Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 121: Trình bày một số vấn đề - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thu Hằng

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 121: Trình bày một số vấn đề - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thu Hằng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Nắm được yêu cầu của việc trình bày một vấn đề, các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề.

2, Kĩ năng:

- Nhận diện được các tình huống cần trình bày vấn đề.

- Biết cách lập ý và trình bày vấn đề trước tập thể.

3, Thái độ:

- Có ý thức tìm hiểu, phân tích tình huống khi trình bày vấn đề trước tập thể.

- Say mê, yêu thích với môn học và tích cực, sáng tạo trong giờ học

4. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, năng lực hợp tác.; rèn luyện đức tính cẩn trọng khi xác định đề,.

II/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Phương tiện

- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn

2. Phương pháp: Phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình, đọc sáng tạo, phương pháp vấn đáp .và một số kĩ thuật dạy học tích cực.

3. Hình thức: Theo lớp, theo nhóm, hoạt động cá nhân.

III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

- Mục đích: Thu hút sự tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, huy động kiến thức cũ, kiến thức liên quan để tiếp nhận kiến thức mới.

- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan,

 GV chia lớp thành các nhóm, thành viên các nhóm lần lượt ghi lên bảng các vấn đề mà các em đang quan tâm trong đời sống hằng ngày. Thời gian là 1 phút.

Lời vào bài: Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều các tình huống, vấn đề đặt ra đòi hỏi các em phải trình bày ý trước tập thể, cung cấp thông tin, bày tỏ tư tưởng, tình cảm của mình về vấn đề đó. Vậy việc trình bày đó có những yêu cầu gì và các bước chuẩn bị trước khi trình bày ra sao thì cô và các em tim hiểu bài học ngày hôm nay.

 

