Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 4 Đọc hiểu: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 4 Đọc hiểu: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Tuần 2

Tiết 4

Đọc hiểu

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

Hiểu và nhớ được những đặt trưng cơ bản của văn học dân gian.

Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian. Đây là cơ sở để HS có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình.

Nắm được Kn về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam (có thể nhớ và có thể kể tên các loại, biết sơ bộ phân biệt thẻ loại này với thể loại khác).

B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

1. Phương pháp

Nêu ván đề + pháp vấn

 

doc 5 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 4975Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 4 Đọc hiểu: Khái quát văn học dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 4	 
Đọc hiểu
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Ngày soạn: 14/08/2010
Ngày giảng:16/08/2010
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
Hiểu và nhớ được những đặt trưng cơ bản của văn học dân gian.
Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian. Đây là cơ sở để HS có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình.
Nắm được Kn về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam (có thể nhớ và có thể kể tên các loại, biết sơ bộ phân biệt thẻ loại này với thể loại khác).
B. phương pháp, phương tiện
1. Phương pháp 
Nêu ván đề + pháp vấn
2. Phương tiện
SGK + SGV ngữ văn 10 (Tập I) + giáo án + Tranh ảnh lẽ hội dân gian
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
CH: Trình bày những nét khác biệt giữa 2 thời kỳ văn học trung đại và hiện đại.
Qua văn học, con người Việt Nam hiện lên ntn ?
3. Bài mới
Giới thiệu bài mới: VH DG là 1 bộ phận không thể thiếu trong tổng thể nền VH dân tộc, bởi đó là những sáng tác được cho ông ta gửi gắm tình cảm, quan niệm đạo lí, cốt cách về con người và nhân sinh quan. Vậy VHDG là những sáng tác ntn, biểu hiện và vai trò của nó ra sao trong đời sống dân tộc, chúng ta cùng tìm hiểu bài “ Khái quát VHDG Việt Nam”.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
? Dựa vào kiến thức đã học về VHDG, nhắc lại KN về VHDG ?
Hs trả lời.
? Truyền miệng là phương thức ntn ? Tại sao VHDG là sáng tác tập thể ? Vì Sao nói, VHDG là văn học của quần chúng lao động ?
Hs trả lời.
 ? VHDG Việt Nam là văn học của 54 dân tộc. Hãy kể tên 1 số tác phẩm VHDG tiêu biểu của các dân tộc anh em trên đất nước ta ?
Hs trả lời.
? VH DG có những đặc trưng cơ bản nào ? Em có nhận xét gì về cách biểu hiện của truyện Tấm Cám, Bánh chưng báng giày và các câu:
Chồng tôi áo rách tôi thương
Chồng người ấm gấm sông hương mặc người
? Điều đó thể hiện đặc trưng gì của VHDG ?
Hs trả lời.
? VHDG tồn tại và phát triển nhờ phương thức truyền miệng. Em hiểu gì về:
- Truyền miệng
- Cách thức truyền miệng
- Hình thức truyền miệng
GV có thể cho HS nghe hát 1 bài ca dao hoặc mô tả 1 cảnh trên chiếu chèo (Nếu đủ điều kiện)
Yêu cầu HS đọc mục 2 và trả lời
? Tập thể ở đây nên hiểu ntn ?
Hs trả lời.
? Quá trình sáng tác tập thể diễn ra ntn?
? Tập thể là những ai ?
? Với đời sống hàng ngày VHDG có quan hệ ntn ?
GV cho HS nghe 1 vài bài hát qua băng (nếu có điều kiện)
? VHDG gồm những thể loại nào ?
Gọi HS đọc
? Dựa vào SGK, hãy nói 1 cách ngắn gọn về từng thể loại của VHDG. Mỗi loại kể tên 1 tác phẩm tiêu biểu.
 GV yêu cầu HS dựa vào SGK để trả lời nhưng không đọc định nghĩa mà phải diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình.
GV nhận xét và lưu ý những điểm cơ bản về từng thể loại.
? Vì Sao nói: VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống ?
? Tính giáo dục của VHDG được thể hiện ntn ?
GV chú ý những giá trị con người: Lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung, vị tha, tính cần kiệm, óc thực tế
Yêu cầu HS đọc SGK
? VHDG có giá trị nghệ thuật ntn ?
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK
I. Văn học dân gian là gì ?
- K/n: VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể nhân dân sáng tác nhằm phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
+ Truyền miệng là truyền từ đời này sang đời khác, người này sang người khác không bằng viết mà bằng miệng.
+ Vì không có chữ viết, cha ông ta lưu truyền qua miệng, nên nảy sinh ý thức sửa văn bản cho hoàn chỉnh. Do đó sáng tác dân gian là sáng tác tập thể.
+ Vì nó luôn gắn bó với đời sống và tư tưởng, tình cảm của quần chúng, là hình thức nghệ thuật thể hiện “ ý thức cộng đồng” của các tầng lớp dân chúng.
TP’: Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Tấm Cám kho tàng truyện cổ tích,c a dao, tục ngữ, truyện cười (Kinh); Đẻ đất đẻ nước (Mường); Đam săn (Êđê, Tây Nguyên), Tiễn dặn người yêu (Thái)
II. Đặc trưng cơ bản của VHDG
+ Tính truyền miệng
+ Tính tập thể
1. Tính truyền miệng: VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
