Giáo án Ngữ Văn lớp 10 - Tiết 1 đến 54 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ Văn lớp 10 - Tiết 1 đến 54 - Năm học 2021-2022

- Hiểu được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam cùng quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.

- Nắm vững hệ thống vấn đề về thể loại của văn học Việt Nam và con người trong văn học Việt Nam.

 

doc 353 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn lớp 10 - Tiết 1 đến 54 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH 
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 10
Năm học 2021- 2022
Thời lượng: Cả năm: 35 tuần – thực hiện 105 tiết
 Học kì I: 18 tuần- thực hiện 54 tiết
TUẦN
TIẾT
BÀI HỌC /CHỦ ĐỀ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1
1,2
Tổng quan văn học Việt Nam
3
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Dạy học sinh nắm được khái niệm hoạt động giao tiếp, các quá trình của hoạt động giao tiếp và các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp.
2
4,5
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
6
Văn bản
- Tập trung dạy mục I
- Khuyến khích học sinh tự đọc mục II
- Hướng dẫn học sinh thực hành bài tập 1, 3 mục III.
3
7,8,9, 
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM (12 tiết)
- Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ
- Tấm Cám
- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
-Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật 
chính)
-Tổ chức các hoạt động dạy cho học sinh đọc hiểu văn bản dưới sự hướng dẫn của giáo viên (đọc hiểu chính).
- Cho học sinh phát biểu những suy nghĩ, nhận xét đánh giá về tác phẩm: Nêu được tình huống trong đời sống, học tập có sự vận dụng tri thức, kĩ năng đã học từ tác phẩm.
4,5,6
10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18.
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM (Tiếp theo)
- Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ
- Tấm Cám
- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
-Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật 
chính)
-Tổ chức các hoạt động dạy cho học sinh đọc hiểu văn bản dưới sự hướng dẫn của giáo viên (đọc hiểu chính).
- Cho học sinh phát biểu những suy nghĩ, nhận xét đánh giá về tác phẩm: Nêu được tình huống trong đời sống, học tập có sự vận dụng tri thức, kĩ năng đã học từ tác phẩm.
Lập dàn ý bài văn tự sự
Khuyến khích học sinh tự học
7,8
19,20
Uy-lit-xơ trở về (trích Ô-đi-xê)
Ra-ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na)
Khuyến khích học sinh tự học
21
Tam đại con gà
22
Nhưng nó phải bằng hai mày
23,24
Kiểm tra giữa kì
- GV cho hs đọc đề, xác định yêu cầu đề ra.
- HS làm bài
9
25,26
Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa (dạy bài 1,4,6 )
Khuyến khích học sinh tự đọc bài 2,3,5
27
Ca dao hài hước ( bài 1,2 )+ Đọc thêm: Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu)
Khuyến khích học sinh tự đọc bài 3,4
10
28
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
29,30
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
Cho Hs tổng kết các tác phẩm VHDG: nắm được đặc trưng của từng thể loại đã học.
Luyện tập viết đoạn văn tự sự
Khuyến khích học sinh tự học
11
31
Trả bài kiểm tra giữa kì
- GV cho hs đọc lại đề, xác định yêu cầu đề ra.
- HS trình bày dàn ý theo sơ đồ tư duy
- GV nhận xét bài làm của học sinh: đánh giá ưu, khuyết điểm (cho hs đọc 1 số đoạn để hs phát hiện lỗi trong chính bài làm của mình)
- GV cho hs đọc 1, 2 bài làm tốt, chỉ ra những ưu điểm của bài viết.
32,33 
Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX
12
34
Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
35, 36
Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
.
13
37
Trình bày một vấn đề
Dạy HS tập trình bày một vấn đề trước lớp
38, 39
Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
14
 40,41
Đọc "Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du)
Đọc thêm: Vận nước (Đỗ Pháp Thuận) - Cáo bệnh, bảo mọi người (Mãn Giác)- Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)
Khuyến khích học sinh tự đọc
42
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (cả bài)
I. Ngôn ngữ sinh hoạt: mục 1 (Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt), mục 2 (Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt)
II. Luyện tập: bài tập 3
15
43,44
Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Đọc thêm: Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu); + Nỗi oán của người phòng khuê (Vương Xương Linh); + Khe chim kêu (Vương Duy).
Khuyến khích học sinh tự đọc
45
Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch)
16
46
Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
47,48
Ôn tập kiểm tra HKI
- Yêu cầu HS thực hiện soạn bài ở nhà và lập đề cương ôn tập theo mẫu.
- Thực hành luyện tập, thảo luận trên lớp.
- Tập trung ôn tập các tác phẩm VHTĐ
17
49, 50
Kiểm tra cuối kì I
51
Sửa bài kiểm tra HK I
- GV cho hs đọc lại đề, xác định yêu cầu đề ra.
- GV nhận xét bài làm của học sinh: đánh giá ưu, nhược điêm(cho hs đọc 1 số đoạn để hs phát hiện lỗi trong chính bài làm của mình)
- GV cho hs đọc 1, 2 bài làm tốt, chỉ ra những ưu điểm của bài viết.
18
52,53
Thơ Hai-cư của Ba-sô (dạy 1,2,3,6 )
Dạy các bài theo yêu cầu: (bài 1,2,3,6)
Khuyến khích học sinh tự đọc bài 4,5,7,8
54
Lập kế hoạch cá nhân
Dạy HS có khả năng lập kế hoạch cá nhân phù hợp với thời gian biểu của chính mình. 
.
Tiết 1-2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM 
Môn học: Ngữ văn; lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
- Hiểu được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam cùng quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Nắm vững hệ thống vấn đề về thể loại của văn học Việt Nam và con người trong văn học Việt Nam.
KT
NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
2
Nắm được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam, quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
Đ1
3
Thấy được những nét đẹp của con người Việt Nam qua văn học.
Đ2
4
Nhận xét được những đóng góp của văn học Việt Nam đối với sự phát triển văn hóa – xã hội.
Đ3
5
Phân tích và đánh giá được những đặc điểm cơ bản của 2 bộ phận văn học Việt Nam là Văn học dân gian và văn học viết.
Đ4
6
Nhận biết và phân tích được một số nét đặc trưng nghệ thuật của 2 bộ phận văn học.
Đ5
7
Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian và văn học viết Việt Nam. 
N1
8
Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học
V1
Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề
9
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT- HT
10
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề
GQVĐ
Phẩm chất chủ yếu: Trách nhiệm.
11
- Trân trọng những giá trị của nền văn học Việt Nam.
- Trân trọng nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam mà văn học đã phản ánh.
- Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.
- Yêu nước, luôn có ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước.
TN.
NA.
YN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,
Học liệu: 
*Giáo viên:
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
*Học sinh: 
- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
 Hoạt động Mở đầu 
 (10 phút)
Kết nối bài học
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài Tổng quan văn học Việt Nam.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở, kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút 
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(70 phút)
Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1,GT-HT,GQVĐ
I.Hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
II. Văn học viết Việt Nam.
III. Con người Việt Nam qua văn học.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); thuyết trình; trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy.
Đánh giá qua sản phẩm hoạt động nhóm, qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động
Luyện tập 
(15 phút)
Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động Vận dụng 
(5 phút)
N1, V1
Vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề nâng cao về văn học viết Việt Nam (trung đại)
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan.
Đánh giá qua sản phẩm cá nhân, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Đ1 
Kết nối kiến thức với bài học, hào hứng đi tìm kiến thức mới.
2. Nội dung hoạt động: 
HS tham gia một trò chơi: Ai nhanh hơn.
HS kể các tác phẩm văn học dân gian, văn học chữ Hán, chữ Nôm đã học ở bậc THCS.
3. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (VD: Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, thơ Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Du, Chuyện người con gái Nam Xương.)
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Chia lớp thành 4 nhóm, nhóm nào kể được nhiều nhất và nhanh nhất các tác phẩm VHDG, VH chữ Hán, VH chữ Nôm đã đọc và học trong chương trình THCS nhóm đó sẽ chiến thắng 
 (thời gian 5 phút)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm suy nghĩ, vận dụng trí nhớ, viết vào giấy A4 và tổng hợp.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, cho điểm. Từ đó dẫn dắt HS vào bài mới
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam 
1. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
2. Nội dung: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung sau:
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian 
2. Văn học viết
3. Sản phẩm: Sản phẩm của HS.
 I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
- VHVN được hợp thành bởi 2 bộ phận:
+ Văn học dân gian
+ Văn học viết
1. Văn học dân gian 
- Ra đời rất sớm (công xã nguyên thủy), con người chưa có chữ viết, cách cảm cách nghĩ còn hồn nhiên...
- Lực lượng sáng tác: tập thể nhân dân lao động → tính truyền miệng.
- Thể loại: thần thoại, sử thi, cổ tích, truyền thuyết,
2. Văn học viết
- Tác giả: Là những người trí thức tài hoa sáng tạo nên
- Đặc trưng: Mang đậm dấu ấn sáng tác của tác giả
- Phương thức sáng tác và lưu truyền: bằng văn bản viết chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ
- Thể loại: 
+ Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: 
 Chữ Hán: Văn xuôi (truyện, kí)
 Thơ (Đường luật, từ khúc)
 Văn biền ngẫu (phú, cáo)
Chữ Nôm: Thơ (ngâm khúc, hát nói)
 Văn biền ngẫu 
+ Từ thế kỉ XX đến nay: 
 Tự sự (Tiểu thuyết, truyện ngắn, kí.)
