Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 11, 12: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 11, 12: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Bài: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY

 (Truyền thuyết)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình MC – TT và nguyên nhân mất nước ÂL

- Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu.

II. CHUẨN BỊ

- SGK, SGV, GA

- Tài liệu tham khảo

III. CÁCH THỨC

- Diễn giảng

- Vấn đáp

- Thảo luận nhóm nhỏ

 

doc 4 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1670Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 11, 12: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:4
Tiết: 10,11
Bài: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY
	 (Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS: 
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình MC – TT và nguyên nhân mất nước ÂL
- Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu.
II. CHUẨN BỊ
- SGK, SGV, GA
- Tài liệu tham khảo
III. CÁCH THỨC
- Diễn giảng
- Vấn đáp
- Thảo luận nhóm nhỏ
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a. Giới thiệu: Chuyện tình của MC – TT trở thành bi kịch khi chính TT làm sụp đổ cơ đồ AL. Bi kịch này đã làm xúc động những nhà văn, nhà thơ và Tố Hữu đã để lại cho chúng ta những vần thơ đầy xúc động: 
Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chổ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
b. Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1: HDHS tìm hiểu phần tiểu dẫn SGK
HĐ 2: HDHS đọc hiểu chi tiết văn bản
- GV: Em hãy cho biết cương vị của ADV ở nước Âu Lạc và những việc mà ADV đã làm được cho AL?
- GV: ADV đã làm những việc gì để gây nên cảnh mất nước, nhà tan?
- HS: 1-2 HS trả lời
GV: Tóm ý
- GV: Thái độ của tác giả dân gian đối với ADV như thế nào? (đối với việc nhà vua tự tay chém đầu con gái, cầm sừng tê rẽ nước xuống biển,)
- HS: trao đổi
- GV: Nhân vật ADV đã dể lại cho chúng ta bài học gì?
- HS: trao đổi
- GV: Qua truyền thuyết, ta thấy MC là một cô công chúa như thế nào?
- HS: 1-2 HS trả lời
- GV: MC đã làm những việc gì để đén nỗi phải gây nên cảnh mất nước, nhà tan?
- HS: 1 HS trả lời
- GV: Tóm ý 
- GV: Thái độ của TGDG đối với những việc làm của MC như thế nào?
- HS: 1-3 HS trả lời
- GV: tóm ý
- GV: Mục đích của TT khi sang  L để cầu hôn là gì?
- HS: 1 HS trả lời
- GV: Qua việc làm của mình, TT đã đạt được những kết quả như thế nào?
- HS: 1 HS trả lời
- GV: Theo em, hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” có ý nghĩa như thế nào?
- HS: Trao đổi
HĐ 3: HDHS tổng kết
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đặc trưng thể loại truyền thuyết
- Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
- Truyền thuyết phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân đối với sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử.
2. Văn bản
- Vị trí văn bản: 
+ Trích trong “Truyện Rùa Vàng” trong Lĩnh Nam chích quái
+ Được viết bằng chữ Hán, được ra đời từ TK 15
- Nội dung: kể về việc ADV xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước, mối tình MC- TT và nguyên nhân mất nước ÂL.
II. ĐỌC – HIỂU
1. Nhân vật An Dương Vương
- Là vua của nước ÂL, xây thành chế nỏ, bảo vệ đất nước và đã chiến thắng quân xâm lược Triệu Đà.
- Gây nên cảnh mất nước, nhà tan:
+ Gả MC cho con trai Đà là TT
+ Để TT ở rể trong thành trong thời gian dài
+ Ỷ lai, chủ quan, khinh địch, khi quân TĐ đến Loa Thành, ADV vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ.
