Tiết 25. Đọc văn
TAM ĐẠI CON GÀ
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS
- Thấy được sự phê phán của nhân dân đối với nhân vật thầy Lí (qua hình ảnh quan lại đại phương) và thái đọ giễu cợt đối với Cải (hình ảnh của những người nông dân khờ khạo khi lâm vào cảnh kiện tụng). Song, đối tượng chủ yếu là thầy Lí. Nắm được đặc sắc của truyện.
- Hiểu được thực chất của mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật thầy đồ. Nắm được nghệ thuật “tự bộc lộ”. Đây chính là nét đặc sắc của truyện.
Tuần 11 Ngày soạn: 11/10/2009 Ngày giảng: 13/10/2009 Tiết 25. Đọc văn Tam đại con gà Nhưng nó phải bằng hai mày A. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Thấy được sự phê phán của nhân dân đối với nhân vật thầy Lí (qua hình ảnh quan lại đại phương) và thái đọ giễu cợt đối với Cải (hình ảnh của những người nông dân khờ khạo khi lâm vào cảnh kiện tụng). Song, đối tượng chủ yếu là thầy Lí. Nắm được đặc sắc của truyện. - Hiểu được thực chất của mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật thầy đồ. Nắm được nghệ thuật “tự bộc lộ”. Đây chính là nét đặc sắc của truyện. B. Phương pháp + Phương tiện: 1. Phương pháp: Nêu vấn đề + Phát vấn. 2. Phương tiện: Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: CH: Tác giả dân gian miêu tả như thế nào về cuộc đấu tranh không khoan nhượng của Tấm để giành lại hạnh phúc? Qua đó thể hiện ước mơ gì của nhân dân ta xưa.. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung cần đạt Gv yêu cầu: Căn cứ vào tiểu dẫn Sgk, nêu vài nét về truyện cười? Hs nêu. Gv: Hai truyện hôm nay chúng ta học thuộc loại truyện trào phúng. Gọi Hs đọc văn bản. Hs đọc. Gv giải thích từ khó theo Sgk. ? Anh (chị) hãy xác định đối tượng gây cười trong truyện? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Theo anh (chị), cái dốt có đáng cười không? Vì sao? Vậy cáiđáng cười của truyện là gì? HS trả lời. ? Toàn bộ phần sau có phải nói về việc thầy đồ lên mặt văn hay chữ tốt không? Vì sao? Hs thảo luận và trả lời. Gv gợi dẫn: - Tình huống 1 cho thấy điều gì về trình độ của thầy đồ? - Thầy đồ đã xử lí tình huống này như thế nào? Việc xử lí như vậy có ý nghĩa gì? ? Trước tình huống khó xử, thầy đã suy nghĩ gì? Thầy đã xử lí tình huống đó ra sao? ? Qua việc tìm hiểu trên, hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện? Hs trả lời. Gọi Hs đọc ghi nhớ. Hs đọc. Gọi Hs đọc văn bản. Hs đọc. Gv nêu vấn đề: ? Tác giả dân gian đã chuẩn bị cho tình huống mâu thuẫn như thế nào? Hs trả lời. ? Việc nêu số tiền lót tay, chè lá của từng người cụ thể (Cải: 5 đồng, Ngô: 10 đồng) có mục đích gì? Hs trả lời. Gv dẫn: Trong vụ xử kiện của thầy lí, tác giả dân gian kể rất ngắn gọn, lược bỏ những chi tiết thừa, không cần thiết, tập trung vào việc đẩy cao tình huống mâu thuẫn gây cười. Thầy lí chỉ nói 2 câu, Cải chỉ nói 1 câu, Ngô hoàn toàn im lặng. ? Vậy, tại sao thầy lí lại phán quyết ngay, không một câu hỏi bên nguyên, bên bị? Hs trả lời. ? Anh (chị) có nhận xét gì về cử chỉ, hành động và lời nói của Cải và thầy lí trong cuộc nxử kiện ngắn ngủi? Mối quan hệ giữa cử chỉ xoè ngón tay của Cải và cử chỉ úp ngón tay của thầy lí với câu nói của Cải và thầy lí như thế nào? Tác dụng nghệ thuật của các chi tiết đó? Hs suy nghĩ, thảo luận và trả lời. I. Vài nét về truyện cười. - Phân loại (2 loại): truyện khôi hài và truyện trào phúng. - Mục đích: + Truyện khôi hài: giải trí (còn có ý nghĩa giáo dục). + Truyện trào phúng: phê phán. Đối tượng (các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa – thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân). II. Truyện “Tam đại con gà”. 