Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 24 Làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 24 Làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Tiết 24. Làm văn

MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp HS

 - Củng cố vững chắc hơn những kiến thức và kĩ năng đã học về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

 - Thấy rõ được người làm văn tự sự sễ khó có thể miêu tả và biểu cảm thành công nếu không chú ý đến việc quan sát, liên tưởng và tưởng tượng; từ đó có ý thức rèn luyện để nâng cao năng lực miêu tả và biểu cmả nói chung, liên tươửng và tưởng tượng nói riêng khi viết bài văn tự sự.

B. Phương pháp + Phương tiện:

1. Phương pháp:

 Nêu vấn đề + quy nạp + Diễn dịch

2. Phương tiện:

 Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án

 

doc 4 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 3861Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 24 Làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/10/2009
Ngày giảng: 07/10/2009
Tiết 24. Làm văn 
Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
A. Mục tiêu bài học:
	Giúp HS
	- Củng cố vững chắc hơn những kiến thức và kĩ năng đã học về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
	- Thấy rõ được người làm văn tự sự sễ khó có thể miêu tả và biểu cảm thành công nếu không chú ý đến việc quan sát, liên tưởng và tưởng tượng; từ đó có ý thức rèn luyện để nâng cao năng lực miêu tả và biểu cmả nói chung, liên tươửng và tưởng tượng nói riêng khi viết bài văn tự sự.
B. Phương pháp + Phương tiện:
1. Phương pháp:
	Nêu vấn đề + quy nạp + Diễn dịch
2. Phương tiện:
	Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án 
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 	CH: Tự sự, sự việc, chi tiết là gì? Nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự. 
3. Bài mới:
	Giới thiệu bài: Trong thơ tình cũng sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự. Vậy trong văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả-tự sự hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Cho Hs thảo luận theo nhóm.
Hs trao đổi.
? Thế nào là miêu tả, biểu cảm?
? Miêu tả trong văn bản tự sự có hoàn toàn giống với miêu tả trong văn bản miêu tả hay không? Miêu tả và biểu cảm trong văn Tự sự có gì giống và khác nhau với văn bản miêu tả và biểu cảm? 
Hs trả lời.
? Căn cứ vào đâu để dấnh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?
Hs trả lời.
Gọi Hs đọc đoạn 4.
Hs đọc.
? Giải thích vì sao đoạn văn đã rất thành công trong việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm?
Hs trả lời.
Gv tổ chức cho Hs tìm hiểu theo Sgk.
? Chọn và điền từ (quan sát, liên tưởng, tưởng tượng) thích hợp vào mỗi ô trống?
Hs trả lời.
? Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng không?
Hs trả lời.
Yêu cầu Hs đọc đề bài.
Hs đọc.
? Phải tìm biểu cảm từ đâu?
Hs căn cứ Sgk trả lời.
Gọi Hs đọc ghi nhớ.
Hs đọc
Gv cho Hs luyện tập.
Yêu cầu đọc văn bản.
Hs đọc.
? Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích?
Hs nhận xét.
I. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
1.
- Miêu tả: Dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật khác làm cho người nghe, người đọc, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.
- Biểu cảm: Bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống.
2.
+ Miêu tả trong văn bản tự sự không hoàn toàn giống với miêu tả.
