Tiết 31.Làm văn
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS
- Nắm được các loại đoạn văn trong văn bản tự sự.
- Biết cách viết đoạn văn, nhất là đoạn ở phần thân bài, để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự.
- Nâng coa ý thức tìm hiểu và học tập cách viết các đoạn văn trong văn bản.
B. Phương pháp và phương tiện:
1. Phương pháp:
Quy nạp.
Ngày soạn: 25/10/2009 Ngày giảng: 27/10/2009 Tiết 31.Làm văn Luyện tập viết đoạn văn tự sự A. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Nắm được các loại đoạn văn trong văn bản tự sự. - Biết cách viết đoạn văn, nhất là đoạn ở phần thân bài, để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự. - Nâng coa ý thức tìm hiểu và học tập cách viết các đoạn văn trong văn bản. B. Phương pháp và phương tiện: 1. Phương pháp: Quy nạp. 2. Phương tiện: Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án. C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: CH: Miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào trong bài văn tự sự? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Để làm tốt một bài văn tự sự, chúng ta phải xây dựng được các đoạn văn tự sự. Thực hiện được điều này, cần chú ý những gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt Gv yêu cầu Hs đọc mục I.1- Sgk. Hs đọc. ? Hãy trình bày những nhận thức của bản thân về đoạn văn (khái niệm), đoạn văn trong văn bản tự sự. Hs trả lời. ? Hãy phân tích các loại đoạn văn trong văn bản Tấm Cám? Hs phân tích. Gọi Hs đọc yêu cầu. Hs đọc. Gv nêu yêu cầu cụ thể: Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống nhau và khác nhau? Hs trả lời và so sánh theo bảng. I. Đoạn văn trong văn bản tự sự. 1. Khái niệm đoạn văn: - Là bộ phận của văn bản. - Gồm một số câu. - Thể hiện một ý khái quát (một chủ đề). - Thường có câu chủ đề (đặt ở đầu hoặc cuối đoạn, hoặc người đọc suy ra từ toàn đoạn). - Dù khác nhau đến đâu nhưng nhiệm vụ chung của đoạn văn vẫn góp phần thể hiện chủ đề và ý nghĩa của văn bản. 2. Các loại đoạn văn trong văn bản tự sự. + Các đoạn (đoạn) mở bài: Giới thiệu câu chuyện hoặc nhân vật. + Các đoạn thân bài: Kể diễn biến câu chuyện, sự việc, hoạt động của các nhân vật + Các đoạn (đoạn) kết bài: Kết truyện. Vd: Văn bản Tấm Cám. * Đoạn mở bài (“ Ngày xưa làm việc nặng”- 9 câu): Giới thiệu hoàn cảnh truyện và các nhân vật chính: Tấm, dì ghẻ, Cám. + Câu chủ đề 1: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. + Các câu khác là giới thiệu cụ thể về hoàn cảnh sống của Tấm, tính nết của dì ghẻ, công việc hàng ngày của Tấm * Các đoạn thân bài: Có nhiều đoạn dài, ngắn khác nhau. - Đoạn 1: “Một hôm cái yếm đỏ” (gồm 2 câu). - Đoạn 2: “Ra đồng không được gì” (gồm 2 câu). - Đoạn 3: “Thấy Tấm khóc hu hu” (gồm 5 câu). Các đoạn nối tiếp nhau kể vlại nội dung, diễn biến của cốt truyện. * Các đoạn kết. + Đoạn 1 (“Một hôm vua đi chơi rước Tấm về cung”- 7 câu): Tấm trở lại làm người, gặp lại vua. + Đoạn 2 (“Cám thấy Tấm trở về lăn đùng ra chết”- 8 câu): Tấm trả thù, mẹ con Cám đền tội. II. Cách viết đoạn văn tự sự. 1. a. Các đoạn văn mở đầu và kết thúc thể hiện đúng dự kiến của tác giả vì: + Đoạn văn mở đầu: cảnh mở đầu là rừng xà nu được tả rất tạo hình. + Đoạn văn kết thúc: cảnh rừng xà nu như một đoạn vĩ thanh cứ xa dần, mờ dần, bất tận. So sánh qua bảng: Đoạn mở đầu Đoạn kết thúc Giống Nhau Tả rừng xà nu. Tập trung làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Kết cấu vòng tròn-hô ứng. Giọng điệu trang trọng, châm rãi, ngợi ca. Khác nhau Tả cụ thể, nhiều chi tiết, hình ảnh hết sức tạo hình nhằm tạo không khí và lôi cuốn người đọc. Tập trung vào hình ảnh rừng xà nu mờ dần, bất tận, làm đọng lại trong lòng người đọc những suy mngẫm sâu lắng về sự bất diệt của rừng cây, vùng đất và sức sống của con người Tây Nguyên. ? Qua đây, anh (chị) học được gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc? Hs trả lới các nhân. Gv cho Hs đọc nội dung mục II.2 và phát biểu (có thể cho thảo luận nhóm). ? Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không? Vì sao? Theo anh (chị), đoạn văn đó thuộc phân fnào của truyện ngắn mà bạn Hs định viết? Hs trả lời. ? Viết đoạn văn này, bạn Hs đã thành công ở nội dung nào, nội dung nào bạn còn phân vân để trống? Hãy viết tiếp chỗ để trống đó? Hs trả lời. ? Qua những gì vừa tìm hiểu trên, anh (chị) hãy nêu cách viết đoạn văn tự sự? Hs trả lời. Gọi Hs đọc ghi nhớ. Hs đọc. Gv cho Hs luyện tập Gọi Hs đọc đoạn văn. ? Đoạn văn kể về sự việc gì, ở phần nào của văn bản tự sự? Hs xác định. ? Đoạn trích chép có một số sai xót về ngôi kể, hãy chỉ rõ chỗ sai xót đó rồi chữa lại cho hoàn chỉnh? Hs trả lời. ? Từ sự việc trên đã cho anh (chị) thêm kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn tự sự? Hs trả lời. b. + Trước khi viết đoạn văn mở đầu và kết thúc bài văn tự sự, cần và nên dự kiến trước, nên có ý tưởng về từng đạon. + Các đoạn mở đầu và kết thúc có thể giống nhau về đối tượng, nội dung, giọng điệu; cũng có thể khác nnhau nhưng hai đoạn phải hô ứng nhau và phải tập trung vào nhiệm vụ dẫn dắt câu chuyện và làm nổi rõ chủ đề tư tưởng của truyện. 2. a. + Đây là đoạn văn tự sự vì nó kể lại sự việc chị Dậu về làng Đông Xá đúng vào ngày CMT8 thắng lợi. + Đoạn văn trên thuộc phần thân bài vì nó được kể sau phần mở đầu (đã dự kiến). Tiếp sau sẽ còn những sự việc khác (người viết đã dự kiến trong khi lập dàn ý). b.Viết đoạn văn trên, người viết đã thành công ở các câu kể việc, tả người nhưng lại lúng túng trong việc tả cảnh và tả nội tâm nhân vật (những chỗ có dấu ). + Về tả cảnh, có thể thêm những hình ảnh cánh đồng trong sương sớm, cây gạo, đàn chim + Về tâm trạng của chị Dậu, có thể bổ sung: “chị nghĩ”, “chị không thể nào quên, mới hôm nào”, “chị nhớ đến cái Tí, cái Tửu, thằng Dần, nhớ đến anh Dậu” 3. Có ý tưởng hình dung sự việc định viết. Nó xảy ra như thế nào. Dự kến kể lại sự việc đó. Mỗi sự việc cần phải miêu tả như thế nào để gây được ấn tượng đặc biệt, phải giữ được sự liên kết câu trong đoạn văn cho mạch lạc, chặt chẽ. * Ghi nhớ. Sgk – 99. III. Luyện tập. Bài tập 1. a. + Đoạn văn trích từ văn bản tự sự Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê trong Ngữ văn 9. + Đoạn văn kể lại sự việc cô gái thanh niên xung phong thời chiến tranh chống Mĩ đang phá bom ở cao điểm để mở đường ra mặt trận. + Đoạn văn ở phần thân truyện. Trước và sau nó còn có những đoạn văn khác. b. Những sai xót về ngôi kể: Không thống nhất khi sử dụng ngôi kể thứ nhất (nhân vật kể xưng tôi) lại dùng các từ cô gái, cô, Phương Định để nói về mình. Cách sửa: chuyển các từ dùng không phù hợp ấy thành một trong các từ sau: tôi, mình. c. Bài học: Trong văn bản tự sự, cần nhất quán về ngôi kể để tạo sự thống nhất, chặt chẽ và thuyết phục. 4. Củng cố – Nhận xét: - Hệ thống lại nội dung: Theo yêu cầu bài học. - Nhận xét chung về giờ học. 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập còn lại. Làm phần Ôn tập VHDG.
Tài liệu đính kèm: