Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 3+4: Đọc văn bản và Thực hành tiếng việt Prô-Mê-Tê và Loài người

Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 3+4: Đọc văn bản và Thực hành tiếng việt Prô-Mê-Tê và Loài người

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đặc điểm truyện thần thoại

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật

- Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong chỉnh thể tác phẩm

- Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thuộc hai nền văn hóa khác nhau

3. Phẩm chất:

- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa

 

doc 15 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 3+4: Đọc văn bản và Thực hành tiếng việt Prô-Mê-Tê và Loài người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 3,4
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
PRÔ-MÊ-TÊ VÀ LOÀI NGƯỜI
(Thần thoại Hy Lạp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đặc điểm truyện thần thoại
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật
- Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong chỉnh thể tác phẩm
- Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thuộc hai nền văn hóa khác nhau
3. Phẩm chất: 
- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức trò chơi “Nhìn ảnh đoán nội dung”: Hình ảnh trong hình gợi nhắc đến vị thần nào trong thần thoại Hi Lạp. Đâu là vị thần mà em ấn tượng nhất? Vì sao?
 Thần Sét Thần Biển
Prô-mê-tê Apollo 
Asin
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe 
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài
- Thần Sét
- Thần Biển
-
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Hướng dẫn cách đọc văn bản trước ở nhà và tóm tắt văn bản 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
I. Đọc văn bản
- HS biết cách đọc thầm, trả lời được các câu hỏi trong hộp chỉ dẫn
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật
- Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong chỉnh thể tác phẩm
- Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thuộc hai nền văn hóa khác nhau
- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Câu 1: Hình dung về một vị thần
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Bạn đã từng hình dung thế nào về một vị thần? Nhân vật Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê trong “Prô-mê-tê và loài người” có làm cho hình dung đó của bạn thay đổi không? Vì sao? (Gv kết hợp sử dụng PHT số 1, Hs làm việc cá nhân)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS đọc thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
II. Suy ngẫm và phản hồi 
Câu 1: Hình dung về một vị thần
(PHT số 1)
Hình dung trước khi đọc bài
Hình dung sau khi đọc bài
- Trước đó, các vị thần trong trí tưởng tượng của tôi là những người vô cùng quyền năng, to lớn, mạnh mẽ và dữ tợn.
- Hình dung về vị thần xa lạ và khác xa với con người.
- Nhưng sau khi đọc Prô-mê-tê và loài người , tôi mới biết được thần linh cũng có thể đãng trí, sai lầm hay "đần độn' như Ê-pi-mê-tê hay có lòng tốt với con người, vui vẻ và gần gũi  như Prô-mê-tê.
- Hình dung về vị thần gần gũi hơn.
NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Câu 2: Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai nhân vật và cách xây dựng cốt truyện, nhân vật
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: 
Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. Từ đó, nhận xét về cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người.(Kết hợp sử dụng PHT số 2, Hs làm việc nhóm đôi)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS đọc thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Câu 2: Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai nhân vật và cách xây dựng cốt truyện, nhân vật
* Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai nhân vật
- Mặt đất còn khá vắng vẻ, tình cảnh buồn tẻ -> Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê xin phép U-ra-nôx tạo cho thế gian một cuộc sống đông vui hơn.
- Thần Ê-pi-mê-tê tranh việc làm trước->mọi giống loài được tạo ra hoàn hảo nhưng do tính đãng trí của Ê-pi-mê-tê mà loài người chưa có vũ khí gì để tự vệ-> Prô-mê-tê tái tạo cho con người đứng thẳng, có hình dáng thanh tao. Thần còn lấy lửa ban cho loài người
* Cách xây dựng cốt truyện: Cốt truyện đơn giản, xoay quanh việc các vị thần tạo ra muôn loài
* Cách xây dựng nhân vật: Nhân vật thần thoại vừa khác lạ (có những tài năng, phép thuật mà con người không có) nhưng cũng vừa gần gũi với con người (trong thế giới thần linh cũng có thần linh giỏi, nhìn xa trông rộng, nhưng cũng có vị thần đãng trí, lơ đễnh)
NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiểu đặc điểm nhân vật 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Nêu nội dung bao quát của truyện Prô-mê-tê và loài người. Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện này là gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS đọc thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Câu 3: Nội dung bao quát và thông điệp
- Nội dung bao quát của truyện Prô-mê-tê và loài người: Nói về việc các vị thần sáng tạo ra loài người và thế giới muôn loài
- Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện: Khát vọng lí giải nguồn gốc con người. con người là loài vật được thần linh ưu ái, ban cho thân hình đẹp đẽ, thanh tao và có một món quà đặc biệt hơn tất cả các loài vật khác: ngọn lửa
NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Câu 4: Nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới của người Hy Lạp xưa
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Truyện Prô-mê-tê và loài người giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS đọc thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Câu 4: Nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới của người Hy Lạp xưa
     Qua Prô-mê-tê và loài người ta thấy cách nhận thức và lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa chủ yếu dựa vào sự tưởng tượng của người xưa, xuất phát từ tình thương và mong muốn có một cuộc sống phong phú hơn, văn minh hơn, tươi sáng hơn của các vị thần.
NV5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Câu 5: Dấu hiệu nhận biết truyện thần thoại
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: GV phát PHT số 3- có thể dùng PHT ở phụ lục, Hs thảo luận nhóm 4-6 em
Tiêu chí
Dẫn chứng
Nhận xét
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS đọc thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Câu 5: Dấu hiệu nhận biết truyện thần thoại
Tiêu chí
Dẫn chứng
Nhận xét
Không gian
Mặt đất mênh mông dẫu đã có khá nhiều vị thần cai quản song vẫn còn hế sức vắng vẻ
Không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập
Thời gian
Thuở ấy thế gian mới chỉ có các vị thần
Thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng
Cốt truyện
tập trung nói về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê.
Cốt truyện đơn giản, xoay quanh việc các vị thần tạo ra muôn loài
Nhân vật
Thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê
Là các vị thần có sức mạnh phi thường
.
NV6: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Câu 6: Điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 tác phẩm thuộc hai nền văn hóa khác nhau
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai truyện Thần Trụ trời và Prô-mê-tê và loài người. (PHT số 4)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS đọc thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm 
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Câu 6: Điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 tác phẩm thuộc hai nền văn hóa khác nhau
* Điểm tương đồng
- Cả hai truyện đều thuộc thể loại truyện thần thoại.
- Cả hai truyện đều lí giải bằng trực quan và bằng tưởng tượng.
- Đều có những yếu tố tưởng tượng, hư cấu.
- Đều nói về sự tạo lập thế giới.
* Sự khác biệt:
Thần Trụ trời
Prô-mê-tê và loài người
- Thần thoại Việt Nam.
- Quá trình tạo lập trời và đất.
- Thần thoại Hy Lạp.
- Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài.
- Hình dung về các vị thần gần gũi hơn, có nhiều nét tương tự con người hơn
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
 Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
Câu 1: Prô-mê-tê và loài người là thần thoại của nước nào?
 Câu 2: Prô-mê-tê trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là gì?
Câu 3: Mối quan hệ giữa Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê là
Câu 4: Các loài vật được Ê-pi-mê-tê tạo ta bằng cách nào?
Câu 5: Ai đã làm con người đẹp đẽ hơn, thanh tao hơn các loài vật khác?
Câu 6: Để giúp con người mạnh hơn hẳn các con vật, Prô-mê-tê đã trao cho con người thứ gì?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
Câu 1: Hy Lạp
Câu 2: Người tiên đoán
Câu 3: Anh em
Câu 4: Lấy đất và nước nhào nặn
Câu 5: Prô-mê-tê
Câu 6: Ngọn lửa
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Ở phần khởi động có nhắc đến các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Em hãy sưu tầm thần thoại viết về các vị thần ấy
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm
- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức 
 Gợi ý: 
IV. Phụ lục
PHT số 1
PHT số 2
PHT số 3
PHT số 4

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_tiet_34_doc_van_ban_va_thuc_hanh_tien.doc