 Trữ tình (Thơ, trường ca.)
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Tất cả HS đọc lướt văn bản và theo kĩ thuật trình bày 1 phút để trả lời câu hỏi sau:
+ VHVN được hợp thành bởi mấy bộ phận? đó là những bộ phận nào?
*GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về câu hỏi sau: 
+ Nêu khái niệm VHDG
+ Đặc trưng cơ bản của VHDG 
+ Kể lại các thể loại của VHDG
+ Chữ vi ... iệm vụ học tập: 
HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. 
GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS viết lên bảng vai trò của tình yêu quê hương trong cuộc sống.
GV yêu cầu 3 HS trình bày ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp tranh luận về suy nghĩ đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: 
Nắm được các đặc điểm của thơ Hai cư, từ đó hiểu được một phần cái sâu sắc, thâm thúy của thể loại thơ này. 
2- Bài sắp học: 
- Đọc kĩ văn bản
- Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong SGK 
.
Tiết 54 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
Môn học: Ngữ văn; lớp: 10
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
- Khái niệm về bản kế hoạch cá nhân. 
- Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân.
- Tầm quan trọng của ý thức và thói quen lập kế hoạch làm việc.
KT
NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
2
Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc lập kế hoạch cá nhân.
Đ1
3
Nắm được cách lập kế hoạch cá nhân.
Đ2
4
Biết tìm nội dung và cách phát biểu thích hợp, có khả năng đem lại cho người nghe những điều đúng đắn, mới mẻ và bổ ích.
Đ3
5
Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận và tình huống giao tiếp 
N1
6
Lập được kế hoạch cá nhân khoa học. 
V1
Năng lực chung: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
7
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
8
Phản xạ nhanh, linh hoạt trước các tình huống giao tiếp ; biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
9
Năng lực tự học: chủ động trong các vấn đề học tập.
TH
Phẩm chất chủ yếu: Trách nhiệm.
10
- Hình thành thói quen lập kế hoạch cá nhân và thực hiện công việc đúng kế hoạch.
-Sống có lí tưởng, trung thực, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.
CC,
TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,
2. Học liệu: 
*Giáo viên:
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
*Học sinh: 
- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
 Hoạt động Mở đầu 
 (5 phút)
 Kết nối - Đ1
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến bài học:Lập kế hoạch cá nhân.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(25 phút)
Đ1,Đ2,Đ3,N1, GT-HT,GQVĐ
Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân.
Cách lập kế hoạch cá nhân. 
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Hoạt động
Luyện tập 
(10 phút)
Đ3,GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động Vận dụng 
(5 phút)
N1, V1
Áp dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tiễn.
Đàm thoại gợi mở, Thuyết trình.
Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi làm việc, do GV đánh giá
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Kết nối bài học– Đ1
(HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học)
2. Nội dung: HS trả lời câu hỏi
3. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện: 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
+ GV hỏi cá nhân một vài HS: Các công việc của em cần làm trong tuần tới là gì?
+ Sau khi nghe câu trả lời của một vài HS, GV hỏi tiếp cả lớp: Theo em, những việc làm trong tuần tới của học sinh này có khoa học chưa? Vì sao?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
GV dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay,mỗi người đều rất bận rộn.Vậy làm tnào để sắp xếp công việc một cách hợp lý?Mỗi chúng ta cần phải có một kế hoạch làm việc,học tập khoa học để việc học tập,làm việc thuận lợi.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1: Tìm hiểu sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân
1. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, N1, GT-HT,GQVĐ 
Giúp HS nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề.
2. Nội dung: Từ phân tích ví dụ, rút ra các cách lập kế hoạch cá nhân.
3. Sản phẩm: câu trả lời của HS và sản phẩm đã hoàn thiện của nhóm.
I. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân.
* Kế hoạch cá nhân: Là Bản dự kiến nội dung, cách thức hoạt động và phân bổ thời gian để hoàn thành một công việc nhất định.
* Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân, tầm quan trọng của ý thức và thói quen lập kế hoạch làm việc :
- Giúp hình dung trước các việc cần làm, phân bố được thời gian hợp lí, hình thành được phong cách làm việc khoa học, chủ động.
- Thể hiện phong cách làm việc KH
4. Tổ chức thực hiện: 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*HS đọc mục I /SGK, cho biết:
(?) Kế hoạch cá nhân là gì?
