Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

I.MỤC TIÊU

1.Về kiến thức

- Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó.

- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật : (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.

- Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

2.Về năng lực :

 Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

3.Về phẩm chất : học sinh chú ý sử dụng và tìm hiểu văn bản theo đúng phong cách ngôn ngữ

 

docx 2 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng:
Tiết 1. Tiếng Việt 
 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I.MỤC TIÊU 
1.Về kiến thức 
- Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó.
- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật : (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.
- Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
2.Về năng lực :
 Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
3.Về phẩm chất :  học sinh chú ý sử dụng và tìm hiểu văn bản theo đúng phong cách ngôn ngữ
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1.Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2.Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ 
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện: giáo viên thực hiện kỹ thuật 1 phút để học sinh có thể trả lời câu hỏi một cách đúng nhất .
1.“Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần “
2. “Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
 Mận hỏi thời đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào “
3. “ Trong đầm gì đẹp bằng sen 
Lá xanh bông trắng lại tren nhụy vàng 
 Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học.
b) Nội dung: 
- GV chiếu câu hỏi 
- HS dự đoán từ ngữ/ cụm từ.
c) Sản phẩm: gạch chân ngôn ngữ thơ trong ca dao
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1:Giao nhiệm vụ học tập
GV chiếu hình ảnh câu thơ ca dao
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ 
HS suy nghĩ và dự đoán 
BƯớc 3:Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ
Bước 4: Kết luận, nhận định 
Giáo viên dẫn dắt vào bài học: các từ trong ca dao mang thể loại phong cách ngôn ngữ
Các câu ca dao và đáp án 
Câu 1. Đắng cay 
Câu 2. Vườn hồng 
Câu 3. Lá xanh bông trắng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_1_phong_cach_ngon_ngu_nghe_thuat.docx