Cách thể hiện trong các văn bản đó đều được lựa chọn , sắp xếp phù hợp. Qua đó ta thấy như các nhân vật sự kiện diễn ra trước mắt, tạo cho ta có cảm xúc.
+ VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
+ VHDG tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng
- Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem. VHDG khi được phổ biến lại đã thông qua lăng kínhchủ quan của người truyền tụng nên thường được sáng tạo thêm.
- Truyền theo không gian: Là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác; Truyền theo thời gian là sự bảo lưu TP’ từ đời này qua đời khác, từ thời đại này qua thời đại khác.
- Thông qua diễn xướng dân gian. Tham gia diễn xướng dân gian ít là một, hai là nhiều, nhiều là cả 1 tập thể trong sinh hoạt VH cộng đồng.
Hình thức diễn xướng: Nói, kể, hát TP’ VHDG.
2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)
HS đọc
- Tập thể: 1 nhóm người (nghĩa hẹp), một cộng đồng dân cư (nghĩa rộng). Trong 1 tập thể nhỏ có thể chỉ ra tên cảu tưng người, nơi cư trú và hoàn cảnh riêng của họ.
- Cơ chế sáng tác: Tập thể bao gồm nhiều cá nhân nhưng không phải tất cả các cá nhân cùng 1 lúc tham gia sáng tác. Mỗi các nhân tham gia những thời điểm khác nhau. Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai đã từng là tác giả. TP’ VHDG trở thành của chung, ai cũng có thể tùy ý bổ xung, sửa chữa (theo hướng tích cực). Tác phẩm sau khi được sửa chữa thường hay hơn; được bổ xung đầy đủ, phong phú hơn.
- Tập thể là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia sáng tác. Nhưng trước đây, do người lao động không có “ phương tiện sản xuất tinh thần”(C.Mác) nên họ sáng tác VHDG và coi đó là con đường, là cách thức duy nhất để thỏa mạn nhu cầu thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật của mình. Vì vậy, ND lao động là lực lượng chính tạo ra kho tàng VHDG đồ sộ.
=> VHDG gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng: Những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi, Châu á hát tập thể, lễ hội (hò kéo lưới, hò chèo thuyền, hát giao duyên)
II. Hệ thống thể loại của VHDG Việt Nam.
Gồm 12 thể loại (HS đọc và thống kê theo SGK)
1. Truyện thần thoại: Truyện về các vị thần, nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên và XH. Ví dụ: Thần trụ trời
2. Sử thi: Truyện văn vần hoặc kết hợp văn vần với văn xuôi kể lại các sự kiện lịch sử. VD: Đam San, Đẻ đất đẻ nước
3. Truyền thuyết: Truyện văn xuôi kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. VD: Truyện An Dương Vương, Truyền thuyết Hồ Gươm
4. Cổ tích: Truyện văn xuôi kể về số phận các nhân vật, phản ánh cuộc đấu tranh XH và phản ánh ước mơ của nhân dân lao động. VD: Tấm Cám, Thạch Sanh
5. Truyện cười: Truyện gây cười nhằm giải trí hoặc phê phán. VD: Tam đại con gà, Trạng Quỳnh
6. Ngụ ngôn: Truyện ngụ những triết lí hoặc kinh nghiệm ở đời. VD: Treo biển, trí khôn
7. Tục ngữ: Văn vần, đúc kết kinh nghiệm cuộc sống. VD: Tay làm hàm nhai; Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
8. Câu đố: Văn vần, miêu tả sự vật theo lối ám chỉ, nhằm giải trí và rèn luyện khả năng liên tưởng suy đoán. VD: Vừa bằng cái vung mà vùng xuống ao (Mặt trăng)
9. Ca dao - dân ca: Văn vần, diễn tả tình cảm, thường có nhạc.
VD:
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
10. Vè: Văn vần, kể lại hoặc bình luận về các sự kiện, nhân vật
VD: Vè thằng nhác
11. Truyện thơ: Văn vần, vừa tự sự, vừa trữ tình, thường kể về những con người nghèo khó, thể hiện khát vọng tình yêu tự do. VD: Tiễn dặn người yêu (Thái)
12. Sân khấu chèo: Tác phẩm sân khấu DG kết hợp yếu tố trữ tình và trào lộng ca ngợi tấm gương đạo đức, phê phán mặt trái XH. 
VD: Quan âm thị kính
III. Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam.
1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
- Tri thức thuộc mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, XH và con người. Đó là những kinh nghiệm mà nhân dân đã đúc kết từ cuộc sống.
- Tri thức ấy được trình bày bằng nghệ thuật ngôn từ của nhân dân. Đất nước ta có 54 dân tộc anh em nên vốn tri thức DG vô cùng phong phú.
2. VHDG có giá trị sâu sắc về đạo lí làm người.
Giáo dục tinh thần nhân đạo và lạc quan, tôn vinh những giá trị con người, tình yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi bất công.
VD: Truyện Tấm Cám.
+ Giúp con người đồng cảm, chia sẻ với nỗi bất hạnh của Tấm.
+ Khẳng định phẩm chất của Tấm.
+ Lên án kẻ xấu, kẻ ác.
3. Giá trị nghệ thuật to lớn của VHDG đóng vai trò quan trọng trong nền văn học dân tộc.
- Văn học được chắt lọc, mài rũa trở thành những viên ngọc sáng.
- Nhiều tác phẩm trở thành mẫu mực về nghệ thuật.
- Truyện dân gian là tác phẩm được nhiều người yêu thích.
- Thơ ca dân gian mang đậm chất trữ tình làm say đắm lòng người.
* ghi nhớ
SGK trang 19
4. Củng cố
- Hệ thống ND: theo bài học
- Nhận xét chung
5. Dặn dò
Học bài. Làm các bài tập giờ tiếng Việt để luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4- Khai quat van hoc dan gian VN.doc