(?) Vì sao phải lập kế hoạch cá nhân?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
 GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.2: Tìm hiểu cách lập kế hoạch cá nhân
1. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, N1, GT-HT,GQVĐ 
2. Nội dung: trả lời cá nhân
3. Sản phẩm: câu trả lời của HS 
II. Cách lập kế hoạch cá nhân
1. VD:
2. Kết luận
- Xem xét nội dung kế hoạch.
- Dự định hình thức, cách thức và thời gian tiến hành cho từng ND.
- Tiến hành viết kế hoạch.
* Cấu trúc:
- Tiêu đề: ( Kế hoạch gì ).
- Nội dung chia làm 2 phần
+ Phần 1: Nêu họ tên, nơi làm việc học tập của người viết.
+ Phần 2: Nêu ND công việc cần làm, thời gian địa điểm và dự kiến kết quả đạt được.
4. Tổ chức thực hiện: 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*HS đọc mục II /SGK, thực hiện các yêu cầu SGK:
(?) Bản kế hoạch cá nhân được cấu trúc như thế nào ?
(?) Để lập kế hoạch cá nhân phải lưu ý những gì?
(?) Lời văn của bản kế hoạch cá nhân được viết như thế nào ?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
 Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP 
1. Mục tiêu: Đ3, N1, NG1, ; TCTH 
Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập.
2. Nội dung: Thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1+ 2: Bài tập 1/Tr116
+ Nhóm 3 + 4: Bài tập 2/Tr 117
3. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
Bài 1 (trang 153 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Đây là bản thời gian biểu, chưa phải kế hoạch cá nhân vì:
- thiếu phần tiêu đề
- Nội dung chỉ có công việc và mốc thời gian, chưa có phương hướng, địa điểm, dự kiến kết quả cần đạt
Bài 2 (Trang 153 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Bản kế hoạch chuẩn bị đại hội:
         KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI
         CHI ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Chi đoàn:
Trường:
Năm học:.
Người lập kế hoạch: Nguyễn Thị Thu - Bí thư chi đoàn
I. Nội dung công việc
1. Viết dự thảo báo cáo
2. Dự kiến nội dung của đại hội và cách thức tiến hành
3. Xin ý kiến của Ban chấp hành đoàn trường và GV chủ nhiệm.
4. Họp Ban chấp hành để phân công công việc.
II. Thời gian hoàn thành
- Hoàn thành trước ngày 22/10 trước khi đại hội
Người lập kế hoạch
Bài 3 (trang 154 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Kế hoạch lập kế hoạch cho khóa đào tạo tin học
Họ tên: .
Nội dung công việc:
- Ghi tên đăng kí dự khóa học (đăng kí với người phụ trách, người quản lí lớp)
- Sắp xếp thời gian biểu hợp lí để học việc học nghề không ảnh hưởng đến chương trình học tập chính khóa ( kiểm tra lịch học để phù hợp với bản thân, không trùng với thời gian chính khóa)
4. Tổ chức thực hiện.
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1+ 2: Bài tập 1 + 2/Tr153
+ Nhóm 3 + 4: Bài tập 1 + 3/Tr 153 - 154
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
 Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm 
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 4: VẬN DỤNG 
Mục tiêu: N1
HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao.
2.Nội dung: Lập kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn.
3. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
 KẾ HOẠCH ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
1.Họ và tên: 
Tổ: 
Lớp: 
1. Mục tiêu phấn đấu
- Bao quát toàn bộ kiến thức
- Làm bài thi tốt
- Đạt loại khá giỏi môn văn.
2. Nội dung và kế hoạch ôn tập (dùng cho những ngày nghỉ).
Nội dung ôn tập
Hình thức và cách thức tiến hành
Thời gian thực hiện
Văn
- Ôn khái niệm, các đặc điểm thể loại và nội dung các tác phẩm VHDG Việt Nam và nước ngoài
7h30′ – 11h
- Ôn bài khái quát VHTĐ, các tác phẩm văn học viết Việt Nam và nước ngoài
14h – 17h30′
Tiếng Việt
Ôn các khái niệm, giải lại các bài tập khó
19h – 21h30′
Làm văn
- Ôn lí thuyết các kiểu bài
21h45′ – 22h30′
- Xem lại các bài viết văn đã trả
22h30′ – 23h
4. Tổ chức thực hiện.
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên giao nhiệm vụ: 
GV giao nhiệm vụ: Tiến hành lập kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn cho những ngày nghỉ học giữa kì 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
 Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm 
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: 
- Khái niệm về bản kế hoạch cá nhân. 
- Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân.
- Tầm quan trọng của ý thức và thói quen lập kế hoạch làm việc 
2. Bài sắp học:
-Đọc văn bản;
-Trả lời các câu hỏi tronh hướng dẫn học bài của SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_1_den_54_nam_hoc_2021_2022.doc