docx 6 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 832Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 121: Trình bày một số vấn đề - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 21/03/2019
Người soạn: Nguyễn Thu Hằng
Tiết 121: Làm văn
TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm được yêu cầu của việc trình bày một vấn đề, các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề.
2, Kĩ năng: 
- Nhận diện được các tình huống cần trình bày vấn đề.
- Biết cách lập ý và trình bày vấn đề trước tập thể.
3, Thái độ: 
- Có ý thức tìm hiểu, phân tích tình huống khi trình bày vấn đề trước tập thể.
- Say mê, yêu thích với môn học và tích cực, sáng tạo trong giờ học
4. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực nghiên cứu, sáng tạo, năng lực hợp tác...; rèn luyện đức tính cẩn trọng khi xác định đề,...
II/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Phương tiện
- Giáo viên: SGK Ngữ văn 10 (nâng cao), giáo trình, giáo án, máy chiếu, 
- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn
2. Phương pháp: Phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình, đọc sáng tạo, phương pháp vấn đáp.và một số kĩ thuật dạy học tích cực.
3. Hình thức: Theo lớp, theo nhóm, hoạt động cá nhân.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Mục đích: Thu hút sự tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, huy động kiến thức cũ, kiến thức liên quan để tiếp nhận kiến thức mới.
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan,
 GV chia lớp thành các nhóm, thành viên các nhóm lần lượt ghi lên bảng các vấn đề mà các em đang quan tâm trong đời sống hằng ngày. Thời gian là 1 phút.
Lời vào bài: Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều các tình huống, vấn đề đặt ra đòi hỏi các em phải trình bày ý trước tập thể, cung cấp thông tin, bày tỏ tư tưởng, tình cảm của mình về vấn đề đó. Vậy việc trình bày đó có những yêu cầu gì và các bước chuẩn bị trước khi trình bày ra sao thì cô và các em tim hiểu bài học ngày hôm nay.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Mục đích: Hình thành cho HS các kiến thức về trình bày một vấn đề (yêu cầu, các bước chuẩn bị trước khi trình bày một vấn đề)
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
v GV: Yêu cầu HS đọc các tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi: 
 Trong các tình huống trên, mục đích cần đạt được là gì ?
TL: truyền đạt thông tin, nêu suy nghĩ, bày tỏ thái độ, tình cảm,
 Hình thức ngôn ngữ sử dụng trong các tình huống đó ? 
TL: Ngôn ngữ nói.
 Thế nào là trình bày một vấn đề ?
 Khi làm một bài văn hay bất kì một yêu cầu nào đó, điều đầu tiên các em cần phải chú ý đó là gì ? 
 Về cách trình bày, ngôn ngữ, giọng điệu em cần phải lưu ý điều gì ? 
 Trình tự của một bài phát biểu, trình tự ?
v GV: cho HS phân tích và trả lời câu hỏi theo tình huồng:
Tình huống: Trong giờ sinh hoạt tập thể toàn trường theo chủ điểm “HS với an toàn giao thông”, anh chị được phân công tham gia phần thi hùng biện về vấn đề đó.
 Cũng như các kiểu văn bản khác, điều đầu tiên các em cần xác định khi nhận được một yêu cầu, đề bài là gì ? Vấn đề cần trình bày của tình huống trên là gì? 
Vấn đề cần trình bày: HS với an toàn giao thông.
 Theo em, việc xác định đối tượng tiếp nhận có cần thiết không ? Tại sao ? (Nội dung bài tập 2 / SGK – Tr.170).
Việc xác định đối tượng là cần thiết, từ đó có cách diễn đạt, trình bày, sử dụng ngôn ngữ phù hợp đối với từng đối tượng, bày tỏ thái độ tôn trọng người tiếp nhận.
 Đối tượng tiếp nhận trong tình huống trên là những ai ?
Các bạn học sinh và thầy cô trong trường.
 Theo em, trong tình huống trên em cần trình bày những nội dung gì và có cần sử dụng số liệu, hình ảnh minh họa không ?
Nội dung: thực trạng, nguyên nhân vi phạm ATGT ở HS, cách khắc phục, tuyên truyền giáo dục cho HS,
 Sau khi đã xác định được mục đích, nội dung, đối tượng, việc tiếp theo cần làm để có bài trình bày, thuyết trình hoàn chỉnh là gì ? 
Lập dàn ý, đề cương.
 Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề là gì ? 
I/ TÌNH HUỐNG VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
 1. Khái niệm
- Trình bày một vấn đề là dùng ngôn ngữ nói nhằm truyền đạt thông tin, nêu lên suy nghĩ và bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trước mọi người về một vấn đề nào đó đang đặt ra trong cuộc sống.
 2. Yêu cầu
- Bám sát mục đích, yêu cầu, đối tượng và nội dung chính cần trình bày
 + Để làm gì ?
 + Nói cho ai nghe ?
 + Nói về vấn đề gì ?
- Trình bày, phát biểu tự nhiên, mạch lạc, có trọng tâm, trọng điểm; lời nói sinh động, truyền cảm, có ngữ điệu, âm lượng phù hợp.
- Việc trình bày thường tuân theo trình tự:
 + Chào hỏi, tự giới thiệu.
 + Trình bày lần lượt các nội dung.
 + Kết thúc và cảm ơn cử tọa.
II/ CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ ĐỂ TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
 1. Tình huống
 2. Kết luận:
- Xác định đề tài và đối tượng
- Xác định nội dung cơ bản và phạm vi tư liệu
- Lập đề cương cho bài phát biểu (Thường có 3 phần):
 + Mở đầu: Nêu vấn đề
 + Nội dung cơ bản: Trình bày những nội dung cơ bản, trọng tâm. Kết hợp dẫn chứng, lí lẽ, tư liệu, phương tiện,
 + Kết thúc: Tóm tắt, khái quát nội dung, ý nghĩa, vai trò của vấn đề vừa trình bày; gợi ra cho người nghe những suy nghĩ và hành động thiết thực.
III/ LUYỆN TẬP
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục đích: Rèn luyện kĩ năng nhận diện tình huống, chuẩn bị cho bài trình bày về một vấn đề được đặt ra.
- Phương pháp: Thực hành theo nhóm, trao đổi thảo luận, trình bày vấn đề...
Bài tập 1 (SGK – Tr.170): HS suy nghĩ và trả lời
Bài tập 3 (SGK – Tr.170): GV hướng dẫn HS triển khai các ý chính
Thành phần độc hại của thuộc lá: Trong thuốc lá có hàm lượng nicotin cao 
Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người hút và những người xung quanh (Các bệnh về hô hấp, tim mạch,) và môi trường sống. Đặc biệt là đối với học sinh (Ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lí, tính cách, cách ứng xử, hình thành thói quen xấu,)
Cách khắc phục tình trạng hút thuốc ở học sinh.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục đích: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào các dạng bài tập tương tự. Phát huy được năng lực tự học, chủ động sáng tạo...
- Phương pháp: Trao đổi thảo luận, trình bày...
Bài tập: Trong giờ sinh hoạt tập thể, em được phân công phát biểu ý kiến về vấn đề Tình yêu tuổi học trò. 
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, sáng tạo mở rộng kiến thức đã học
- Phương pháp: tự học
- Thời gian: ở nhà
+ Hoàn thành các bài tập được giao.
+ Nhiệm vụ nối tiếp: Chuẩn bị bài Đọc – hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_121_trinh_bay_mot_so_van_de_nam.docx