Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tào tháo uống rượu luận anh hùng

Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tào tháo uống rượu luận anh hùng

I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:

 - Hiểu được tính cách khác nhau của hai nhân vật.

 - Thấy được nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích.

II/ Chuẩn bị:

 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án. + Tư liệu và tranh ảnh có liên quan.

 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.

III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, diễn giảng, kết hợp trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

IV/ Tiến trình dạy học:

 1/ Ổ n định lớp:

 2/ Kiểm tra bài cũ: (4phút) Bài HỒI TRỐNG CỔ THÀNH

 3. Bài mới:

 3.1/ Vào bài Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dựng nên hai chân dung nhân vật đối lập: tuyệt nhân- Lưu Bị, tuyệt gian- Tào Tháo. Lưu bị từng khẳng định phương châm sống “Ta thà chết chứ ko làm điều phụ nghĩa”, trái lại Tào Tháo lại có châm ngôn “Ta thà phụ người chứ ko để người phụ ta” làm phương châm xử thế. Đọc đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, chúng ta sẽ thêm hiểu về hai nhân vật trên.

 

doc 3 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Tào tháo uống rượu luận anh hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (Trích hồi 21 – TQDN)
I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:	
 - Hiểu được tính cách khác nhau của hai nhân vật.
 - Thấy được nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích.
II/ Chuẩn bị: 
 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án. + Tư liệu và tranh ảnh có liên quan.
 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.
III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, diễn giảng, kết hợp trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV/ Tiến trình dạy học: 
 1/ Ổ n định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: (4phút) Bài HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
 3. Bài mới:
 3.1/ Vào bài Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dựng nên hai chân dung nhân vật đối lập: tuyệt nhân- Lưu Bị, tuyệt gian- Tào Tháo. Lưu bị từng khẳng định phương châm sống “Ta thà chết chứ ko làm điều phụ nghĩa”, trái lại Tào Tháo lại có châm ngôn “Ta thà phụ người chứ ko để người phụ ta” làm phương châm xử thế. Đọc đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, chúng ta sẽ thêm hiểu về hai nhân vật trên.
 3.2/ Nội dung bài mới: 
TG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: HD TÌM TIỂU DẪN 
 hs đọc tiểu dẫn 
 I. TÌM HIỂU CHUNG sgk
15’
HĐ2:HD ĐỌC -HIỂU VB
Đọc văn bản và cho biết Lưu Bị đang ở trong tình thế ntn.
Trước câu nói dò xét của Tào Tháo: “Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao nhỉ?”, phản ứng của Lưu Bị ntn. 
Qua cuộc đối thoại của Lưu Bị với Tào Tháo, em hiểu Lưu Bị quan niệm như thế nào về người anh hùng.
Qua đó em có nhận xét gì về con người Lưu Bị.
ÿ GV: chốt ý.
HS trao đổi, suy nghĩ trả lời. – đoạn trích – sgk.
Thế lực còn yếu, 
Phản ứng: giật mình, dẫn câu nói của Khổng Tử,  
à khôn ngoan, thận trọng, bình tĩnh.
Hs ghi nhận.
 II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
 1. Nhân vật Lưu Bị:
 - Tình thế của Lưu Bị:
 + thế lực còn yếu, phải nương dựa Tào Tháo.
 + tìm mọi cách để giấu ý đồ chiến lược của mình.
- Phản ứng trước câu hỏi dò xét của Tào Tháo:
 + giật mình đánh rơi thìa đũa, ung dung cúi nhặt
 + dẫn câu nói của Khổng Tử
 + lợi dụng tiếng sấm để che giấu thái độ và mưu đồ
à khôn ngoan, thận trọng, bình tĩnh đối phó
- Quan niệm về người anh hùng:
+ cứu khốn phò nguy
+ báo đền nợ nước, yên định lê dân
à có chí khí làm vua
è Khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan
18’
Trong đoạn trích này, Tào Tháo đã bộc lộ rõ quan điểm của mình về người anh hùng. Đó là quan niệm gì.
Qua đây, ta hiểu được tư tưởng gì của Tào Tháo.
Em hiểu Tào Tháo là người có bản chất ntn.
Đoạn trích đã thể hiện những thái độ gì của tác giả La Quán Trung đối với từng nhân vật.
GV: Quan niêm “tôn Lưu biếm Tào” (gọi Tào Tháo là Tháo, gọi Lưu Bị là Huyền Đức).
ÿGV: chốt ý.
Thảo luận trả lời.
Quan niệm về người anh hùng: chí lớn, mưu trì, có tài...
Bản chất: mưu mô xảo quyệt, thủ đoạn, kêu ngạo ...
Hs ghi nhận.
 2. Nhân vật Tào Tháo:
- Quan niệm về người anh hùng:
 + có chí lớn nuốt cả đất trời
 + có mưu kế cao
 + có tài bao trùm vũ trụ
à tư tưởng muốn làm bá chủ thiên hạ
- Bản chất:
+ có tài thao lược nhưng nhiều mưu mô xảo quyệt
+ bằng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích
+ đa nghi, kiêu ngạo nên chủ quan, mất cảnh giác
è Bản tính gian hùng.
Chỉ ra những điểm khác biệt giữa 2 nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị.
ÿGV: chốt ý.
 3. Những điểm khác nhau giữa TT và LB:
Tào tháo (giang hùng)
Lưu Bị (anh hùng)
- Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng, lợi dụngvua Hán để khống chế chư hầu
- Tự tin, đầy bản lĩnh, thông minh sắc sảo, hiểu mình, hiểu người.
- Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác.
- Bị LB lừa, qua mặt một cách khôn ngoan, nhẹ nhàng.
- Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù nơi hang hùm, nọc rắn vô cùng nguy hiểm.
- Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước TT.
- Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động sơ suốt của mình.
Tính cách của các nhân vật được hiện lên nhờ những nghệ thuật gì.
Nêu nhận xét về một vài nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích.
ÿGV: chốt ý.
Nt: dẫn dắt câu chuyện, tình huống gây cấn, kết thúc đơn giản, ngắn gọn và ý nghĩa.
Hs ghi nhận.
 4. Nghệ thuật: 
- Tạo hoàn cảnh, tình huống rất khéo, rất tự nhiên: mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng trong thiên hạ.
- Nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện giữa hai người.
- Chi tiết tuyệt vời đưa cuộc đối thoại lên đỉnh điểm.
- Câu kết thật giản dị, ngắn gọn có ý nghĩa 
3’
HĐ3: HD TỔNG KẾT:
Y/C hs tổng kết về ND-NT.
HS thực hiện.
 III. TỔNG KẾT: 
V/ Củng cố, vận dụng và dặn dò: (3’)
 1/ Củng cố -vận dụng: (1) Điểm khác biệt của tính cách giữa Tào Tháo và Lưu Bị? (2)Từ đó rút ra bản chất của từng nhân vật.
 2/ Dặn dò: + Về học thuộc bài. Soạn bài: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
VI/ Đánh giá và rút kinh nghiệm tiết dạy sau: . 

Tài liệu đính kèm:

  • doc75 - TAO THAO UONG RUOU .....doc