ tương phản giữa không gian – thời gian – con người ngầm giấu trong bài thơ ở đây là gì? (Người Trung Quốc xem “giai thì, mĩ cảnh, thắng sự, lương bằng” (thời tiết đẹp, cảnh đẹp, việc hay, bạn hiền) là “tứ thú” (bốn điều thú vị). Trong trường hợp bài thơ này, cái gì đã có, cái gì không có?).
- Thông qua mối quan hệ ấy, thi nhân đã kín đáo gửi gắm nỗi niềm, tâm sự gì của mình?
- Từ “Cô phàm” trong nguyên tác được dịch ra thành “Bóng buồm”. Từ “bóng buồm” có thể hiện hết ý của từ “cô phàm” hay không?
- Theo nhiều tư liệu lịch sử thì ở thời Đường, sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc, mùa xuân tấp nập thuyền bè xuôi ngược. Thế mà trong hai câu thơ, thi nhân lại thấy cánh buồm lẻ loi, cô độc (cô phàm). Tại sao lại có sự khác thường như thế?
- Trong hai câu thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy ?
- Em có nhận xét gì về điểm nhìn của tác giả trong bài thơ?
- Ở câu thơ cuối, từ ngữ nào thể hiện tâm trạng của người đưa tiễn? Điểm nhìn và từ ngữ ấy gợi cho em điều gì?
- Ẩn đằng sau nội dung tình bạn, bài thơ còn thể hiện tâm sự thầm kín của nhà thơ. Đó là tâm sự gì?
- Từ tình cảm, tâm trạng của Lí Bạch trong buổi chia tay Mạnh Hạo Nhiên, em cảm nhận được điều gì về con người “thi tiên” cũng như tình bạn giữa hai nhà thơ nổi tiếng?
- Ý tại ngôn ngoại được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Lí Bạch (701 – 762), tự là Thái Bạch. Quê: Lũng Tây (nay là Cam Túc, TQ).
- Là một nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc.
- Là người thông minh, tài hoa, phóng túng.
Gặp nhiều trắc trở trên đường đời => Có nhiều mâu thuẫn trong tư tưởng.
* Sự nghiệp sáng tác:
- Để lại trên 1000 bài thơ.
- Đề tài: Tình bạn, tình yê, thiên nhiên, chiến tranh
=> Được mệnh danh là “Thi tiên”.
2. Bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết lúc nhà thơ tiễn Mạnh Hạo Nhiên – người bạn rượu, bạn thơ, bạn tri kỉ đi Quảng Lăng (Trung Quốc).
- Đề tài: tình bạn.
- Nhan đề: dài một cách bất thường -> như một dòng nhật kí lưu lại những kỉ niệm.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – Tìm hiểu chung
a. Thể thơ
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Bản dịch có nhiều chỗ chưa thể hiện được giá trị hàm súc của ngôn từ (yên hoa tam nguyệt, không tận, thiên tế lưu).
b. Bố cục
- Hai câu đầu: Cảnh tiễn biệt.
- Hai câu sau: Tâm trạng người đưa tiễn.
2. Phân tích văn bản
a. Hai câu thơ đầu
- Lầu Hoàng Hạc: một thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc, là một di chỉ thần tiên (gắn liền với truyền thuyết về một vị tiên (Phí Văn Vi) thường cưỡi hạc vàng về đây).
- Dương Châu: chốn đô thị phồn hoa, đô hội bậc nhất Trung Quốc => không thích hợp với một nhà thơ, với người yêu cuộc sống thanh bạch (Mạnh Hạo Nhiên).
- Trường Giang – con sông chảy ngang lưng trời, là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc, mùa xuân tấp nập thuyền bè xuôi ngược nối lầu Hoàng Hạc với Dương Châu.
=> Tất cả hợp lại như vẽ ra một cảnh thần tiên tuyệt đẹp, một không gian mĩ lệ, khoáng đạt.
- Thời gian: tháng ba, giữa mùa hoa khói.
-> Khoảng thời gian đẹp nhất trong một năm, tiết xuân mát lành, cây cối hoa lá đâm chồi nảy lộc.
- “Cố nhân” dịch thành “bạn”: đúng nhưng chưa đủ, bởi: cố nhân = bạn cũ. Hai chữ cố nhân tự nó đã mang hàm nghĩa về mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa những người bạn
 -> tình bạn đẹp.
- Trong tứ thú đã có ba: cảnh đẹp, thời tiết đẹp, tình bạn đẹp. Cái không có là “thắng sự” bởi “sự” ở đây là sự biệt li. Mọi thứ tươi đẹp đều đã có, duy chỉ sự sum vầy là không.
=> Tác giả dựng lên mối quan hệ tương phản giữa cái có và cái không. Trong cái có có cái không, cái có càng nhiều, cảm nhận xót xa về cái không càng sâu đậm.
=> Nhà thơ mượn cảnh để ngụ tình, tác giả tái hiện lại khung cảnh thần tiên của buổi chia tay nhưng cảnh càng đẹp thì lòng người càng buồn, càng thấm thía nỗi xa cách, chia li, nỗi thương nhớ, lưu luyến càng trở nên da diết => không tả tình nhưng lại rất hữu tình.
b. Hai câu thơ sau
- Cô phàm: con thuyền lẻ loi, cô độc.
=> Bản dịch chưa thể hiện hết ý nghĩa của nguyên tác.
- Sông Trường Giang sôi động, tấp nập thuyền bè nhưng cái quan tâm duy nhất của nhà thơ chỉ là con thuyền đang chở bạn dần rời xa mà không quan tâm đến những cái khác xung quanh => Đây không còn là cái nhìn của lí trí nữa mà là cái nhìn của tâm tưởng, tình cảm và cảm xúc trào dâng.
- Nghệ thuật: đối lập tương phản.
Cô phàm: cái hữu hạn, nhỏ bé >< bích không tận: cái vô hạn, rộng lớn.
=> Đó là quan hệ tương phản giữa cái vô hạn của vũ trụ và cái hữu hạn của đời người, giữa cái mênh mông, giao hòa của đất trời với cái lẻ loi, cô độc của con người trong cảnh li tán. Đằng sau cái quan hệ này là một tâm hồn cô đơn, trống trải đến rợn ngợp của nhà thơ.
- Điểm nhìn: Cô phàm (nhìn rõ) -> viễn ảnh (mờ dần) -> bích không tận (mất hút).
=> Thể hiện sự trống vắng, luyến tiếc khôn cùng.
- Duy kiến – thiên tế lưu
=> Nỗi buồn mênh mông, tình cảm dâng trào trong lòng nhà thơ. Tình bạn chân thành, trong sáng.
=> Một tâm hồn luôn chứa đầy trăn trở về nhân tình thế thái, lo lắng cho con đường của bạn ở phía trước đầy bon chen, trắc trở.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
 Bên cạnh một Lí Bạch tự do, phóng túng, mãnh liệt ngang tàn, còn có một Lí Bạch đằm thắm, ân tình. Tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên là một tình bạn đẹp, chân thành, thắm thiết.
2. Nghệ thuật
- Bút pháp chấm phá của thơ Đường.
- Tả cảnh ngụ tình.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng.
4. Củng cố, dặn dò
- Học thuộc bài thơ và phần ghi nhớ trong SGK.
- Soạn trước bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
* Rút kinh nghiệm: .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_15_Tai_lau_Hoang_Hac_tien_Manh_Hao_Nhien_di_Quang_Lang_Hoang_Hac_lau_tong_Manh_Hao_Nhien_chi_Qu.doc