-> ADV không chỉ mơ hồ về bản chất xâm lược của kẻ thù nên đã kết tình thong hiếu mà còn có tư tưởng ỷ lại và mất cảnh giác trong công cuộc bảo vệ đất nước.
- Thái độ của tác giả dân gian đối với ADV: sáng tạo chi tiết nhà vua tự tay chém đầu con gái, TGDG đã gửi gắm lòng kính trọng đối với thái độ dũng cảm của nhà vua.
-> ADV vừa là người có công vừa là người có tội. Nhưng tác giả dân gian vẫn hết lòng bao dung và kính trọng đức minh quân này.
=> Bài học rút ra: không được lơ là, chủ quan, khinh địch và mất cảnh giác với kẻ thù. Đồng thời phải biết đặt việc nước lên trên tình nhà.
2. Nhân vật Mị Châu
- Là công chúa, ngây thơ, chưa ý thức gì về trách nhiệm công dân đối với đất nước, chỉ biết chìm đắm trong tình cảm vợ chồng.
- Gây nên cảnh mất nước, nhà tan:
+ MC bị TT dỗ cho xem nỏ thần để đánh tráo bí mật quốc gia mà không biết.
+ Rắc lông ngỗng trên dường chạy trốn -> dẫn đến cái chết cho bản thân.
-> MC đã mất cảnh giác và ngây thơ, cả tin trong tình yêu, gây nên cảnh mất nước nhà tan. Nàng chỉ nghĩ đên hạnh phúc lứa đôi mà không chú ý đến vận mệnh của đất nước. Tuy nhiên, MC bị kết tội là “giặc trong” là do nàng vô tình chứ không phải cố ý.
- Thái độ của tác giả dân gian đối với MC:
+ Kết tội MC là giặc
+Để cho MC được hóa thân nhưng không trọn vẹn -> thái độ nghiêm khắc của tác giả dân gian
+Máu MC chảy xuống biển, trai sò ăn phải biến thành ngọc châu, ứng với lời khấn của nàng trước khi chết -> Thê hiện sự bao dung, thông cảm cho sự trong sáng ngây thơ của MC khi phạm tội một cách vô tình.
=> Nhân vật MC đã để lại cho người đời bài học: phải biết giải quyết mối quan hệ giữa đất nước với tình nhà.
3. Nhân vật Trọng Thủy
- Mục đích sang ÂL:
+ Cầu hôn để làm gián điệp
+ Chưa yêu MC
-> Có ý thức về nghĩa vụ đối với đất nước của mình.
- Khi sống với MC:
+ Yêu MC
+ Lời của TT trước lúc chia tay : “Tình vợ chồnglấy gì làm dấu?” -> Mục đích: vừa ngầm báo trước cuộc chia ly không thể tránh khỏi, vừa tìm MC vì nghĩa vợ chồng. nhưng cũng vừa truy tìm dấu vết của cha con ADV 
-> Có sự giằng xé, mâu thuẫn trong tâm hồn.
- Kết quả TT đạt được:
+ Làm sụp đổ cơ đồ ÂL-> đúng nguyện vọng của TT
+ Mất MC -> điều mà TT không muốn
+ Lao đầu xuống giếng chết -> vì tình yêu với MC và cũng vì sự bế tắc, giữa tình yêu và nghĩa vụ của đất nước không thể dung hòa.
=> TT lâm vào bi kịch không lối thoát của một người vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của âm mưu xâm lược.
4. Ý nghĩa hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”
- Ngọc trai: linh ứng cho lời khấn cầu của MC trước khi chết -> chứng thực tấm lòng trong sáng của nàng.
- Giếng nước: chứng nhân cho mong muốn hóa giải tội lỗi của TT
- Ngọc trai rửa nước giếng lại càng trong sáng thêm -> Tình yêu chung thủy, đồng thời cho thấy TT đã tìm được sự tha thứ của MC.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: 
Truyền thuyết ADV và MC – TT là câu chuyện lí giải nguyên nhân mất nước ÂL. Đồng thời qua câu chuyện tình yêu là bài học giữ nước và giáo dục trai gái nước Việt phải biết giải quyết mối quan hệ giữa nợ nước- tình nhà.
2. Nghệ thuật
- Có sự tương quan giữa cốt lõi lịch sử và sự tưởng tượng của tác giả dân gian.
- Mượn câu chuyện tình yêu để nêu lên bài học giữ nước 
4. Củng cố:
- Nguyên nhân gây cảnh mất nước nhà tan
- Thái độ của tác giả dân gian đối với từng nhân vật
5. Dặn dò:
- Xem kĩ bài cũ
- Chuẩn bị bài mới: Lập dàn ý bài văn tự sự

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_4_Truyen_An_Duong_Vuong_va_Mi_Chau_Trong_Thuy.doc