+ Miêu tả tự sự giống miêu tả trong văn bản miêu tả ở cách thức tiến hành. Nhưng khác là nó không chi tiết, cụ thể mà chỉ khái quát của sự việc, sự vật, con người để truyện có sức hấp dẫn.
Biểu cảm trong văn tự sự cũng giống như biểu cảm trong văn bản miêu tả về cách thức. Song ở tự sự chie là những cảm xúc xen vào trước những sự việc, chi tiết có tác động mạnh mẽ về tư tưởng, tình cảm với người đọc, người nghe.
3.
- Căn cứ vào sự hấp dẫn qua hình ảnh miêu tả để liên tưởng tới yếu tố bất ngờ trong truyện.
- Căn cứ vào sự truyền cảm mạnh mẽ qua cách trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm của tác giả.
4.
* Xác định yếu tố.
- Miêu tả:
+ “suối reo rõ hơn  cỏ non đang mọc”.
+ “một lần từ phía  một luồng ánh sáng”.
+ “Nàng vẫn ngước  của nhà trời”.
- Biểu cảm:
+ “Tôi cảm thấy có  xuống vai tôi”.
+ “Còn tôi, tôi nhìn nàng ngủ  ý nghĩa cao đẹp”.
+ “Tôi tưởng đâu  thiêm thiếp ngủ”.
* Yếu tố miêu tả mang lại không gian yên tĩnh của một đêm đầy sao trên trời, chỉ còn nghe thấy tiếng suối reo, cỏ mọc, tiếng kêu của loài côn trùng. Có 2 người cô chủ và chàng trai. (Mục đồng, đang thức trắng dõi nhìn sao).
* yếu tố biểu cảm làm rõ hơn vẻ bâng khuâng xao xuyến của chàng trai trước cô chủ nhưng anh ta vẫn giữ được mình. Anh tưởng cô gái đang ngồi cạnh anh cũng là vẻ đẹp của ngôi sao lạc đường đậu xuống vai và thiêm thiếp ngủ.
=> yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật, của lòng người. Ta chứng kiến cảnh đêm sao thơ mộng trên núi cao ở Prô-văng-xơ miền Nam nước Pháp cùng rung động khẽ khàng, say sưa mà thyanh thiết trong tâm hồn chàng chăn cừu bên cô gái ngây thơ xinh đẹp. Nừu thiếu những yếu tố này, chúng ta không cảm thấy những gì tốt đẹp đó.
II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
1.
a -> điền từ liên tưởng.
b -> điền từ quan sát.
c -> điền từ tưởng tượng.
2.
-> Không được. Bởi liên tưởng, tưởng tượng mới gây được cảm xúc. Ví dụ ở đoạn văn của AĐô-đê, “những vì sao” ta nhận ra:
- Phải quan sát để nhận ra. Trong đêm tiếng suối nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa, những tiếng sột soạt văng vẳng trong không gian.
- Tưởng tưởng: Cô gái nom như một chú mục đồng của nhà trời nơi có những đám cưới sao.
- Liên tưởng: Cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn của ngàn sao gợi nghĩ đến đàn cừu lớn.
3.
a -> đúng.
b -> đúng.
c -> đúng.
d -> Không chính xác. Vì chỉ có tiếng nói của trái tim chưa đủ, nó mang chủ quan. Những suy nghĩ chân thành, sâu sắc chỉ có thể từ quan sát đến liên tưởng và tưởng tượng các sự vật, sự việc xung quanh mình. Nếu chỉ dựa vào nhận biết của tâm hồn mình thì chưa đủ.
* Ghi nhớ.
Sgk – 76.
III. Luyện tập.
Bài 1.
b. 
- Mục đích đoạn trích: chủ yếu là kể một chi tiết trong một câu chyện chứ không phải là miêu tả và biểu cảm.
- Trong đoạn trích có nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm, nhờ thế người đọc cảm thấy như đang tận mắt chứng kiến một bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu vàng vùng rừng núi phương Bắc xa xôi và thấy càng thêm yêu thiết tha cuộc đời thơ mộng đến kì diệu này.
- Hiệu quả của các yếu tố miêu tả và biểu cảm: Trước hết và chủ yếu từ tình yêu của nhà văn đối với cuộc sống. Hiệu quả ấy là do nhà văn có một khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng tinh tế và mới mẻ lạ thường.
4. Củng cố - Nhận xét:
	- Hệ thống nội dung: Theo bài học
	- Nhận xét chung.
5. Dặn dò:
	- Học bài, làm các bài tập còn lại.
Soạn hai văn bản đọc thêm Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 24 - Mieu ta va bieu cam trong van tu su.doc