1. Cái cười. * Đối tượng: thầy đồ. Là anh học trò đã dốt lại còn sĩ diện hão, hay nói chữ, hay khoe khoang và rất liều lĩnh. -> Bản thân cái dốt của cậu học trò không có gì đáng cười: Cái dốt của người thất học thì nhân dân dễ cảm thông, cái dốt của học trò thì nhân dân chỉ trách chứ không cười. ở đây cười kẻ dốt hay khoe khoang, hay nói chữ, cả gan dám nhận đi dạy trẻ. Cái xấu đã thành cả hành động. => Không phải. Thể hiện cái cười của nhân dân với thầy đồ: + Lần thứ nhất: Gặp chữ “kê” trong sách Tam thiên tự, thầy không đọc được -> nói liều “Dủ dỉ là con dù dì”. - Nói lên sự dốt nát đến thảm hại và liều lĩnh của thầy đồ. Anh ta vừa dốt kiến thức sách vở, vừa dốt kiến thức thực tế: Dủ dỉ không phải là chữ Hán, trên đời không có con vật nào là dủ dỉ, dù dì. - Cách xử lí: . Bảo học trò đọc khẽ bởi nếu sai thì xấu hổ lắm -> Thể hiện sự thân trọng trong việc giấu dốt, dùng cái láu cá vặt để gỡ bí. . Tìm đến thổ công, cái dốt ngửa ra 3 đài âm dương. Thầy đắc ý bảo học trò đọc to “Dủ dỉ là con dù dì” -> cái dốt được khuếch đại và nâng cao. + Lần thứ hai: khi bố của học trò hỏi thầy. - Thầy nghĩ: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”. Thầy đã tự nhận thức được sự dốt nát của mình. Thầy đã lòi cái đuôi dốt vẫn gượng gạo giấu dốt. Mặt khác nhân dân còn ngầm châm biếm cả thổ công nhà ấy cũng dốt nát như thầy (ngầm ý khuyên mọi người đừng nên mê tín). - Cách xử lí: “Dủ dỉ là con dù dì, con dù dì là chị con công, con công là ông con gà” -> dạy học trò biết đến tận tam đại con gà => Thể hiện cái dốt nọ lồng vào cái dốt kia. Bởi, làm gì có con dù dì, vả lại con công đâu phải có nguồn gốc với con gà. 2. Bản chất cái cười. -> Truyện phê phán thói giấu dốt – một thói hư tật xấu có trong nội bộ nhân dân. ý nghĩa đó toát lên từ hành động tức cười của một anh thầy đồ đã đốt mà lại còn muốn giấu dốt, nhưng càng ccố tình che giấu một cách liều lĩnh thì sự dốt nát lại càng lộ ra một cách ngây ngô. Anh học trò này lại nđi dạy trẻ thì thói xấu đó càng có khả gây ra hậu quả khôn lường. Nhân dân còn khuyên răn mọi người – nhất là những người đi học chớ nên giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng. Ghi nhớ: Sgk. III. Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”. 1. Sự chuẩn bị. - Giới thiệu về nhân vật: Thầy lí là người xử kiện giỏi để người đọc chờ xem thầy sẽ xử kiện giỏi như thế nào. - Sự kiện: Kể về việc Cải và Ngô đều tỏ ra khôn ngoan, đều muốn thắng kiện bằng cách đút lót vì cả hai đều quá hiểu bản chất tham nhũng của thầy lí. -> Đó chính là cơ sở để người đọc chờ đợi việc xử kiện sẽ diễn ra theo chiều hướng nào. Cả hai đều giấu nhau việc này, chỉ có thầy lí và người đọc biết số tiền của cả hai. điieu nầy tạo ra sự ngạc nhiên cho người đọc, Cải và Ngô. 2. Xử kiện. -> Vì