Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 13 Làm văn: Lập dàn ý bài văn tự sự

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 13 Làm văn: Lập dàn ý bài văn tự sự

Tiết 13.Làm văn

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS

 - Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.

 - Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.

 - Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết 1 bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung.

B. Phương pháp và phương tiện:

1. Phương pháp:

 Quy nạp.

2. Phương tiện:

 Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án.

 

doc 3 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 2151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 13 Làm văn: Lập dàn ý bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/09/2009
Ngày giảng: 15/09/2009
Tiết 13.Làm văn
Lập dàn ý bài văn tự sự
A. Mục tiêu bài học:
	Giúp HS
	- Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.
	- Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.
	- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết 1 bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung.
B. Phương pháp và phương tiện:
1. Phương pháp:
	Quy nạp.
2. Phương tiện:
	Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
	Không
3. Bài mới:
	Giới thiệu bài: Cha ông ta xưa nay từng răn dạy con cháu: " Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" . Nghĩa là phải suy nghĩ cho kĩ trước khi nói hay làm bất cứ 1 điều gì. Làm 1 bài văn cũng vậy phải có dàn ý, có sự sắp xếp các ý, các sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Để thấy rõ vai trò của dàn ý, chúng ta cùng tìm hiểu bài học "Lập dàn ý bài văn tự sự ".
Gọi 2 HS đọc đoạn trích.
HS đọc
? Trong phần trích, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
Hs trả lời.
? Qua lời kể của nhà văn, anh (chị) học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
Hs trả lời.
Gọi HS đọc tình huống và yêu cầu HS lập dàn ý cho 2 đề bài.
( HS chia 2 nhóm thảo luận)
HS đọc và chia nhóm thảo luận và cử 2 HS lập dàn ý theo Sgk trên bảng.- Đặt nhan đề cho bài viết 
- Lập dàn ý theo bố cục 3 phần
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
1. Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn "Rừng xà nu".
2. Qua lời kể của nhà văn, kinh nghiệm rút ra:
+ Để chuẩn bị viết một bài văn tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện ; sau đó suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật theo những mối quan hệ nào đó và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện.
+ Tiếp theo là bước lập dàn ý, gồm 3 phần: Mở bài, thân bài,kết bài.
II. Lập dàn ý:
1. 
- Nhan đề:
+ Đề bài 1: Sau cái đêm ấy, ánh sáng..
+ Đề bài 2: Người đậy nắp hầm bem..
Bố cục
Đề bài 1
Đề bài 2
Mở bài
- Chị Dậu hớt hải chạy khỏi nhà tên quan cụ theo hướng làng mình trong đêm tối
- Về tới nhà, trời đã khuya thấy 1 người lạ đang nói chuyện với chồng.
- Vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi.
- Chị Dậu chạy khỏi nhà quan cụ, trở về làng cùng chồng con tiếp tục làm ăn.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Tuy làng Đông Xá bị địch chiếm nhưng hằng đêm vẫn xuất hiện một, hai cán bộ cách mạng hoạt động bí mật.
Thân bài
- Người khách lạ là cán bộ Việt Minh tìm đến hỏi thăm tình cảnh gia đình chị
- Từng bước giảng giải cho vợ chồng chị Dậu nghe vì sao dân mình khổ, muốn hết khổ phải làm gì? Nhân dân xung quanh vùng đã làm được gì, như thế nào?
- Người khách lạ thỉnh thoảng ghé thăm gia đình anh Dậu, mang tin mới, khuyến khích chị Dậu.
- Chị Dậu đã vận động những người xung quanh.
- Cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám nổ ra, khí thế cách mạng sôi sục, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo
- Chị và gia đình khác được vận động đi theo Cách mạng. gia đình có hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ và chị Dậu trở thành 1 người tận tình với cách mạng.
- Quân Pháp càn quét, truy lùng cán bộ gắt gao.
- Không khí trong làng trở nên hết sức căng thẳng. Nhiều người vô cùng hoảng sợ và lo lắng. Chị Dậu vẫn bình tĩnh hướng dẫn cán bộ xuống hầm bí mật
- Sau những đợt càn quét của địch, được sự vận động của chị Dậu và các cán bộ, toàn bộ làng Đông Xá trở thành thành trì vững chắc cho cán bộ Cách mạng cùng nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa.
Kết bài
- Chị Dậu và bà con xóm làng chuẩn bị đến mừng ngày tổng khởi nghĩa.
- Chị Dậu đón cái Tý trở về, gia đình xum họp.
- Cách mạng tháng 8 thành công. Làng Đông Xá trở thành địa phương đi đầu trong việc đứng lên khởi nghiã - cướp chính quyền.
- Gia đình chị xum họp.
 ? Qua việc lập dàn ý trên, hãy cho biết để lập được dàn ý bài văn tự sự ta cần làm những gì?
Hs trả lời.
Từ ý kiến của HS. GV tóm tắt. yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Hs đọc.
Yêu cầu HS đọc đề tài. GV gợi ý cho HS làm việc theo cá nhân.
Gọi 2 em đứng dậy đọc bài của mình.
2. 
+ Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, xác đinh chủ đề của bài viết.
+ Từ đề tài, chủ đề, người viết phải tưởng tượng và phác ra những nét chính của cốt truyện. Cốt truyện nên dựa vào "mô hình" cấu trúc truyền thống của tác phẩm tự sự: trình bày - Khai đoạn - phát triển - đỉnh điểm - kết thúc.
+ Tiếp đó, có thể phác ra 3 phần của 1 dàn ý.
Mở bài ( phần trình bày)
Thân bài (phần khai đoan, phát triển, đỉnh điểm)
Kết bài ( phần kết thúc)
+ Dựa vào dàn ý, cần suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành 1 bài văn như: sự việc xảy ra, tâm trạng của nhân vật, cảnh thiên nhiên
* Ghi nhớ:
Sgk.46
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
a, Đề tài: Một HS vốn có bản chất tốt, nhưng do một hoàn cảnh nào đó xô đẩy mà phạm sai lầm, sau đó đã kịp thời tỉnh ngộ và vươn lên.
b, Lập dàn ý: Có thể xây dựng cốt truyện đảo ngược thời gian.
- Mở bài: Kể một sự việc đã từng sa ngã, sai lầm vì " những phút yếu mềm" của nhân vật.
- Thân bài: kể một số việc:
+ Nhân vật hồi tưởng về bản chất tốt đẹp của mình.
+ Nhân vật tự đấu tranh và được người thân, thầy, bạn bè giúp đỡ, dần dần tỉnh ngộ
+ Một sự việc về sự vươn lên của nhân vật.
- Kết bài:
Suy ngẫm, rồi rút ra bài học triết lí có thể mượn lời Lê-nin để kết thúc câu chuyện: "Tôi không sợ khó, không sợ khổ vẻ vang nhất".
4. Củng cố - Nhận xét:
- Hệ thống nội dung: Theo yêu cầu bài học.
- Nhận xét chung.
5. Dặn dò:
Học bài: Làm bài tập (2). Soạn bài "Uy-lít-xơ trở về"

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13 - Lap dan y bai van tu su.doc