thầy lí phán quyết không theo lí, theo pháp luật mà xử theo tiền. Nhân vật Cử chỉ Lời nói Dụng ý Cải Vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm. “Xin xét lại, lẽ phải về con mà”. Con đx lót tay thầy 5 đồng. Nghĩa là lẽ phải, nhờ có số tiền ấy, đã thuộc về Cải. Thầy lí Xoè 5 ngón tay trái úp lên 5 ngón tay phải. “Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày”. Thàng Ngô lót tay thầy lí 10 đồng nên “phải” bằng hai Cải. ? Qua đây cho ta hiểu gì về bản chất của thầy lí? Hs trả lời. ? Sau câu trả lời và cử chỉ của quan, Cải rơi vào tình trạng như thế nào? Bình luận về nhân vật Cải. Hs trả lời. Gọi Hs đọc ghi nhớ. Hs đọc. ? Qua 2 truyện vừa học, anh (chị) có nhận xét gì vè truyện cười dân gian? Gọi Hs đọc ghi nhớ. Hs đọc. * Mối quan hệ giữa cử chỉ và lời nói trong đoạn đối thoại. + Nhân vật Cải: - Cử chỉ có trước, nghĩa là Cải muốn quan hiểu cái ý ngầm (đã đưa thầy 5 đồng- kí hiệu bằng xoè 5 ngón tay, lại ngẩng mặt nhìn thầy lí để nhắc thầy đừng quyên). - Lời nói có sau, nói to trước công đường, cho thầy lí nghe, cho Ngô và mọi người nghe. Câu nói của Cải có hai nghĩa: nghĩa tường minh (lẽ phải thuộc về Cải); nghĩa hàm ẩn- kết hợp với cử chỉ (lẽ phải thuộc về Cải vì Cải đã lót tiền). Như vậy: lẽ phải = 5 ngón tay xoè = 5 đồng = tiền đút lót, hối lộ. + Nhân vật thầy lí: - Cũng đáp ngay, trước hết bằng cử chỉ. Hành động xoè 5 ngón tay trái úp lên 5 ngón tay phải rồi mới nói cũng muốn để thằng dân cùng kia phải hiểu cái nghĩa ngầm cuae nó. - Câu nói của thầy lí trả lời đúng với câu vừa hỏi, vừa xin, vừa nhắc của Cải. Thầy cũng công nhận Cải có lẽ phải. Nghĩa là thầy đã nhận tiền-5 đồng. “Nhưng ”. Không phải ngẫu nhiên mà thầy ngừng lời một chút, cốt để Cải phải tự nghĩ mà cố hiểu: “nó lại phải bằng hai mày!”. Phải bằng hai = 5.2 = 10 ngón tay = 10 đồng = tiền gấp hai. Nghĩa là Ngô nhất định phải hơn Cải vì Ngô “biện chè lá” gấp đôi Cải. Lẽ phải được đo đếm không phải từ cơ sở pháp luật công bằng mà từ số tiền lót thầy ít hay nhiều. -> Sự thật, thầy lí quen ăn của đút, xử kiện vì tiền, đã vừa kín đáo vừa trắng trợn bộc lộ ngay tại phiên toà xử kiện Cải-Ngô. Nhận xét về Cải: + Thái độ: Ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thật, Cải rơi vào tình trạng bi hài, vừa chịu thua kiện, vừa mất tiền, lại phải chịu một chục roi phạt -> Tiền mất tật mang, mất cả chì lần chài. + Cải vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm, vừa đàng thương, vừa đáng trách. Hành động tiêu cực của anh ta đã thất bại thê thảm. Đó là bài học cho người lao động nghèo: không thể tin bọn quan lại lớn nhỏ, càng không thể tự mình cúng không tiền bạc cho chúng để rồi chịu thiệt thòi mà chẳng biết kêu ai. Ghi nhớ. Sgk – 80. IV. Tổng kết. - Truyện cười dân gian ít nhân vật, bố cục chặt, rất ngắn gọn. Cái cười tạo ra từ những mâu thuẫn giữa: cái có/không, bình thường/ không bình thường, đạo lí/ nghịch lí, ngoài/trong hiện tượng/bản chất. - Bản chất cái cười là ý nghĩa phê phán. Tiếng cười là nguồn vui, động viên nhau trong cuộc sống. 4. Củng cố - Nhận xét: - Hệ thống nội dung: Theo bài học - Nhận xét chung. 5. Dặn dò: - Học bài. Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
Tài liệu đính kèm: